1- Tổng tài sản
1.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.2.1 Sự ổn định về chính trị - xã hội
Ổn định về chính trị, trật tự trị an xã hội, mối quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp nhân dân trong xã hội.... có tác động rất lớn đến sự phát triển và đảm bảo hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định luôn là tiền đề cho việc phát triển các hoạt động đầu tư, phát triển các hoạt động tích cực đối với việc thu hút đầu tư và phát triển của đất nước.
Ngoài ra tất cả các quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, vừa điều chỉnh hoạt động kinh tế vĩ mô. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh buộc phải chú ý đến phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến, tận dụng cơ hội, tránh thiệt hại nhằm phát triển kinh doanh của mình.
Sự thay đổi về môi trường chính trị hoặc pháp luật cũng có thể dẫn đến sự có lợi có thể dẫn đến sự có lợi cho một nhóm các doanh nghiệp này nhưng ảnh hưởng bất lợi đến một nhóm các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, với tư cách là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành mọi quy định của pháp luật. Tính nghiêm minh của Pháp luật thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng có tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.2 Sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì những điều kiện về vị trí giao thông, dân cư đông đúc, thông tin liên lạc phát triển, trình độ dân trí cao sẽ có nhiều kiện để phát triển kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém sẽ là nhân tố gây ra cản trở hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy rằng các yếu tố về cơ sở hạ tầng như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước… đều là những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
1.3.2.3 Sự phát triển của khoa học công nghệ
Thực tế đã chứng minh rằng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và tiến bộ khoa học công nghệ đã đóng góp rất lớn vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng vững chắc, công nghệ hiện đại thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát triển. Tuy vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật và tiến bộ khoa học công nghệ cũng phải phù hợp với trình độ chuyên môn của lực lượng lao động thì mới phát huy hết được khả năng, nâng cao được hiệu quả kinh doanh và tránh lãng phí.
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách liên tục, tránh lãng phí các nguồn lực, nhất là trong giai đoạn có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật tốt. Đồng thời, các nhà quả trị cũng phải quan tâm tới nhữn hao mòn vô hình do lạc hậu về kỹ thuật. Họ sẽ cân nhắc giữa những chi phí bỏ ra đổi mới tài sản và lợi ích thu được do tài sản đó đem lại so với tài sản cũ đã lạc hậu và ít tính năng hơn. Khoa học công nghệ tiến bộ sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm mà ít tiêu hao năng lượng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển, nhờ đó mà hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên.
1.3.2.4 Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, tình trạng lạm phát hoặc biến động về tiền tệ, các hoạt động của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia...Tất cả đều có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó là nhân tố tác động trực tiếp đến quyết định cung cầu của từng hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan Nhà nước phải làm tốt công tác dự báo, điều tiết các hoạt động đầu tư, tạo sự cân bằng giữa các vùng kinh tế, tạo môi trường bình đẳng đều là những vấn đề quan trọng tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn chung, các nhân tố về môi trường bên ngoài tạo ra nhiều cơ hội và những thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi tác động đến hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp.
1.3.2.5 Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng... Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố
này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2