Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 26 - 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây lạc được trồng rất lâu đời, là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế có giá trị đa dạng và phong phú, vì vậy cây lạc đang được trồng trên tất cả các vùng sinh thái của nước ta. Cây lạc chiếm khoảng 40% diện tích cây công nghiệp ngắn ngày [3]. Những năm trước đây Việt Nam còn thiếu về lương thực vì thế cây lạc chưa được quan tâm chú trọng đúng, năng suất, sản lượng lạc thấp. Những năm gần đây do có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất hàng hóa đã góp phần thúc đẩy tăng về diện tích, năng suất và sản lượng lạc. Lạc là cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm cho con người, là thức ăn chăn nuôi, đồng thời là cây cải tạo đất, là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao. Vì vậy, cây lạc là một trong 10 chương trình ưu tiên phát triển của nước ta.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây (2000 – 2012), sản xuất lạc của nước ta có nhiều biến động. Từ năm 2000 – 2005 có sự biến động lớn nhất về cả diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2005 diện tích lạc đạt 269,9 nghìn ha, năng suất đạt 18,1 tạ/ha và sản lượng 489,3 nghìn tấn. Cùng vào thời điểm này, Việt Nam đứng thứ 12 thế giới về diện tích và đứng thứ 9 về sản lượng. Những năm sau đó diện tích lạc có xu hướng giảm dần, nhưng năng suất và sản lượng lạc có những chuyển biến tích cực. Có được điều này là do việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo giống

cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2012, năng suất trung bình của cả nước đạt 21,3 tạ/ha, sản lượng đạt 470,6 nghìn tấn với diện tích trồng là 220,5 nghìn ha.

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam trong những năm gần đây

Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2000 244,9 14,5 355,3 2001 244,6 14,8 363,1 2002 246,7 16,2 400,4 2003 243,8 16,7 406,2 2004 263,7 17,8 469,0 2005 269,6 18,2 489,3 2006 249,3 18,7 464,9 2007 250,0 19,6 499,0 2008 256,0 20,9 533,8 2009 249,2 21,2 525,1 2010 231,0 21,0 485,7 2011 233,8 20,9 486,7 2012 220,5 21,3 470,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2013)

Trong giai đoạn từ 2003 – 2008, sản xuất lạc ở Việt Nam có những chuyển biến tích cực về năng suất và sản lượng. Tuy diện tích có những năm có chiều hướng giảm nhưng năng suất và sản lượng có chiều hướng tăng lên rõ rệt. Năm 2008, diện tích trồng lạc (256 nghìn ha) có giảm nhưng năng suất (20,9 tạ/ha) và sản lượng (533,8 nghìn tấn) không ngừng được tăng lên . Mặc dù năng suất và sản lượng của nước ta có tăng nhưng so với các nước đứng đầu vẫn còn thấp.

Về phân bố ở nước ta, cây lạc được trồng từ Bắc tới Nam, từ đồng bằng Trung Du Bắc Bộ, Trung Bộ cho đến miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên diện tích,

năng suất và sản lượng lạc của các vùng sinh thái vẫn có sự chênh lệch nhau đáng kể. Sản xuất lạc ở Việt Nam chia thành 6 vùng chính gồm [5].

- Vùng đồng bằng sông Hồng: Lạc được trồng tập trung ở các tỉnh như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội với tổng diện tích 20,2 nghìn ha chiếm 2,56 %, sản lượng 72,8 nghìn tấn chiếm 13,86 % sản lượng lạc cả nước. Vài năm trở lại đây diện tích trồng lạc của vùng có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2007 diện tích đạt 34,7 nghìn ha, đến năm 2010 diện tích lạc giảm xuống còn 20,2 nghìn ha. Ngược lại với diện tích thì năng suất lạc năm sau lại cao hơn năm trước. Năm 2010 năng suất đạt 24,1 tạ/ha. Tuy nhiên do diện tích giảm nên sản lượng của vùng giảm xuống còn 72,8 nghìn tấn, giảm 5,2 nghìn tấn so với năm 2007 và 9,6 nghìn tấn so với năm 2008.

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Lạc được trồng chủ yếu ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang…Với diện tích 50,2 nghìn ha, chiếm 20,22 % và sản lượng 90,5 nghìn tấn chiếm 16,43 % sản lượng lạc cả nước. Đây là vùng có diện tích cũng như sản lượng đứng thứ 2 cả nước.

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Là vùng trồng lạc trọng điểm của cả nước, bởi vùng này có diện tích cũng như sản lượng lạc lớn nhất cả nước, lạc được trồng chủ yếu ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định với tổng diện tích 102,3 nghìn ha, chiếm 43,42 % và sản lượng đạt 202,0 nghìn tấn, chiếm 40,07 % sản lượng lạc cả nước, trong đó Nghệ An có diện tích cao nhất (23,8 nghìn ha).

Bảng 1.4. Diện tích của các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 ha)

Năm

Vùng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đồng bằng sông Hồng 36,5 37,6 33,0 34,7 34,5 31,3 20,2 Trung du và miền núi

phía Bắc 39,3 42,8 41,6 44,2 50,5 50,4 50,2

BTB và DH miền Trung 111,3 116,0 107,1 111,2 107,3 108,2 102,3

ĐB sông Cửu Long 12,9 13,9 12,0 13,6 13,9 12,5 11,3

Tây Nguyên 25,3 24,5 23,1 21,0 19,5 17,7 16,7

Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2015

- Vùng Tây Nguyên: trồng lạc chủ yếu ở Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông với tổng diện tích toàn vùng là 16,7 nghìn tấn chiếm 7,1%, là vùng có sản lượng lạc thấp nhất cả nước (29,3 nghìn tấn) chiếm 5,79%.

- Vùng Đông Nam Bộ: lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh Bình Dương, Bình Thuận và Tây Ninh với tổng diện tích đạt 20,5 nghìn ha, chiếm 11,68%. Đây là vùng có diện tích đứng thứ 4 về diện tích và đứng thứ 3 về sản lượng lạc của cả nước.

- Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long: lạc được trồng chủ yếu ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh với tổng diện tích 11,3 nghìn ha chiếm 5,02%, sản lượng đạt 39,5 nghìn tấn chiếm 7,88% sản lượng lạc cả nước. Đây là vùng có diện tích trồng lạc thấp nhất cả nước nhưng lại có năng suất cao nhất cả nước (35,6 tạ/ha) năm 2010.

Hiện nay, lạc được trồng hầu hết ở các vùng sinh thái nông nghiệp, diện tích lạc chiếm 28% diện tích cây công nghiệp hàng năm. Phương hướng phát triển cây lạc của Việt Nam trong những năm tới cần tăng diện tích trồng lạc hơn nữa, bố trí chủ yếu ở các vùng Duyên hải Trung Bộ và Đông Nam Bộ vì đây là cây lấy dầu chủ lực chỉ sau đậu tương có giá trị xuất khẩu cao. Trong các cây trồng hàng năm, xuất khẩu lạc đứng thứ 2 sau cây lúa và xuất khẩu lạc đứng thứ năm trong 25 nước trồng lạc châu Á.

Bảng 1.5. Sản lượng của các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 tấn)

Năm Vùng

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đồng bằng sông Hồng 79,9 79,7 73,7 78,0 82,4 72,8 72,8 Trung du và miền núi

phía Bắc 62,3 64,0 60,1 70,2 85,3 86,3 90,5

Đông Nam Bộ 91,5 85,5 75,0 82,0 84,2 83,8 51,6 ĐB sông Cửu Long 34,2 40,4 35,8 42,9 43,4 41,4 39,5

Tây Nguyên 17,3 33,8 33,1 32,9 30,9 30,4 29,3

Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2015

Mặc dầu năng suất và sản lượng lạc của nước ta có tăng nhưng so với các nước đứng đầu thế giới thì vẫn còn ở mức thấp. Trong thời gian tới lạc vẫn là cây giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nước ta, do nó mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như có nhiều lợi thế cạnh tranh đặc biệt trên đất nghèo dinh dưỡng, đất cằn, những vùng tưới tiêu gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w