3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.9. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc
Từ kết quả phân tích trên cho chúng tôi thấy: Sâu bệnh gây hại cũng phụ thuộc nhiều vào giống, thời tiết và chế độ dinh dưỡng. Do có bộ lá mỏng, thân bán đứng nên giống lạc L14, L20 dễ bị sâu hại cắn phá hơn so với giống lạc L26 có gân lá dày, thân đứng. Ngoài ra do chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ, cây sinh trưởng phát triển kém nên công thức phân 1 trên cả 3 giống cũng dễ bị bệnh gây hại, ngược lại do bón quá lượng NPK cần nên công thức 4 đối với 2 giống lạc L14, L20 cũng xảy ra nhiều sâu bệnh hại hơn.
3.9. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của cácgiống lạc giống lạc
Năng suất được cấu thành từ các yếu tố như: mật độ cây/m2, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả. Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có quy luật riêng nhưng lại có quan hệ với nhau. Trong đó, số cây/m2 ổn định, khối lượng 100 quả ít thay đổi do đặc tính di truyền của giống. Riêng số quả chắc/cây là dễ tác động để thay đổi nhất. Vì vậy, trong sản xuất lạc, người ta thường quan tâm đến việc tạo điều kiện thuận lợi để làm tăng số quả chắc/cây [4].
Chỉ tiêu số quả chắc/cây chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố phân bón, nhất là sử dụng phân bón cân đối và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, là tiền đề giúp cây khai thác triệt để tiềm năng năng suất của giống [11].
Dựa trên kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.10, chúng tôi có nhận xét ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất như sau:
Tổng số quả trên cây: biểu hiện số hoa hữu hiệu trên cây và khả năng đậu quả của các dòng, giống. Số quả/cây là một chỉ tiêu quan trọng, nó phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng dòng, giống và điều kiện ngoại cảnh.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, tổng số quả/cây của các giống giao động từ 14,29 – 15,26 quả, cao nhất giống L20 đạt trung bình 15,26 quả, tiếp đến là giống L26 đạt 14,97 quả, thấp nhất là giống đối chứng L14 đạt 13,7 quả, sai khác có ý nghĩa ở mức LSD0,05.
Trên cùng một giống các công thức phân bón khác nhau cho số quả khác nhau. Mức phân bón 4 (1200 kg NPK/ha) có tổng số quả trên cây cao nhất (15,51 quả/cây) và đạt thấp nhất ở mức bón 1 (600 kg NPK/ha ) đạt (14,11 quả/cây) các công thức còn lại giao động (14,6 – 15,15 quả/cây). Ảnh hưởng của 2 yếu tố phân và giống cho thấy, các mức phân bón 1200 kg NPK/ha trên các giống L26 cho số cao nhất (16,03 quả/cây), thấp nhất ở giống L14 công thức phân 1 (13,86 quả/cây).
Số quả chắc trên cây: là một trong những yếu tố quyết định năng suất lạc. Số quả chắc trên cây phụ thuộc vào giai đoạn từ ra hoa đến khi quả chín, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền giống, điều kiện thời tiết và kĩ thuật chăm sóc.
Số quả chắc trên cây của các giống lạc tham gia thí nghiệm giao động từ 12,48 – 13,7 quả/cây có sai khác ở mức ý nghĩa LSD0,05, cao nhất là giống L26 đạt trung bình 13,70 quả/cây, thấp nhất là giống L14 đạt 12,48 quả/cây. Giống L20 đạt trung bình 13,58 quả/cây. Như vậy giống lạc L20 tuy có số tổng quả/ cây cao nhưng số quả chắc trên cây lại thấp hơn so với giống L26 là 0,12 quả. Trong cùng một giống các công thức phân bón khác nhau cho số quả chắc trên cây khác nhau có sai khác ở công thức phân 1 và 2 so với công thức phân 3 và 4. Số quả chắc trên cây đạt cao nhất ở công thức 4 và công thức 3 đều có cùng giá trị là (13,73 quả/cây), tiếp đến là công thức phân 2 (13,00 quả/cây), thấp nhất là công thức phân 1 (12,55 quả/cây).
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc Chỉ tiêu Công thức Tổng quả (quả/ cây) Số quả chắc (quả/ cây) KL 100 quả (gram) KL 100 hạt (gram) Tỷ lệ nhân (%) P1 L26 13,70e 12,60cde 233,10a 81,23a 69,65 L14 13,86de 11,93e 170,19b 66,5c 78,20 L20 14,73bcde 13,13bcde 174,26b 69,07bc 79,12 P2 L26 14,86abcde 13,20bcde 229,97a 81,90a 70,02 L14 14,00de 12,40de 171,85b 67,33c 78,58 L20 14,93abcd 13,40bcd 174,74b 69,03bc 79,73 P3 L26 15,25abc 14,13ab 234,80a 83,37a 71,81 L14 14,66cde 13,06bcde 176,87b 69,67bc 79,08 L20 15,66abc 14,00ab 178,83b 71,43b 79,28 P4 L26 16,03a 14,86a 235,33a 84,63a 71,89 L14 14,76bcde 12,53cde 172,30b 68,03bc 78,84 L20 15,73ab 13,80bcd 176,57b 69,77bc 79,01 TBG L14 14,29b 12,48b 173,15c 68,00c - L20 15,26a 13,58a 176,03b 69,82b - L26 14,97a 13,70a 234,50a 82,69a - TBP P1 14,11c 12,55b 192,60b 72,26c - P2 14,60bc 13,00b 194,25ab 72,72bc - P3 15,15ab 13,73a 196,65a 74,91ab - P4 15,51a 13,73a 19,73ab 74,13a - LSD0,05 G 0,60 0,86 2,77 1,54 - P 0,67 0,69 3,15 3,13 - G&P 1,17 1,34 8,30 8,30 - CV% 4,61 5,75 5,30 5,30 -
Hình 3.5. Ảnh hưởng của phân bón đến số quả của các giống lạc tham gia thí
nghiệm
Hình 3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến P 100 quả, 100 hạt của các giống lạc
tham gia thí nghiệm
Đánh giá tương tác giữa giống và phân cho thấy số quả chắc đạt cao nhất ở công thức 4 ở giống L26 (14,86 quả) công thức này không cho quả chắc cao
nhất cho giống L20, L14. Mức phân cho quả chắc cao nhất ở hai giống này là mức phân 3 đạt lần lượt là 13,06 – 14,00 quả/cây.
Đây là thí nghiệm hai nhân tố nên chúng tôi xét về tương quan giữa các giống và các mức phân với nhau cho thấy không có ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên khi so sánh các cặp với nhau thì các mức phân 3 và 4 trên tất cả các giống đều cho sai khác với các công thức còn lại, nhưng tương tác giữa chúng không có sự sai khác.
Khối lượng 100 quả: là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, có tương quan chặt chẽ đến năng suất lạc, dùng để so sánh tiềm năng năng suất giữa các giống. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của các giống, chế độ canh tác ảnh hưởng không lớn lắm.
Khối lượng 100 quả của các giống lạc tham gia thí nghiệm dao động từ 173,15 – 234,5 gam, cao nhất là giống lạc L26 (234,5 g), thấp nhất là giống đối chứng L14 (173,4g). Giống L20 có khối lượng 100 quả đạt 176,03 gam, có ý nghĩa ở mức LSD0,05. Trên cùng một giống các công thức phân không có sai khác về mặt ý nghĩa, do khối lượng 100 quả không ảnh hưởng nhiều đến chế độ canh tác mà chủ yếu phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống.
Khối lượng 100 hạt: là kết quả của quá trình tích lũy chất khô trong cây. Nó là chỉ tiêu đánh giá kích thước nhân, có ý nghĩa quan trọng trong xuất khẩu lạc trên thị trường hiện nay. Khối lượng 100 hạt do bản chất di truyền của giống quyết định.
Khối lượng 100 hạt cũng tương tự như khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt của các giống cao nhất ở giống L26 đạt 82,69 gam, tiếp đến là giống L20 đạt 69,82g. Giống đối chứng L14 có khối lượng 100 hạt là 68,00 gam, có sai khác về mặt thống kê. Tương tác giữa các mức phân không có sự sai khác. Xét tương tác giữa giống và phân cho kết quả là công thức phân 4 giống lạc L26 (P4G30), phân 3 giống lạc L20 (P3G2), phân 3 giống lạc L14 (P3G1) có khối lượng 100 quả cao nhất lần lượt là 84,63g; 69,67g; 71,43g và sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại. Nhưng các công thức này tương tác với nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tỷ lệ nhân: Phản ánh mối quan hệ giữa hạt và quả, là % khối lượng hạt so với khối lượng quả của mỗi giống. Tỷ lệ này là yếu tố quyết định trực tiếp đến năng suất lạc nhân, nó cũng nói lên vỏ quả dày hay mỏng. Tỷ lệ nhân do đặc điểm di truyền của giống quyết định. Các giống khác nhau có tỷ lệ nhân khác nhau. Do vậy, trong chọn tạo giống các nhà khoa học chọn lọc theo hướng có tỷ lệ nhân cao.
Tỷ lệ nhân của các giống có tỷ lệ nghịch với khối lượng 100 quả và 100 hạt. Giống L26 có khối lượng 100 quả, 100 hạt cao nhưng tỷ lệ nhân thấp do vỏ dày đạt 70,84%, tỷ lệ nhân cao nhất ở giống lạc L20 đạt 79,28%, giống đối chứng L14 đạt 78,67%. Tương tác giữa giống và phân cho kết quả như sau: giống L20 đạt cao nhất ở mức phân 3 (79,28%), tiếp đến là giống L14 (79,08%) ở mức phân 3. Giống L26 cho tỷ lệ nhân cao nhất ở mức phân 4 đạt 71,89%.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc. Các giống lạc L14, L20 đều cho P 100 quả, P 100 hạt, số quả chắc, tỷ lệ nhân đạt cao nhất ở công thức 3, giống lạc L26 lại cho các yếu tố cấu thành năng suất đạt cao nhất ở mức phân 4, chứng tỏ khi bón phân cân đối hợp lý đều cho các yếu tố cấu thành năng suất đạt cao nhất làm cơ sở cho việc xác định công thức bón cho từng giống sau này.