Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 84 - 88)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các

thu của các giống lạc

Năng suất là kết quả cuối cùng để đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhất về toàn bộ các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Năng suất phản ánh đầy đủ các khả năng sống, cũng như tác động của các yếu tố ngoại cảnh đến lạc. Năng suất thực thu là mục tiêu mà nhà chọn giống và người sản xuất quan tâm với mục đích cuối cùng là làm sao để có năng suất thực thu cao nhất. Bởi đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của các công thức đó trong sản xuất. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả như bảng 3.11.

Năng suất cá thể

Năng suất cá thể là số gam quả khô thu được trên một cây trong một vụ thu hoạch. Đây là đơn vị nhỏ nhất tạo nên năng suất và cũng quyết định năng

suất quần thể lạc. Nó là chỉ tiêu trực tiếp để tính năng suất lý thuyết. Năng suất cá thể thay đổi tùy giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp canh tác.

Năng suất cá thể của các giống tham gia thí nghiệm giao động (15,45 g – 16,31 g) cao nhất vẫn ở giống L26 đạt 16,31 g, thấp nhất là giống L14 (15,45 g) giống lạc L20 có năng suất cá thể đạt 15,62 g. trên cùng một giống các công thức phân khác nhau cho năng suất cá thể khác nhau. Công thức phân 3 cho năng suất cá thể đạt cao nhất (16,43 g), tiếp đến là công thức phân 4 (16,15g) thấp nhất là công thức phân 1 (14,98 g). Đây là thí nghiệm hai nhân tố nên xét tương quan giữa giống và phân cho thấy. Các công thức tham gia thí nghiệm biến động trung bình từ 14,49 – 17,02 gam/cây cao nhất là giống L26 ở công thức 4 (P4G3) đạt 17,02g, tiếp đến là giống L20 trên công thức 3 (P3G2) đạt 16,65g, giống đối chứng L14 có năng suất cá thể cao nhất cũng ở công thức 3 đạt 16,02 gam/cây.

Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng năng suất của các dòng, giống. Nó là giới hạn năng suất của một giống cây trồng cụ thể trong một điều kiện cụ thể nhất định. Năng suất lý thuyết và năng suất cá thể có mối tương quan thuận với nhau. Năng suất này được tính từ năng suất cá thể dựa trên mật độ gieo trồng trên đồng ruộng.

Năng suất lý thuyết của các giống tham gia thí nghiệm cao, giao động trung bình từ 61,69 – 65,24 tạ/ha, cao nhất ở giống L26 đạt 65,24 tạ/ha, thấp nhất là giống đối chứng L14 đạt trung bình 61,69 tạ/ha. Giống lạc L20 có năng suất lý thuyết đạt trung bình 62,39 tạ/ha, giống lạc L26 và giống lạc L14 cho sai khác về mặt thống kê. Năng suất lý thuyết cũng đạt cao nhất ở công thức phân 3 (65,71 tạ/ha) tiếp đến là công thức phân 4 (64,71 tạ/ha) hai công thức còn lại giao động (59,90- 62,06 tạ/ha).

Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lý thuyết lạc thể hiện rõ, mức bón 1000 – 1200 kg NPK/ha đạt năng suất lý thuyết cao nhất trên cả ba giống lạc tham gia thí nghiệm. Giống L26 có năng suất đạt cao nhất ở nền phân 1200 kg NPK/ha đạt 66,72 tạ/ha.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực

thu của các giống lạc Chỉ tiêu Công thức Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) P1 L26 15,57 62,28abc 38,6de L20 14,87 59,48bc 36,7efg L14 14,49 57,96c 34,2g P2 L26 15,97 63,88abc 40,3cd L20 15,36 61,44abc 38,6fg L14 15,02 60,08abc 35,8ab P3 L26 16,68 66,72bc 43,6bc L20 16,65 66,60abc 42,4de L14 15,96 63,84abc 38,6a P4 L26 17,02 68,08a 45,2a L20 15,85 63,40abc 41,3 L14 15,58 62,32abc 36,7 TBG L14 - 61,69b 36,32 L20 - 62,39ab 39,75 L26 - 65,24a 41,92 TBP P1 - 59,90b 36,50 P2 - 62,06ab 38,23 P3 - 65,71a 41,53 P4 - 64,74ab 41,06 LSD0,05 G - 3,40 1,69 P - 5,40 1,48 G&P - 8,22 2,78 CV% - 7,2 6,7

Hình 3.7. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

của các giống lạc

Hai giống còn lại cho năng suất đạt cao nhất ở mức phân 1000 kg NPK/ha đạt lần lượt là 64,08 – 66,60 tạ/ha, có sai số ý nghĩa ở mức LSD0,05.

Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là lượng sản phẩm thu được thực tế trên một đơn vị diện tích, nó phản ánh xác thực và khách quan nhất sự sai khác về năng suất của các dòng, giống trong cùng một điều kiện môi trường. Năng suất thực thu phụ thuộc vào bản chất di truyền của các giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kĩ thuật. Năng suất thực thu là mục tiêu mà nhà chọn giống và người sản xuất quan tâm với mục đích cuối cùng là làm sao để có năng suất thực thu cao nhất. Bởi đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của các dòng, giống đó trong sản xuất.

Năng suất thực thu giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 36,32 – 41,92 tạ/ha. Trong đó, giống có năng suất cao nhất là giống L26 đạt trung bình (41,92 tạ/ha), tăng so với công thức đối chứng L14 là 5,6 tạ/ha. Giống lạc L20 đạt năng suất trung bình là 39,75 tạ/ha, sai khác có ý nghĩa ở mức LSD0,05

Trên cùng một giống khi tăng lượng phân bón thì năng suất thực thu cũng tăng lên và có ý nghĩa ở mức LSD0,05. Ở mức phân 3 cho năng suất thực thu đạt cao nhất (41,53 tạ/ha), tiếp đến là công thức 4 ( 41,06 tạ/ha), mức phân 1 cho năng suất thực thu thấp nhất (36,5 tạ/ha). Khi phân tích tương tác giữa giống và phân cho thấy: Giống L26 trên nền phân bón 1200 kg NPK/ha đạt năng suất thực thu cao nhất (45,2 tạ/ha) và sai khác có ý nghĩa so với mức phân bón 600 – 800 kg NPK/ha. Giống L20, L14 có năng suất thực thu đạt cao nhất ở mức phân 1000 kg NPK/ha lần lượt là 38,6 – 42,4 tạ/ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 84 - 88)