3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các
Thân vừa là khung nâng đỡ toàn bộ cây, vừa làm nhiệm vụ vận chuyển các chất đồng hóa từ lá về quả, hạt. Đồng thời vận chuyển các chất khoáng, nước từ rễ về lá và đỉnh sinh trưởng của cây.
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện đặc điểm di truyền của giống trong cùng điều kiện sinh thái. Chiều cao cây phản ánh mối tương quan giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu chiều cao thân chính tăng trưởng quá mạnh hoặc quá yếu thì đều ảnh hưởng tới khả năng ra hoa kết quả của lạc. Chiều cao cây hợp lý sẽ làm tăng khả năng chống đổ của cây, tăng số lá hữu hiệu, làm tăng khả năng quang hợp là tiền đề cho năng suất sau này.
Tốc độ tăng trưởng của thân tăng dần trong thời kì sinh dưỡng (thời kì cây con) và đạt cao nhất trong thời kì hoa rộ. Trong thời kì chín nếu gặp điều kiện thuận lợi tốc độ tăng chiều cao thân lại tăng lên.
Thân mọc nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ: thân mọc nhanh ở nhiệt độ cao, mọc chậm ở nhiệt độ thấp. Ở các tỉnh phía Bắc, vụ lạc xuân cây tăng trưởng chiều cao cho tới khi thu hoạch, nhưng trong vụ thu, cây gần như không tăng trưởng chiều cao trong thời kì chín. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính thể hiện ở bảng 3.3.
Qua bảng 3.3 cho chúng tôi thấy: Ở công thức 4 có mức phân bón cao nhất tương đương với cây lạc có chiều cao lớn nhất ở tất cả các giống lạc tham gia thí nghiệm. Tuy nhiên ở các giai đoạn khác nhau sự sinh trưởng khác nhau biểu hiện ở giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn sau gieo 15 ngày: chiều cao cây giai đoạn này dao động trong khoảng 4,16 – 5,3cm phụ thuộc vào từng giống và mức phân bón khác nhau (kết quả phân tích cho thấy có sự sai khác ở mức ý nghĩa LSD0,05). Giống lạc L26, L20, L14 đều cho chiều cao tối đa ở mức phân bón 1200 kg/ha đạt chiều cao tương ứng với từng giống là 5,4 cm; 4,7 cm; 4,61 cm và thấp nhất ở mức phân bón 600 kg NPK/ha đạt chiều cao 4,16 cm; 4,42 cm; 4,52 cm tương ứng với giống lạc L20 – L14 – L26. Trung bình giống có chiều cao cây cao nhất là L26 (44,92 cm) và trung bình mức phân bón cho chiều cao cây cao nhất là P4 (4,9 cm).
Giai đoạn sau gieo 25 ngày: Chiều cao cây trên các công thức giao động trong khoảng 8,3 – 9,5 cm. Ở các giống khác nhau cho chiều cao cây khác nhau ở mức sai khác có ý nghĩa LSD0,05, giống có chiều cao cây lớn nhất là giống L26 trên mức phân 1200 kg NPK đạt 10,46 cm. Thấp nhất là giống lạc L14 ở mức phân 600 kg NPK đạt 8,35 cm.
Giai đoạn sau gieo 35 ngày: chiều cao thân chính biến động từ 18,2 – 22,22 cm, có sai khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa LSD0,05. Trong đó, cao nhất là giống lạc L26 ở mức phân 4, thấp nhất là giống lạc L14 ở mức phân 1.
Giai đoạn sau gieo 45 ngày: Ở thời kỳ này chiều cao cây của các giống lạc thí nghiệm đều đã tăng nhanh và có sự biến động lớn trên tất cả các mức bón phân, dao động từ 24,34 – 28,7 cm. Trong đó, L26 là giống có chiều cao lớn nhất ở tất cả các mức bón phân, trung bình đạt 27,48 cm và có sự sai khác ở mức ý nghĩa LSD0,05 với các giống còn lại; tiếp đến là các giống L20, L14.
Giai đoạn sau gieo 55 ngày: Giai đọan này cây lạc sinh trưởng cũng như phát triển mạnh nhất so với thời kỳ trước thời kỳ này chiều cao cây tăng hơn khoảng 10 – 12 cm. Ở giai đoạn này giống có chiều cao cây cao nhất là L26 trung bình đạt 36,71 cm, cao hơn hẳn so với 2 giống còn lại. So sánh giữa các mức phân bón cho thấy ở mức phân 3 và 4 trung bình là 34,32 và 34,55 cm cao hơn ở công thức 1 và 2 đạt trung bình là 33,43 và 33,78 cm. So sánh tương tác giữa giống và phân bón cho thấy giống L26 ở mức phân P4 chiều cao cây cao nhất đạt 37,59 cm và thấp nhất là giống L14 ở mức phân P1 đạt 32,12 cm.
Giai đoạn sau gieo 65 ngày: Ở giai đoạn này cây lạc đang trong thời kỳ hình thành củ sự phát triển thân lá với tốc độ nhanh chóng. Giống lạc L26 tuy vẫn vượt trội về chiều cao so với giống L14, L20 nhưng giai đoạn này lại tăng trưởng chậm hơn so với các giống khác từ 1 – 2 cm. Khi xử lý thống kê cho thấy các giống cũng như các mức phân có sự sai khác ở mức ý nghĩa LSD0,05, cao nhất vẫn ở công thức 4, thấp nhất ở công thức 1. Giống L26 là giống cho chiều cao thân chính cao nhất ở công thức 4 (43,21 cm), thấp nhất ở giống lạc L14 (41,2 cm).
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao thân
chính của các giống lạc tham gia thí nghiệm (cm) Chỉ tiêu
Công thức
Ngày sau gieo
15 25 35 45 55 65 75 85 95 P1 L26 4,52cd 9,72b 20,14ad 26,67bc 35,85 42,65 44,77 46,22 47,06bcd L14 4,42cd 8,35bc 18,2e 24,34f 32,12 41,20 43,17 44,46 45,25ef L20 4,16d 9,42d 18,66de 25,82cf 32,32 41,54 43,84 45,27 46,31def P2 L26 4,69bc 10,20a 20,29abc 27,41ab 36,34 42,81 45,05 46,37 47,10bc L14 4,40cd 8,59bc 18,59de 24,76ef 32,54 41,78 43,40 44,48 45,40ef L20 4,44cd 9,32d 18,95cde 25,91bcd 32,48 41,93 44,26 45,70 46,57cde P3 L26 4,50ab 10,36a 20,59ab 27,52ab 37,07 43,02 45,19 47,12 47,99a
L14 4,52cd 8,65bc 18,86cde 25,19def 32,71 42,19 43,97 45,21 46,27def L20 4,66bcd 9,31d 18,98be 26,04bcd 33,19 42,42 44,60 46,08 47,38b P4 L26 5,4a 10,46a 21,22a 28,27a 37,59 43,21 45,44 47,37 48,24a L14 4,70bc 9,18bc 19,04be 25,60cde 32,75 42,69 44,35 45,65 46,54cde L20 4,61bcd 9,56c 19,33be 26,2cd 33,31 42,44 44,76 46,24 47,40a TBG L14 4,51a 8,69a 18,67c 25,01c 32,53c 41,95b 43,72c 44,94c 45,85a L20 4,46a 9,40b 19,00b 25,95b 32,82b 42,08b 44,37b 46,06b 46,89b L26 4,92b 10,12c 20,50a 27,48a 36,71a 42,88a 45,11a 46,77a 47,60c TBP P1 4,36c 9,16c 19,00c 25,53d 33,43d 41,74d 43,92d 46.17b 45,31bc P2 4,51b 9,35b 19,28b 26,14c 33,78c 42,17c 44,24c 46,35b 45,51b P3 4,75a 9,37b 19,54a 26,32b 34,32b 42,54b 44,58b 47,20a 46,47a P4 4,90a 9,73a 19,84a 26,60a 34,55a 42,77a 44,86a 47,39a 46,40a LSD0,05 G 0,32 0,17 0,42 0,55 0,28 0,48 0,33 0,52 0,64 P 0,19 0,14 0,30 0,24 0,39 0,22 0,26 0,59 0,65 G&P 0,22 0,24 0,52 0,42 0,68 0,51 1,66 1,61 0,60 CV% 13,9 11,5 12,4 11,2 11,1 11,2 12,2 11,62 12,66
Giai đoạn sau gieo 75 ngày: Giai đoạn này chiều cao cây tăng không đáng kể khoảng từ 2 – 4 cm tùy vào từng giống và từng mức phân. Chiều cao cây vẫn tăng dần theo mức phân bón và giao động trong khoảng (43,17 – 45,44 cm) đạt cao nhất ở mức phân 4 giống L26 (45,44 cm), thấp nhất ở mức phân 1 giống L14 đạt 43,17 cm. Các công thức còn lại đạt khoảng (43,4 – 44,76 cm).
Giai đoạn sau gieo 85 – 95 ngày: Hai giai đoạn này khi theo dõi chiều cao cây chúng tôi thấy, cũng có sự khác nhau giữa các giống lạc trong cùng mức bón
phân bón, nhưng sự chênh lệch giữa các giống không lớn, chỉ hơn thời kỳ trước 1 – 2 cm. Chiều cao cây trung bình giữa các giống dao động trong khoảng 45,85 đến 47,60 cm. Đạt cao nhất vẫn là giống L26 và thấp nhất là L14. Ở các mức phân bón P3 và P4 chiều cao cây trung bình (46,47 và 46,40 cm) cao hơn hẳn so với các mức P1 và P2 (45,31 và 45,51 cm). Xét tương tác giữa giống và phân bón cho thấy giống L26 ở mức phân P3 và P4 cho chiều cao cây cao nhất (47,99 cm và 48,24 cm) cao hơn hẳn các công thức khác, giống L14 ở mức phân P1 và P2 là thấp nhất (45,25 cm và 45,44 cm).
Từ kết quả phân tích trên chúng tôi có nhận xét một cách tổng quát như sau: chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống lạc thí nghiệm cũng như ở các mức phân bón có sự sai khác nhau khá lớn. Các giống lạc thí nghiệm đều có sự tăng trưởng về chiều cao khi tăng mức phân bón lên cao, đạt cao nhất là ở mức phân P4. Giống tăng trưởng mạnh nhất là L26 và chậm nhất là L14. Mỗi thời kỳ sinh trưởng khác nhau, chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống trên từng mức phân bón cũng khác nhau. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống đều theo một quy luật chung là chiều cao cây tăng mạnh nhất vào giai đoạn cây lạc 45 – 65 ngày, sau đó tốc độ tăng chậm dần cho đến lúc sắp thu hoạch.