Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của các giống lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 57 - 61)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của các giống lạc

Lá là cơ quan quan trọng của cây làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ tạo nên sinh khối của cây. Có khoảng 90 – 95 % khối lượng chất khô dự trữ trong cây là sản phẩm quang hợp của lá cây. Ngoài ra bộ lá còn ảnh hưởng tới khả năng chống chịu và chất lượng của sản phẩm sau thu hoạch.

Lá cây được mọc từ thân chính và cành. Trên thân chính, số lá có thể đạt 20 – 25 lá. Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50 – 80 lá.

Số lượng lá trên cây chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm của giống. Mỗi giống có số lá nhất định, động thái ra lá của các giống cũng khác nhau ở từng thời kì sinh trưởng. Theo dõi sự phát triển của bộ lá của các dòng, giống tham gia thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.3. Qua bảng số liệu 3.3 và hình 3.1 cho

thấy trong suốt quá trình sinh trưởng của lạc, lá không ngừng tăng lên và đạt cực đại vào thời kì thu hoạch. Trong điều kiện vụ xuân năm 2015 khí hậu thuận lợi nên sự sinh trưởng của bộ lá diễn ra mạnh mẽ nhưng đến đến giai đoạn cuối thời kì sinh trưởng nhiệt độ và độ ẩm giảm, số lá dao động ít.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Động thái ra lá còn thấp do sự phát triển của thân chính và cành chưa mạnh. Nhìn chung số lá trên thân chính tăng dần đều theo chiều tăng của mức phân giao động trong khoảng (26,02 – 27,33 lá), giống có số lá cao nhất là giống L26 (29,85 lá) và thấp nhất ở giống L14 (24,56 lá). Xét tương tác giữa giống và phân bón cho thấy giống lạc L26 ở mức phân P3 và P4 có số lá cao nhất đạt 30,26 và 30,53 lá và thấp nhất là giống L14 ở mức phân 1 đạt 23,73 lá.

Thời kỳ ra hoa rộ: Đây là thời kì cây bắt đầu sinh trưởng mạnh cùng với đó là sự phát triển của bộ lá. Đây là thời kì mà vai trò của lá cây đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quả và hạt lạc. Hầu hết các giống đều có số lá gia tăng mạnh trong thời kỳ này, xét sự tăng trưởng số lá theo các mức phân bón, ở mức bón phân càng cao thì các giống lạc thí nghiệm có tốc độ ra lá càng cao, quy luật này lặp lại ở tất cả các giống và ở cả 4 thời kỳ theo dõi. Mức phân P3 và P4 là 2 công thức trên cơ sở dựa vào sự tính toán hiệu quả kinh tế cũng như dựa vào việc phân tích tính chất đất của vùng để xây dựng, ở mức bón phân này chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng số lá trung bình đạt cao nhất ở tất cả các giống, lần lượt là 54,31 lá và 55,24 lá, cao hơn hẳn các mức phân còn lại. Giống L26 (55,81 lá) vẫn thể hiện tăng trưởng vượt trội về số lá so với các giống khác. Tương tác giữa giống và mức phân bón giao động từ 48,40 cm đến 58,13 cm, trong đó thấp nhất là giống L14 ở mức phân P1 và cao nhất là giống L26 ở mức phân P4.

Thời kỳ quả chắc: Số lá đạt cao nhất ở giống lạc L26 đạt trung bình 80,61 lá, giống có số lá đạt thấp nhất là giống lạc L14 đạt 77,4 lá, giống lạc L20 có số lá đạt trung bình là 78,63 lá. Tuy nhiên ở các mức phân khác nhau cho số lá khác nhau đạt cao ở mức phân P4 (79,66 lá) và giảm dần qua các mức phân P3, P2, P1.

Thời kỳ thu hoạch: Thời kỳ này so với các thời kỳ trước thì số lá tăng không đáng kể do cây tập trung cho việc phát triển củ. Số lá ở các công thức giao động 78,47 – 84,13 lá cao nhất vẫn là giống L26 ở mức phân P4, thấp nhất là giống L14 ở mức phân P1. Trung bình số là của giống L26 (82,91 lá) là cao nhất tiếp đến là L20 (81,36 lá) và L14 (79,30 lá). Mức phân P4 (1200kg NPK/ha) trung bình số lá đạt (82,13 lá) vẫn thể hiện được tăng trưởng số lá vượt trội so với các mức phân bón khác, số lá trung bình giảm dần theo mức phân bón giảm từ P4 đến P1 .

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của các giống lạc tham

gia thí nghiệm Chỉ tiêu

Công thức

Bắt đầu ra

hoa Ra hoa rộ Quả chắc Thu hoạch

P1 L26 28,80b 51,66efgh 79,47bcd 81,47bc L14 23,73g 48,4i 76,33f 78,47d L20 25,53cde 51,20fgh 78,27de 81,00bc P2 L26 29,80a 55,7bc 80,60abc 83,00ab L14 24,3fg 50,13hg 76,87ef 78,6d L20 25,86cd 53,00cdef 78,53de 81,13bc P3 L26 30,26a 57,73ab 81,00ab 83,07ab L14 24,9ef 51,20gh 77,87def 79,87cd L20 26,13c 54,10cde 78,67d 81,20bc P4 L26 30,53a 58,13a 81,4a 84,13a L14 25,13de 53,40cdef 78,53de 80,27cd L20 26,20c 54,20cd 79,07cd 82,00abc TBG L14 24,56c 50,75c 77,40c 79,30c L20 25,93b 53,11b 78,63b 81,36b L26 29,85a 55,81a 80,61a 82,91a TBP P1 26,02c 50,40c 78,02c 80,31c P2 26,67cb 52,95b 78,66b 80,91bc P3 27,11ab 54,31a 79,17ab 81,42ab P4 27,33a 55,24a 79,66a 82,13a LSD0,05 G 0,65 1,11 0,89 1,23 P 0,35 1,20 0,93 0,74 G*P 0,86 2,27 1,72 2,14 CV% 6,6 4,6 7,0 6,3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 57 - 61)