Ảnh hưởng của phân bón đến đặc tính rahoa của các giống lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 61 - 63)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.Ảnh hưởng của phân bón đến đặc tính rahoa của các giống lạc

Đặc tính nở hoa của cây lạc có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo nên năng suất kinh tế. Thông qua động thái ra hoa của cây có thể xác định được thời gian ra hoa hữu hiệu, từ đó tác động các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao tỉ lệ hoa hữu hiệu.

Ra hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Hoa là kết quả của quá trình phân hóa mầm hoa kéo dài. Mầm hoa của những hoa đầu tiên được hình thành ở sát gốc cây. Chúng phân hóa rất sớm và tạo ra ngay từ khi cây lạc mới có từ 3 – 4 lá. Mầm hoa phát triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ và thời gian sinh trưởng của cây. Cây phát triển mạnh ngay từ đầu thường có nhiều hoa.

Sáng ra, phấn bắt đầu tung vào lúc 6 giờ đến 10 giờ thì kết thúc. Khi hoa nở là hoa đã thụ phấn xong rồi. Hoa nở vào buổi sáng, nếu trời râm, ẩm thì hoa tươi lâu hơn, nếu trời nắng hanh thì đến chiều hoa tàn, héo khô đi nhưng vẫn đính vào đầu tia một thời gian sau mới rụng.

Hoa bắt đầu nở từ sát gốc cây, gần nách lá mầm. Sau đó phát triển ra đầu cành và ngọn cây. Trên một cây hoa nở rộ vài lần, tuần tự từ gốc lên trên và lần lượt từ bên phải sang bên trái cây. Ngay trên một cành, hoa cũng nở tuần tự lần lượt cái trước, cái sau.

Có thể chia thời gian ra hoa của lạc làm 3 thời kì nhỏ: Thời kì chớm nở hoa, kéo dài 2 – 3 ngày và có số lượng hoa/ngày thấp, trung bình 1 – 3 hoa/ngày. Thời kì hoa rộ kéo dài 15 – 20 ngày có lượng hoa nở/ngày lớn, có thể đạt khoảng 3 – 10 hoa/ngày, số hoa nở ở thời kì hoa rộ chiếm 70 – 90% tổng số hoa của cây và hầu hết hoa có ích nằm trong đợt hoa này (90 – 100% hoa có ích). Thời kì hết hoa, số lượng hoa giảm mạnh, số hoa nở trung bình từ 0 – 5 hoa/ngày. Đây là các hoa nở cuối thời kì sinh trưởng nên hầu hết là hoa vô hiệu. Kết quả theo dõi động thái ra hoa của các dòng, giống được trình bày ở bảng 3.4.

Qua bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy:

Tổng thời gian ra hoa: Theo dõi về chỉ tiêu tổng thời gian ra hoa chúng tôi nhận thấy thời gian ra hoa của các công thức không sai khác đáng kể dao động

trong khoảng 29 – 32 ngày. Tùy vào giống cũng như công thức phân bón mà cho tổng thời gian ra hoa khác nhau, giống có thời gian ra hoa dài nhất là giống L20 và L14 ở mức phân P4 đạt 32 ngày, cũng ở mức phân 4 nhưng giống lạc L26 chỉ có tổng thời gian ra hoa 30 ngày thấp hơn 2 ngày so với 2 giống trên. Thời gian ra hoa tập trung nhất ở giống L20, L14 là mức phân P3 đạt 29 ngày.

Tổng số hoa trên cây: là chỉ tiêu quyết định đến số quả trên cây, số hoa nhiều hay ít phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc. Theo dõi chỉ tiêu tổng số hoa trên cây chúng tôi nhân thấy: Trung bình tổng số hoa trên cây giảm dần từ giống lạc L26 đến L20 và thấp nhất là L14. Trung bình tổng số hoa trên cây cũng giảm dần theo mức giảm của phân bón từ P4 đến P1. Giống L26 ở mức phân P4 vẫn cho số hoa trên cây đạt cao nhất 86,3 hoa/cây, giống L20, L14 có tổng số hoa trên cây đạt cao nhất ở mức phân P4 lần luợt là 84,2; 83,4 hoa. Số hoa đạt thấp nhất ở mức phân P1 trên cả 3 giống lạc L14, L20, L26 lần lượt là 76,3; 78,3; 80,3 hoa.

Tỷ lệ hoa hữu hiệu: Tỷ lệ hoa hữu hiệu là yếu tố quyết định đến số quả chắc của lạc, số hoa hữu hiệu càng lớn thì năng suất càng cao. Trong quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy giống L20 có tỷ lệ hoa hữu hiệu luôn đạt cao hơn hẳn các giống khác ở tất cả các mức phân bón và đạt cao nhất ở mức phân P3 là 16,99 %.

Mức phân P3 cho tỷ lệ hoa cao hơn hẳn các mức phân còn lại, không chỉ riêng giống L20, giống lạc L26 và L14 cũng có tỷ lệ hoa hữu hiệu đạt cao nhất ở mức phân này và tương ứng là 16,57% và 15,98%. Giống L14 vẫn cho tỷ lệ hoa hữu hiệu đạt thấp nhất ở các mức phân và đạt thấp nhất ở mức phân P4 tương ứng là 15,03%.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến đặc tính ra hoa của các giống lạc tham gia thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Tổng thời gian ra hoa (ngày) Tổng số hoa trên cây (hoa/cây) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) P1 L26 31,00 80,30 15,77 L14 30,00 76,30 15,64 L20 30,00 78,30 16,77 P2 L26 31,00 83,60 15,79 L14 30,00 79,20 15,66 L20 30,00 81,20 16,51 P3 L26 31,00 85,30 16,57 L14 29,00 82,20 15,98 L20 29,00 82,40 16,99 P4 L26 30,00 86,30 16,38 L14 32,00 83,40 15,03 L20 32,00 84,20 16,39 TBG L14 30,25 80,27 15,57 L20 30,25 81,47 16,66 L26 30,75 83,87 16,12 TBP P1 30,34 78,30 16,06 P2 20,34 81,33 15,98 P3 29,67 83,30 16,51 P4 31,34 84,63 15,90

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 61 - 63)