3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của các giống lạc tham gia thí
tham gia thí nghiệm
Khái niệm về thời gian sinh trưởng (TGST) chỉ là tương đối. Tổng tích ôn trung bình cho giống lạc trung ngày khoảng 1.400 - 1.5000C. Theo ICRISAT, có thể chia TGST của các giống lạc như sau: Giống ngắn ngày 80 - 100 ngày, giống trung ngày 101 - 120 ngày, giống dài ngày: trên 120 ngày [28]. Theo Ngô Thế Dân (2000), TGST của lạc ở miền Nam và miền Trung nước ta có thể chia thành giống ngắn ngày: dưới 90 ngày, trung ngày: 90 - 120 ngày, dài ngày: trên 120 ngày.
Thời gian sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng. Do đó, nghiên cứu thời gian sinh trưởng của lạc là việc làm quan trọng và cần thiết, là tiền đề để chọn tạo các giống lạc phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, từng thời vụ đồng thời giúp ta chủ động hơn trong quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả. Thời gian sinh trưởng là thời gian tính từ khi gieo đến khi thu hoạch.
Thời gian sinh trưởng của các công thức tham gia thí nghiệm phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kĩ thuật. Những giống có thời gian mọc mầm ngắn, ra hoa sớm và tập trung thường cho nhiều quả chắc và cho năng suất cao.
Theo dõi thời gian sinh trưởng của các công thức từ khi mọc đến khi chín thu được kết quả tại bảng 3.1.
* Thời gian từ gieo đến mọc mầm:
- Nảy mầm là giai đoạn đầu tiên trong đời sống cây trồng - là quá trình chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái khởi đầu cho một quá trình sinh trưởng phát triển mới. Thời gian từ gieo đến mọc của cây lạc phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh là chủ yếu như: nhiệt độ, độ ẩm và tính chất di truyền của giống.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố chi phối mạnh đến khả năng nảy mầm của lạc. Nếu nhiệt độ dưới 150C lạc không nảy mầm được. Nhiệt độ thích hợp nhất
cho sự nảy mầm của các giống lạc là từ 26 – 300C. Trong khoảng nhiệt độ này, nhiệt độ càng tăng tốc độ nảy mầm càng tăng và tỷ lệ mọc mầm càng cao.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của một số giống
lạc tham gia thí nghiệm Chỉ tiêu
Công thức
Thời gian từ gieo đến… (ngày)
Mọc Phâncành Ra hoa Kết thúc hoa Thu hoạch P1 L26 7 18 31 62 105 L14 6 17 31 61 105 L20 6 17 31 61 105 P2 L26 7 18 32 60 107 L14 6 17 31 61 105 L20 6 17 30 60 105 P3 L26 8 17 32 63 106 L14 6 16 30 59 105 L20 6 16 29 58 105 P4 L26 7 17 33 63 105 L14 6 16 32 65 106 L20 6 16 32 64 106 TBG L14 6,00 16,50 30,50 60,75 105,75 L20 6,00 16,50 31,00 61,50 105,20 L26 7,25 17,50 32,00 62,76 105,50 TBP P1 6,34 17,34 31,00 61,34 105,67 P2 6,34 17,34 31,00 60,34 105,00 P3 6,67 16,34 30,34 60,00 105,34 P4 6,34 16,34 32,34 64,00 105,67
- Độ ẩm: là yếu tố khá quan trọng quyết định khả năng nảy mầm của lạc. Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều làm giảm sức nảy mầm của lạc. Độ ẩm quá thấp kéo dài làm cho hạt lạc bị chết, độ ẩm quá cao sẽ gây ra thối hạt.
Thời gian nảy mầm nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lạc ở giai đoạn sau, do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây lạc [2].
Ở thời kỳ nảy mầm cây lạc chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng từ hạt lạc, và điều kiện thời tiết khí hậu, đặc điểm di truyền của giống nên việc thay đổi lượng bón phân ảnh hưởng không đáng kể đến thời gian nảy mầm của các giống lạc.
Do điều kiện thời tiêt thuận lợi nên các công thức không có sự sai khác đáng kể thời gian gieo đến mọc dao động từ 6 -7 ngày là mọc.
Sở dĩ các giống có thời gian nảy mọc mầm sớm là do trong tháng 3 năm 2015 điều kiện thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho sự mọc mầm của lạc. Nhiệt độ trung bình trong tháng là 22,8 0C, ẩm độ trung bình là 89%, tổng lượng mưa là 127,5 mm.
* Thời gian từ gieo đến phân cành cấp 1:
Thời kì đầu, nhiệt độ ấm áp, độ ẩm thuận lợi nên cây con có điều kiện phát triển sớm và nhanh. Sau khi mọc từ 7 - 10 ngày các dòng, giống đã xuất hiện cành cấp 1. Thời gian từ gieo đến xuất hiện cành cấp 1 của các công thức biến động trong phạm vi 16 - 18 ngày.
Xét về các mức phân bón trên các giống tham gia thí nghiệm: Chúng tôi nhận thấy ở mức bón 1200 kg NPK cho thời gian phân cành cấp 1 sớm nhất 16 - 17 ngày sau gieo. Mức phân bón từ 600 - 800 kg NPK có thời gian từ gieo đến phân cành là 17 - 18 ngày. Tuy nhiên ở các giống khác nhau lại cho thời gian phân cành khác nhau, giống lạc L26 có thời gian phân cành muộn nhất ở công thức bón 600 - 800 kg NPK đạt 18 ngày. Các giống còn lại có thời gian gieo đến phân cành cấp 1 dao động 16 -17 ngày trên các công thức phân tham gia thí nghiệm.
* Giai đoạn từ gieo đến ra hoa:
Nhìn chung thời gian gieo đến ra hoa ở các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 29 – 33 ngày. Thời gian ra hoa muộn nhất ở giống L26 (32 ngày), tiếp đến là các giống L20 và L14. Ở các mức phân bón khác nhau cho thời gian ra hoa khác nhau. Thời gian gieo đến ra hoa muộn nhất ở giống L26 trên tất cả các mức phân. Đạt muộn nhất ở mức phân 1200 kg NPK 33 ngày ở giống L26 và 32 ngày ở giống L14, L20. Ra hoa sớm nhất ở công thức phân 1000 kg NPK
trên giống L20 đạt 29 ngày. Các công thức còn lại giao động trong khoảng 30 – 32 ngày.
* Giai đoạn từ gieo đến kết thúc ra hoa:
Thời gian từ ra hoa đến kết thúc nở hoa do đặc điểm của giống và điều kiện ngoại cảnh quyết định. Nếu thời gian này càng ngắn thì hoa nở càng tập trung, tỷ lệ hoa hữu hiệu cao và làm tăng năng suất lạc. Trong thực tế sản xuất cần phải chọn giống có thời gian nở hoa tập trung.
Cũng giống như thời kì bắt đầu ra hoa, thời kì này cũng có sự sai khác giữa các công thức. Trung bình thời gian từ gieo đến kết thúc ra hoa giữa các giống dao động từ 60,75 ngày đến 62,76 ngày, trong đó giống ngắn nhất là L14 và giống dài nhất là L26. Trung bình giữa các mức phân bón giao động từ 60,00 ngày đến 64,00 ngày, trong đó mức phân P3 (1000 kg) có thời gian ngắn nhất và mức phân P4 (1200 kg) dài nhất. Tương tác giữa giống và phân bón cho thầy thời gian từ gieo đến kết thúc ra hoa giao động từ 58 đến 65 ngày, trong đó ngắn nhất là giống L20 ở mức phân P3 (1000 kg) và dài nhất là L14 ở mức phân P4 (1200 kg).
* Thời gian gieo đến thu hoạch:
Thời gian từ gieo đến thu hoạch hay tổng thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống. Ngoài ra, chịu tác động bởi điều kiện sinh thái và biện pháp kỹ thật canh tác. Kết quả theo dõi cho thấy, các mức phân khác nhau ảnh hưởng không lớn đến chỉ tiêu tổng thời gian sinh trưởng và trung bình giữa các giống cũng không sai khác nhiều (xấp xỉ 105 ngày). Trên cùng một giống mức bón phân cao đã tăng tổng thời gian sinh trưởng so với mức bón thấp từ 1 – 2 ngày, các mức phân bón thấp có thời gian bắt đầu ra hoa sớm nhưng thời gian ra hoa tập trung muộn, đến khi thu hoạch bộ lá giảm nhanh, quả già sớm hơn các mức bón đạm cao. Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống L26 ở mức bón 800 kg NPK đạt 107 ngày. Các công thức còn lại dao động từ 105 -106 ngày.