Tình hình sản xuất lạc tại Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3. Tình hình sản xuất lạc tại Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà

1.2.3.1. Tình hình sản xuất lạc tại Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có điều kiện khí hậu đặc biệt mang tính chuyển tiếp giữa Miền Bắc và Miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình và có mùa đông lạnh giá của Miền Bắc, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 mùa này nóng khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió tây nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400c, khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều cơn bão xuất hiện kèm theo mưa lớn kéo dài gây ngập úng, lũ lụt. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau mùa này chủ yếu gió mùa đông bắc kèm theo khí lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 70c. Cùng với sự phát triển sản xuất lạc của Việt Nam, sản xuất lạc ở Hà Tĩnh cũng có những chuyển biến tích cực.

Bảng 1.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Hà Tĩnh

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2007 20,5 18,00 36,90 2008 20,6 21,65 44,60 2009 19,9 21,56 42,90 2010 19,4 21,13 41,00 2011 18,0 21,39 38,50 2012 17,1 20,94 35,80 2013 17,3 23,56 40,76

Về diện tích trồng lạc, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh trọng điểm của nước ta, diện tích gieo trồng lạc đứng hai của Miền Bắc và thứ 2 cả nước sau Nghệ An (số liệu năm 2013). Diện tích lạc đang có xu hướng giảm dần qua từng năm: Năm 2007 diện tích lạc của Hà Tĩnh đạt 20,5 ha, nhưng năm 2012 giảm xuống chỉ còn 17,1 ha giảm 3,4 ha. Diện tích trồng lạc bị giảm là do người dân đã đưa cây trồng mới vào sản xuất trong điều kiện vụ Xuân như: dưa hấu, bí xanh, dưa chuột…Mặc dầu chi phí ban đầu cao hơn trồng lạc nhưng trồng những loại cây này có thị trường tiêu thụ lớn, vào mùa thu hoạch có thương lái đến tận ruộng thu mua, giá bán cao, thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lạc.

Về năng suất lạc: Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và PTNT, trong một thời gian dài từ năm 1980 đến năm 1997 năng suất lạc của Hà Tĩnh chỉ giao động trên 10 tạ/ha, chưa vượt qua ngưỡng 11 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với năng suất toàn quốc. Nhưng năm 2007 trở lại đây năng suất lạc của Hà Tĩnh tăng lên đáng kể, cao nhất là năm 2013 năng suất lạc đạt 23,56 tạ/ha, thấp nhất là 18,00 tạ/ha vào năm 2007. Năng suất lạc của Hà Tĩnh tương đương với năng suất cả nước qua từng năm.

Về sản lượng: Cùng với sự gia tăng về diện tích, năng suất thì sản lượng lạc của Hà Tĩnh không ngừng được cải thiện. Hiện nay, Hà Tĩnh là một trong 2 tỉnh có sản lượng lớn nhất nước, năm 2013 sản lượng lạc của tỉnh đạt 40,76 tấn.

Cây lạc ở Hà Tĩnh được trồng ở cả 3 vụ trong năm, trong đó vụ xuân là vụ lạc chính, thời vụ gieo từ 10/1 đến 20/2, thu hoạch vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Là vụ có điều kiện thời tiết thuận lợi để cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao nhất. Hạn chế lớn nhất của vụ Đông Xuân là thời vụ gieo trồng trùng vào giai đoạn nhiệt độ cũng như ẩm độ không khí thấp nên hạn chế khả năng nảy mầm của hạt lạc. Thời kỳ chín trùng với những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, có thể có gió tây nam khô nóng, xen kẽ với những đợt mưa (lũ tiểu mạn) dễ làm cho cây lạc bị khô, chín ép, cũng có thể bị mọc mầm trên đồng ruộng làm giảm năng suất cũng như phẩm chất lạc. Vụ Hè Thu thời vụ gieo từ 20/6 đến 25/7, vụ Thu Đông thời vụ gieo từ 15/8 đến 20/9 thu hoạch vào tháng 2. Khó khăn lớn nhất của vụ lạc Thu Đông là thời vụ gieo trồng trùng với thời kỳ mưa

bão, các đợt ra hoa có thể trùng vào xuất hiện các cơn gió mùa Đông Bắc sớm dẫn đến khả năng thụ phấn kém.

Giống lạc được trồng ở Hà Tĩnh là các giống như V79, L14, sen lai, TB25… đây là các giống tốt có tiềm năng năng suất cao. Song do công tác bảo quản giống không tốt nên chất lượng giống không đảm bảo, cách thức chọn và để giống chủ yếu là tại nông hộ, do chính người dân tiến hành, do đó năng suất lạc còn hạn chế.

1.2.3.2. Tình hình sản xuất lạc tại huyện Thạch Hà

Theo Cục thống kê Hà Tĩnh, diện tích trồng lạc của huyện Thạch Hà từ năm 2007 – 2013 có xu hướng giảm dần, năm 2011 diện tích lạc của huyện đạt 645 ha, giảm 48 ha so với năm 2007 là năm có diện tích cao nhất.

Về năng suất có sự chuyển biến tích cực, năm 2007 năng suất chỉ đạt 21,63 tạ/ha, sau đó tăng lên đáng kể và đạt cao nhất 25,15 tạ/ha vào năm 2010, năm 2011 năng suất có xu hướng giảm nhẹ, do gặp thời tiết bất lợi như rét ở đầu vụ và nắng nóng ở cuối vụ, năm 2013 năng suất lạc lại tăng lên 23,29 tạ/ha.

Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của huyện Thạch Hà

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2007 645 21,36 1.395 2008 603 24,91 1.502 2009 615 23,63 1.453 2010 579 25,15 1.456 2011 497 20,12 1.000 2012 371 21,94 814 2013 398 23,29 927

(Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh năm 2014)

Cũng như năng suất và diện tích thì sản lượng lạc cũng giảm dần. Năm 2008 sản lượng đạt cao nhất 1.502 tấn/ha đến năm 2012 sản lượng lạc chỉ còn 814 tấn/ha, năm 2013 sản lượng lạc tăng nhẹ đạt 927 tấn/ha. Ở huyện Thạch Hà lạc được sản xuất cả ba vụ trong năm (Vụ Xuân, Hè Thu, Thu đông) các gioong

lạc chủ yếu được trồng là L14, V79, TB25….Hiện nay người dân đã đưa một số giống lạc mới vào sản xuất như L20, L23, L26… nhưng diện tích còn nhỏ.

Nhìn chung sản xuất lạc ở huyện Thạch Hà còn nhiều hạn chế, năng suất chưa cao. Tuy nhiên nếu được áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như mật độ trồng, phân bón hợp lý, giống mới năng suất cao thì tình hình sản xuất lạc của địa phương sẽ được cải thiện.

1.3. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới 1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới

1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về giống lạc trên thế giới

Giống là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng lạc. Chính vì vậy mà từ nhiều năm qua, chính phủ các nước, các nhà khoa học trên thế giới đã đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực chọn tạo giống lạc phục vụ sản xuất.

ICRISAT (Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn) là cơ sở nghiên cứu lớn nhất về cây lạc. Tính đến năm 1993, viện đã thu thập được 13.915 lượt mẫu giống lạc từ 89 Quốc gia trên thế giới. Trong đó, từ châu Phi là 4.078 mẫu, châu Á 4.609, châu Âu 53, châu Mỹ là 3.905, châu Úc và châu Đại Dương 59, còn 1.245 mẫu giống chưa rõ nguồn gốc. Đặc biệt, ICRISAT đã thu thập được 301 lượt mẫu giống thuộc 35 loài dại của chi Arachis, đây là nguồn gen có giá trị cao trong công tác cải tiến giống theo hướng chống chịu bệnh và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận [15].

ICRSAT đã chọn được nhiều giống lạc mới có năng suất cao như: ICGV – SM83005, ICGV88438, ICGV91098 và các giống lạc chín sớm ICGV 91114 với ưu điểm cho năng suất cao đang được phát triển rộng rãi ở các Bang AndraPradesh và Chhattisgarh của Ấn Độ.

Ấn Độ cũng là nước đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác chọn giống. Trong chương trình hợp tác nghiên cứu với ICRSAT, Ấn Độ đã phân lập và phát triển được 2 giống lạc chín sớm đó là: ICGV 86014 và ICGV 86143.

Ấn Độ đã lai tạo và chọn được các giống lạc thương mại mang tính đặc trưng cho từng vùng. Mỗi bang của Ấn Độ trồng các giống khác nhau. Tại Bang

Andhra Pradessh, trồng giống Karidi-2, cao 23-28cm, thời gian sinh trưởng 115- 120 ngày, hạt chứa 43,7% dầu, tỉ lệ nhân là 76%. Bang Gujarat trồng giống GAUG-1, dạng thân đứng, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, thích ứng trong điều kiện canh tác nước trời. Bang Haryana trồng giống MH, dạng thân đứng, lá màu xanh tốt, thời gian sinh trưởng 105-110 ngày. Bang Uttar Pradessd trồng giống T-28, dạng thân bò, lá xanh đen, hạt chứa 48% dầu, năng suất cao. Giống Kaushal, dạng thân đứng, lá màu xanh tối, thời gian sinh trưởng 108 – 112 ngày, năng suất cao, tỷ lệ nhân 72%.

Các nhà khoa học Mỹ đã không ngừng cải tiến kĩ thuật, cơ cấu giống lạc và đã tạo được nhiều giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như: giống lai F2VA93B chín sớm, hạt to, năng suất cao, giống VGP9 là giống có khả năng kháng bệnh thối thân trắng, bệnh thối quả. Giống NC12C là giống hạt to, có khả năng kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn, năng suất cao 30-50 tạ/ha. Mỹ đã đưa vào sản xuất 16 giống lạc mới (9 giống thuộc loại hình Runer, 5 giống thuộc loại hình Virgina, 2 giống thuộc loại hình Spanish). Cùng đó có 3 chương trình nghiên cứu sử dụng lạc dại lai với lạc trồng để tạo ra giống chống chịu sâu bệnh ở Carolina Oklahoma và Texas.

Thái Lan đã chọn và đưa vào sản xuất những giống lạc với những đặc tính chín sớm, chịu hạn, kháng bệnh gỉ sắt, đốm lá, kích thước hạt lớn, năng suất cao như: Khon Kean 60 – 3, Khon Kean 60 – 2, Khon Kean 60 – 1 và Tainan 9 [32].

Ở Indonesia, công tác chọn tạo giống cũng được tập trung vào các mục tiêu như: năng suất cao, chín sớm, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh đốm lá, gỉ sắt, phẩm chất tốt. Các giống có triển vọng và khuyến cáo đưa vào sản xuất như Mahesa, Badak, BiaWar và Koinodo [10].

Philipin đã đưa vào sản xuất nhiều giống như UPLP n6, UPLP n8 và BPIP n8 có kích thước hạt lớn, kháng bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá.

Ở Srilanka thông qua con đường nhập nội các giống lạc từ ICRISAT, đã chọn được giống ICGV87134 có số quả/cây và khối lượng 100 quả cao nhất, giống ICV 87126 cho năng suất rất cao (1,4 – 2,8 tấn/ha) và khối lượng 100 hạt đạt 56g.

Các nghiên cứu về phân bón cho cây lạc bao gồm cả liều lượng, kỹ thuật bón phân ở các điều kiện đất đai khác nhau cũng đã được tiến hành. Điều này góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất, sản lượng lạc của các nước trên thế giới.

- Những nghiên cứu về liều lượng đạm bón:

Các nhà khoa học đều khẳng định, cây lạc cần một lượng đạm lớn để sinh trưởng, phát triển, và tạo năng suất, lượng N này chủ yếu được lấy từ quá trình cố định N sinh học ở nốt sần. Theo William (1979) [22], trong điều kiện tối ưu cây lạc có thể cố định được 200 – 260 kg N/ha, do vậy có thể bón rất ít N cho lạc.

Theo nghiên cứu Reddy và cộng sự (1988) [20], lượng phân bón là 20 kg N trên đất limon cát có thể đạt năng suất 3,3 tấn quả/ha. Trong điều kiện các yếu tố khác tối ưu và chỉ khi nào muốn đạt được năng suất cao hơn mới cần bón thêm N.

Kết quả của hơn 200 cuộc thử nghiệm trên các loại đất khác nhau ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng, khi sử dụng 20 kg N/ha lạc không làm tăng năng suất quả (MannH.S 1965) [17] (Tripathi H.P and Moolani M.K, 1971) [21]. Tuy nhiên, khi tăng hàm lượng đạm lên 40 kg N/ha trong điều kiện ẩm độ đất tối ưu thì đem lại kết quả (Choudary W.S.K 1997) [13], (Jayyadvan R and Sreendharan C) [14].

- Những nghiên cứu bón lân cho lạc:

Lân là yếu tố dinh dưỡng thiết yếu đem lại năng suất cao và chất lượng tốt. Theo Elfar end Ramadan [13] cũng cho biết, khi tăng lượng lân bón sẽ làm tăng khối lượng thân cây, tăng số lượng và khối lượng quả và hạt trên cây, khối lượng 100 hạt và tỷ lệ dầu cũng tăng. Khi tăng lượng phân lân 30 – 60 P205 kg/ha làm tăng đáng kể khối lượng khô của toàn cây. Điều này được giải thích do hàm lượng lân giúp cho rễ lạc phát triển mạnh hơn, tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Từ đó, giúp đồng hóa tốt hơn, thể hiện ở sự tăng sinh khối. Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc thì khi tăng lượng lân 30 – 60 P2O5 kg/ha làm tăng số quả và số hạt trên cây, tăng khối lượng quả và hạt trên cây, khối lượng 100g quả cũng như tỷ lệ dầu trong hạt tăng cao. Điều này được giải thích là do hiệu quả của lân liên quan đến việc tăng số lượng và kích thước nốt sần từ đó giúp cho quá trình đồng hóa N tốt hơn. Hơn nữa lân là thành phần quan

trọng trong cấu trúc của axit nucleic, giúp hoạt hóa các quá trình trao đổi chất. Sử dụng 46,6 kg P2O5/ha và 36 kg P2O5/ha cho hiệu suất cao nhất về năng suất và tất cả các thuộc tính của nó [14].

Vai trò của lân đến năng suất và chất lượng lạc được ghi nhận ở nhiều quốc gia. Ở Ấn Độ tổng hợp từ 200 thí nghiệm trên nhiều loại đất khác nhau đã kết luận rằng: bón 14,5 kg P2O5/ha cho lạc nhờ nước trời làm tăng năng suất 201 kg/ha. Trên đất limon đỏ nghèo N, P bón 15 kg P2O5/ha làm tăng năng suất 14,7%. Đối với đất Feralit màu nâu ở Madagasca, lân là yếu tố cần thiết hàng đầu. Nhờ việc bón lân ở liều lượng 75 kg P2O5/ha năng suất lạc có thể tăng 100%. Theo IG.Degens, 1987 cho rằng chỉ cần bón 400 – 500 mg P/ha đã kích thích được sự hoạt động của vi khuẩn Rhizobium Vigna sống cộng sinh làm tăng khối lượng nốt sần hữu hiệu ở cây lạc.

Tại tất cả các vùng của Ấn Độ khi bón kết hợp 30 kg N và 20 kg P làm tăng năng suất lạc lên gấp 2 lần so với bón riêng 30 kg N (Kanwar JS,1987) [16].

Tại Senegan phân lân bón cho lạc có hiệu lực trên nhiều loại đất khác nhau bón với lượng 12 -14 kg P2O5/ha làm tăng năng suất quả lên 10 -15% so với không bón. Phân lân không có hiệu quả chỉ khi hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đạt > 155 ppm.

Ở Trung Quốc thường bón supe phốt phát và canxi phốt phát. Phân lân super phốt phát có hàm lượng nguyên chất là 18%, phân giải nhanh. Loại phân này bón trên đất trồng lạc có độ phì nhiêu trung bình, mang tính kiềm thì sẽ đạt năng suất cao. Phân canxi phốt phát phân giải chậm phù hợp với đất trồng lạc có độ phì nhiêu trung bình, đất chua ( Ngô Thế Dân và cộng sự, 2000) [7].

- Nghiên cứu về bón phân cho kali.

Bón Kali cho đất có độ phì từ trung bình đến giàu đã làm tăng khả năng hấp thụ N và P của cây lạc. Theo Ngô Thế Dân và cộng sự, 2000 [6] bón 25 kg K /ha cho lạc đã làm tăng năng suất lên 12,7% so với không bón.

Suba Rao (1980) cho biết ở đất cát của Ấn Độ với tỷ lệ K:Ca:Mg là 4:2:0 là tốt nhất. Theo Reddy (1988) [37] trên đất limon cát vùng Tyrupaty trồng lạc trong điều kiện phụ thuộc vào nước trời, năng suất tăng khi bón với liều lượng 66

kg K2O/ha. Mức bón để có năng suất tối đa là 85 kg K2O/ha và mức bón có hiệu quả nhất là 59,9 kg K2O/ha.

- Bón phân cân đối NPK.

Có thể thấy rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng riêng rẽ trong từng yếu tố phân bón cho cây lạc. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy bón phân cân đối mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều nước cho nhiều loại cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Theo kỷ thuật này, việc bón N-P-K kết hợp làm tăng hấp thụ đạm của cây lên 77,33% lân 3,57%, so với việc bón riêng rẽ, tỷ lệ bón

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w