Kết quả nghiên cứu phân bón cho cây lạc trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 34 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1.2. Kết quả nghiên cứu phân bón cho cây lạc trên thế giới

Các nghiên cứu về phân bón cho cây lạc bao gồm cả liều lượng, kỹ thuật bón phân ở các điều kiện đất đai khác nhau cũng đã được tiến hành. Điều này góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất, sản lượng lạc của các nước trên thế giới.

- Những nghiên cứu về liều lượng đạm bón:

Các nhà khoa học đều khẳng định, cây lạc cần một lượng đạm lớn để sinh trưởng, phát triển, và tạo năng suất, lượng N này chủ yếu được lấy từ quá trình cố định N sinh học ở nốt sần. Theo William (1979) [22], trong điều kiện tối ưu cây lạc có thể cố định được 200 – 260 kg N/ha, do vậy có thể bón rất ít N cho lạc.

Theo nghiên cứu Reddy và cộng sự (1988) [20], lượng phân bón là 20 kg N trên đất limon cát có thể đạt năng suất 3,3 tấn quả/ha. Trong điều kiện các yếu tố khác tối ưu và chỉ khi nào muốn đạt được năng suất cao hơn mới cần bón thêm N.

Kết quả của hơn 200 cuộc thử nghiệm trên các loại đất khác nhau ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng, khi sử dụng 20 kg N/ha lạc không làm tăng năng suất quả (MannH.S 1965) [17] (Tripathi H.P and Moolani M.K, 1971) [21]. Tuy nhiên, khi tăng hàm lượng đạm lên 40 kg N/ha trong điều kiện ẩm độ đất tối ưu thì đem lại kết quả (Choudary W.S.K 1997) [13], (Jayyadvan R and Sreendharan C) [14].

- Những nghiên cứu bón lân cho lạc:

Lân là yếu tố dinh dưỡng thiết yếu đem lại năng suất cao và chất lượng tốt. Theo Elfar end Ramadan [13] cũng cho biết, khi tăng lượng lân bón sẽ làm tăng khối lượng thân cây, tăng số lượng và khối lượng quả và hạt trên cây, khối lượng 100 hạt và tỷ lệ dầu cũng tăng. Khi tăng lượng phân lân 30 – 60 P205 kg/ha làm tăng đáng kể khối lượng khô của toàn cây. Điều này được giải thích do hàm lượng lân giúp cho rễ lạc phát triển mạnh hơn, tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Từ đó, giúp đồng hóa tốt hơn, thể hiện ở sự tăng sinh khối. Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc thì khi tăng lượng lân 30 – 60 P2O5 kg/ha làm tăng số quả và số hạt trên cây, tăng khối lượng quả và hạt trên cây, khối lượng 100g quả cũng như tỷ lệ dầu trong hạt tăng cao. Điều này được giải thích là do hiệu quả của lân liên quan đến việc tăng số lượng và kích thước nốt sần từ đó giúp cho quá trình đồng hóa N tốt hơn. Hơn nữa lân là thành phần quan

trọng trong cấu trúc của axit nucleic, giúp hoạt hóa các quá trình trao đổi chất. Sử dụng 46,6 kg P2O5/ha và 36 kg P2O5/ha cho hiệu suất cao nhất về năng suất và tất cả các thuộc tính của nó [14].

Vai trò của lân đến năng suất và chất lượng lạc được ghi nhận ở nhiều quốc gia. Ở Ấn Độ tổng hợp từ 200 thí nghiệm trên nhiều loại đất khác nhau đã kết luận rằng: bón 14,5 kg P2O5/ha cho lạc nhờ nước trời làm tăng năng suất 201 kg/ha. Trên đất limon đỏ nghèo N, P bón 15 kg P2O5/ha làm tăng năng suất 14,7%. Đối với đất Feralit màu nâu ở Madagasca, lân là yếu tố cần thiết hàng đầu. Nhờ việc bón lân ở liều lượng 75 kg P2O5/ha năng suất lạc có thể tăng 100%. Theo IG.Degens, 1987 cho rằng chỉ cần bón 400 – 500 mg P/ha đã kích thích được sự hoạt động của vi khuẩn Rhizobium Vigna sống cộng sinh làm tăng khối lượng nốt sần hữu hiệu ở cây lạc.

Tại tất cả các vùng của Ấn Độ khi bón kết hợp 30 kg N và 20 kg P làm tăng năng suất lạc lên gấp 2 lần so với bón riêng 30 kg N (Kanwar JS,1987) [16].

Tại Senegan phân lân bón cho lạc có hiệu lực trên nhiều loại đất khác nhau bón với lượng 12 -14 kg P2O5/ha làm tăng năng suất quả lên 10 -15% so với không bón. Phân lân không có hiệu quả chỉ khi hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đạt > 155 ppm.

Ở Trung Quốc thường bón supe phốt phát và canxi phốt phát. Phân lân super phốt phát có hàm lượng nguyên chất là 18%, phân giải nhanh. Loại phân này bón trên đất trồng lạc có độ phì nhiêu trung bình, mang tính kiềm thì sẽ đạt năng suất cao. Phân canxi phốt phát phân giải chậm phù hợp với đất trồng lạc có độ phì nhiêu trung bình, đất chua ( Ngô Thế Dân và cộng sự, 2000) [7].

- Nghiên cứu về bón phân cho kali.

Bón Kali cho đất có độ phì từ trung bình đến giàu đã làm tăng khả năng hấp thụ N và P của cây lạc. Theo Ngô Thế Dân và cộng sự, 2000 [6] bón 25 kg K /ha cho lạc đã làm tăng năng suất lên 12,7% so với không bón.

Suba Rao (1980) cho biết ở đất cát của Ấn Độ với tỷ lệ K:Ca:Mg là 4:2:0 là tốt nhất. Theo Reddy (1988) [37] trên đất limon cát vùng Tyrupaty trồng lạc trong điều kiện phụ thuộc vào nước trời, năng suất tăng khi bón với liều lượng 66

kg K2O/ha. Mức bón để có năng suất tối đa là 85 kg K2O/ha và mức bón có hiệu quả nhất là 59,9 kg K2O/ha.

- Bón phân cân đối NPK.

Có thể thấy rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng riêng rẽ trong từng yếu tố phân bón cho cây lạc. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy bón phân cân đối mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều nước cho nhiều loại cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Theo kỷ thuật này, việc bón N-P-K kết hợp làm tăng hấp thụ đạm của cây lên 77,33% lân 3,57%, so với việc bón riêng rẽ, tỷ lệ bón thích hợp nhất là 1:1,5:2 để thu được 100 kg quả lạc cần 5 kg N; 2 kg P2O5; 2,5 kg K2O cho một ha (Duan shufen 1998) [13].

Nghiên cứu của Nramesh Babu, S Rami Reddy, GHS Reddi và DS Reddy [18] trên đất sét pha cát của vùng Tirupati Campus cho thấy, số quả chắc trên cây đạt cao nhất khi sử dụng 60 kg N, 40 kg P2O5 và 100 kg K2O/ha.

Ngoài ra với các loại đất có độ phì trung bình và cao, mức đạm cần bón phải giảm đi 50% và tăng lượng lân bón tăng lên 2 lần. Bón phối hợp 10 – 40 kg N: 30 – 40 kg P2O5 : 20 – 40 kg K2O cho 1 ha là mức bón tối ưu cho lạc ở Ấn Độ (Reddy, 1998) [19].

Theo tài liệu nghiên cứu cây lạc ở Trung Quốc “Những bí quyết thành công” TS. Duan Shnfen- biên dịch GS. Ngô Thế Dân, 1999 về bón phân cân đối cho cây lạc được du nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm 1980, đã mang lại hiệu quả cho nhiều loại cây trồng trong đó có cây lạc. Theo kỹ thuật này việc bón NPK là sự bón kết hợp cân đối giữa liều lượng vô cơ và hữu cơ dựa vào yêu cầu của cây trồng, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất và hiệu ứng đối với phân bón [8].

Thí nghiệm phân bón Punjap cho thấy tổng lượng dinh dưỡng để đạt được năng suất 2,12 tấn quả cần phải có 167 kg K2O, 97 kg P2O5 và 87 kg N.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015 (Trang 34 - 37)