3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.7. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc
3.7. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của các giốnglạc lạc
Khả năng tích lũy chất khô là một đặc điểm quan trọng, thể hiện tiềm năng sinh trưởng, phát triển của cây. Khả năng tích lũy chất khô cao thể hiện hoạt động sống mạnh, hoạt động quang hợp, hút khoáng và các hoạt động sinh lý cũng mạnh. Do vậy, khả năng tích lũy chất khô càng lớn sẽ tạo tiền đề cho năng suất cao.
Mỗi thời kì khác nhau thì khả năng tích lũy chất khô cũng khác nhau và biến động theo từng dòng, giống. Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng, quá trình hình thành các bộ phận sinh dưỡng mạnh, chất hữu cơ tổng hợp chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng các cơ quan trong cơ thể, lượng vật chất tích lũy ít. Sang thời kì sinh trưởng sinh thực, quá trình tích lũy vật chất nhanh, quan trọng là lượng chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế để tạo nên năng suất.
Khả năng tích lũy chất khô phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và điều kiện canh tác. Theo dõi khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống thu được kết quả ở bảng 3.7.
Thời kì ra hoa: thời kì này lượng chất khô tích lũy ở các dòng, giống chưa cao, sự biến động giữa các giống chưa nhiều, dao động trong khoảng 2,90 – 3,34 g/cây, cao nhất là giống L26 và thấp nhất là giống L14. Khối lượng chất khô tích lũy trong giai đoạn này cũng tỷ lệ thuận với mức phân bón tăng dần, cao nhất là mức phân P4 (3,23g/cây), tiếp đến là mức phân P3, P2 và thấp nhất là mức phân P1 (2,78g/cây). Tương tác giữa giống và phân bón cũng thể hiện đạt cao nhất ở công thức kết hợp giữa giống L26 và mức phân P4 (3,48g/cây), công thức kết hợp giữa giống L14 và mức phân P1 cho khối lượng chất khô trong thời kỳ này là thấp nhất chỉ đạt 2,74 g/cây.
Thời kì ra hoa rộ: lượng chất khô tích lũy đã tăng lên. Lượng chất khô tích lũy của các giống giao động trong khoảng 18,39 – 22,45 g/cây, cao nhất là giống lạc L26 (22,45 g) thấp nhất là giống L14 (18,39 g) giống L20 khối lượng chất khô đạt (21,3g) . Các công thức phân cũng cho sai khác ở mức LSD0,05, công thức có lượng chất khô đạt cao nhất là công thức 4 (21,95g) thấp nhất là công thức 1 (22,45g) các công thúc còn lại giao động (20,26 - 21,91g) khi phân tích tương tác giữa phân và giống cho thấy khối lượng chất khô đạt cao nhất ở giống L26 công thức phân 4 (24,2 g)và công thức 3 ở giống L20 và L14 (19,41- 21,67)
Thời kì quả chắc: lượng chất khô ở thời kỳ này được tích lũy tăng tối đa sau đó giảm dần ở giai đoạn thu hoạch, giao động trong khoảng 42,49 – 45,94 g/cây, giống L26 có hàm lượng chất khô đạt 45,94 g/cây, giống L20 có hàm lượng chất khô trung bình đạt 43,52 g/cây. Giống đối chứng L14 có hàm lượng chất khô tích lũy là 42,49 g/cây, có sự sai khác ở mức ý nghĩa LSD0,05. Trên cùng một giống ở các mức phân bón khác nhau cho lượng chất khô khác nhau có sự sai khác ở mức ý nghĩa LSD0,05. Công thức phân có khối lượng chất khô cao nhất là công thức 4 (45,09 g) thấp nhất vẫn ở công thức 1 (43,38 g). Khi xét sự tương tác giữa giống và phân cho thấy không có ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên tác động qua lại giữa các cặp lại cho thấy có ý nghĩa.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của các giống
lạc tham gia thí nghiệm (gram/cây) Chỉ tiêu
Công thức
Bắt đầu ra
hoa Ra hoa rộ Quả chắc Thu hoạch P1 L26 3,12abc 19,14cd 44,62bcd 42,40 L14 2,74c 16,85d 41,00f 38,25 L20 2,78c 20,25bcd 41,57ef 40,80 P2 L26 3,33ab 21,90bc 45,76bc 42,60 L14 2,81c 17,89cd 41,73def 40,26 L20 2,87bc 20,98bcd 43,28cdef 40,99 P3 L26 3,43a 24,17a 46,53b 44,59 L14 3,04abc 19,41cd 43,52bcdef 41,34 L20 3,09abc 21,76bc 44,60bcd 42,08 P4 L26 3,48a 24,20a 46,85a 44,62 L14 3,06abc 19,45bcd 43,73bcde 41,44 L20 3,16abc 22,21bc 44,70bcd 42,09 TBG L14 2,90c 18,39c 42,49c 40,32 L20 2,97b 21,30b 43,52b 41,48 L26 3,34a 22,45a 45,94a 43,57 TBP P1 2,78b 18,74c 42,38c 40,48 P2 3,00b 20,26b 43,58b 41,30 P3 3,19a 21,91a 44,88a 42,66 P4 3,23a 21,95a 45,09a 42,70 LSD0,05 G 0,07 1,03 0,83 2,02 P 0,14 1,43 1,18 1,44 G*P 0,38 2,29 1,96 2,57 CV% 8,40 5,19 7,00 9,60
Hình 3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của các giống
lạc tham gia thí nghiệm
Công thức 3 – 4 trên tất cả các giống đều cho hàm lượng chất khô đạt cao nhất và tương tác với các mức phân giống khác cho sai khác ở mức ý nghĩa LSD0,05, nhưng tương tác giữa chúng lại không có ý nghĩa. Cụ thể giống lạc L26 đạt cao nhất ở công thức 4 (46,85g) tiếp đến là giống L20 đạt (44,7g) giống đối chứng L14 cũng đạt cao nhất ở công thức 4 (43,7g).
Thời kì thu hoạch: hàm lượng chất giảm so với thời kì quả chắc do số lá xanh trên cây đã rụng đi. Lượng chất khô tích lũy dao động từ 40,32 – 43,57 g/cây, cao nhất vẫn ở giống lạc L26 (43,57g) tiếp đến là giống L20 (41,48g) giống đối chứng L14 có khối lượng chất khô đạt (0,32g) tương tự như các giai đoạn khác, giai đoạn thu hoạch khối lượng chất khô ở các công thức cũng tỷ lệ thuận với mức phân bón. Công thức có số lượng chất khô cao nhất là công thức 4 (42,7g), thấp nhất là công thức 1 (40,48 g). Xét tương tác giữa giống và phân cho thấy giống L26 có khối lượng chất khô đạt cao nhất ở công thức 4 (44,62g), tiếp
đến là giống L20 ở công thức 4 (42,09g). Giống đối chứng L14 có hàm lượng chất khô tích lũy cũng ở công thức 4 (41,44g/cây), sai khác có ý nghĩa LSD0,05.
Từ những phân tích trên cho thấy yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng chất khô, mức phân 4 ở giống L26 và mức phân 3 ở giống L20, L14 đang cho thấy hiệu quả của việc bón phân cân đối làm cho hàm lượng chất khô tăng tạo tiền đề cho năng suất sau này.