Đặc trưng trong hệ thống thiết chế xã hộ

Một phần của tài liệu Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 27)

Văn hóa Thái trong đặc trưng này thể hiện ở cơ cấu gia đình hạt nhân phụ hệ, phụ quyền và tổ chức bản mường.

Gia đình hạt nhân là tế bào kinh tế- xã hội của người Thái, là mô hình gia đình phổ biến nhất của người Thái từ trước đến nay. Nổi trội trong gia đình người Thái là sự bảo lưu tàn dư mẫu hệ trong chế độ gia đình quyền cha, trong đó đặc biệt xem trọng chế độ quyền cậu. Trong gia đình, quyền quyết định các vấn đề đều thuộc về người chồng, người cha nhưng vai trò của người

phụ nữ vẫn có chỗ đứng vững vàng trong gia đình. Đây chính là ưu điểm của xã hội Thái trong vấn đề bình đẳng nam nữ cần được kế thừa, phát huy.

Bản là một đơn vị tổ chức cư dân ổn định, có ranh giới đất đai ổn định,

là nơi tổ chức quản lý ruộng đất. Theo truyền thống ngày xưa, Bản còn là tổ chức đảm nhiệm chức năng văn hóa mang đầy đủ màu sắc dân tộc, mọi phong tục tập quán, lối suy nghĩ, sinh hoạt về cơ bản đều thống nhất. Bản là lực lượng chính trong tất cả các công việc chung của cộng đồng như việc hiếu, việc hỉ, hỗ trợ các hoạt động cho tất cả các thành viên trong bản. Bản là một đơn vị quản lý kinh tế xã hội dưới cấp Mường. Đứng đầu Bản ngày xưa có là Tạo hoặc là

Quán và giúp việc cho Tạo là Chá (còn gọi là Trưởng bản thì mãi sau này), họ

là những người biết chữ Thái và am hiểu các phong tục tập quán của tộc mình.

Mường của người Thái bao gồm nhiều Bản hợp thành. Là tổ chức chính

quyền mang đậm nét đặc trưng của người Thái ở nước ta. Là tổ chức xã hội dựa trên quan hệ lãnh thổ và sở hữu, có đường ranh giới rõ rệt mang tên đất mường. Tổ chức xã hội của Mường theo mô hình vòng tròn đồng tâm. Mỗi

Mường có Châu Mường là người đứng đầu và cai quản chung, dưới Châu

Mường là các Tạo, Quán cai quản các Bản, làm cho xã hội Thái ngày xưa vận động theo một trật tự nhất định. Từ sau ngày giải phóng, xã hội Thái hòa chung cùng với chính quyền cả nước mới thiết lập theo chính quyền các cấp từ trên xuống, làm cho cấu trúc Bản Mường của người Thái không còn nghĩa nguyên gốc nhưng người Thái vẫn sử dụng Bản Mường (Ban Mương) làm tên gọi đơn vị hành chính của địa phương.

Một phần của tài liệu Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w