nước về giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc
Văn hoá gắn liền với toàn bộ cuộc sống của con người và gắn liền với sự phát triển của xã hội. Nước ta có hơn 50 dân tộc anh em sinh sống, mỗi một dân tộc lại có những nét văn hóa đặc sắc tạo nên cộng đồng văn hóa Việt Nam rực rỡ. Nhận thức được vai trò của văn hóa trong xây và phát triển đất nước nói chung văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng trong đó có văn hóa dân tộc Thái trong quá trình đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách dân tộc đúng đắn nhằm phát triền kinh tế, xã hội và văn hóa của đồng bào dân tộc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Khi đưa ra các chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước ta luôn căn cứ vào 3 nguyên tắc sau:
Bình đẳng giữa các dân tộc: Đây là nguyên tắc cơ bản trong chính sách
dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả các dân tộc đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Bình đẳng được thể hiện thông qua tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục…Đây là nguyên tắc, là động lực đảm bảo cho khối đại đoàn kết dân tộc được đảm bảo.
Đoàn kết dân tộc: Tất cả các dân tộc đều là thành viên hợp thành cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết các dân tộc. Đoàn kết dân tộc giúp dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn, thử thách từ nạn
ngoại xâm, thiên nhiên, trong công cuộc xây dựng CNXH, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ: Các dân tộc trên khắp mọi miền đất
nước tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển mọi mặt, tạo điều kiện để khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, tiềm năng của các dân tộc.
Đây là 3 nguyên tắc cơ bản nó quyết định, chi phối chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách đối với các dân tộc nói chung và đối với dân tộc Thái nói riêng, chúng tôi xin trích dẫn một số chủ trương, chích sách như sau:
Tại Đại hội lần thứ nhất của ĐCS Việt Nam (tháng 3/ 1935) đã thông qua Nghị quyết “Về công tác trong các dân tộc thiểu số” đã xác định: Đại hội Đảng xét rằng lực lượng đấu tranh của các dân tộc thiểu số là một lực lượng rất lớn. Cuộc dân tộc giải phóng của họ là một bộ phận quan trọng trong cuộc cách mạng phản đế và điền địa ở Đông Dương, bộ phận của cuộc cách mạng thế giới.
Hiến pháp năm 1946 cũng đã chỉ rõ: Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ mọi phương diện để tiến kịp trình độ chung.
Đại hội lần thứ hai của ĐCS Việt Nam (tháng 2/1951) đã quyết nghị: Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến và kiến quốc. Kiên quyết chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đánh đổ âm mưu gây hằn thù chia rẽ các dân tộc của đế quốc và lũ tay sai. Cải thiện đời sống cho các dân tộc thiểu số, giúp đỡ họ tiến bộ về mọi mặt, đảm bảo họ ham gia chính quyền và dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục ở các địa phương thiểu số.
Hiến pháp năm 1959 khẳng định: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng vế quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn
và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm.
Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba (tháng 9/1960) nêu rõ: Vấn đề xây dựng kinh tế miền núi là một bộ phận khăng khít của chính sách dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới của cách mạng. Nó đảm bảo cho miền núi dần dần tiến kịp miền xuôi, cho tất cả các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh, thực hiện đầy đủ sự bình đẳng và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc.
Nghị quyết số 22 khóa VI ngày 27/11/1989- Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế- xã hội miền núi nhấn mạnh: Phát triền kinh tế- xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước. Phát triền miền núi toàn diện về cả kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng- an ninh trong đó trung tâm là phát triền kinh tế- xã hội gắn liền với thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.
Hiến pháp năm 1992 khẳng định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tôt đẹp của dân tộc mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên đảm bảo phát triển giáo dục, miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn, ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và dân tộc thiểu số. Tòa án Nhân dân bảo đảm cho công dân nước CHXHCN Việt Nam thuộc các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng đã xác định: Đoàn kết, bình đẳng, giúp đõ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phải phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh các địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tôn trọng tiếng nói và chữ viết đối với các dân tộc.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (tháng 7/1985) đã nêu quan điểm chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng trong Nghị quyết của Đại hội này, Đảng đã nêu: Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Luật dân tộc.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng về xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg về việc “Đẩy mạnh công tác văn hóa- thông tin ở
miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số”. Trong đó, tư tưởng chỉ đạo
là: Coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số. Làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Đồng thời với công việc sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và giới thiệu, cần có kế hoạch bảo tồn các công trình, địa chỉ văn hóa có giá trị tiêu biểu ở vùng các dân tộc thiểu số (như các chùa, tháp, nhà rông, nhà dài, nhà sàn, các làng, bản có nghề thủ công truyền thống...) và các di sản văn hóa có giá trị khác…
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW khóa IX về công tác dân tộc đã xác định: Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc, quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Trong giai đoạn này có nhiều Đề án được đưa ra nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/6/2003 về phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng CSVN đã khẳng định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc… Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số- cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân tộc. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.
Nghị định số 5/2011/NĐ-CP của Chính Phủ về Công tác dân tộc đã khẳng định:
1. Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo tồn
các di tích lịch sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
4. Đồng bào dân tộc thiểu số được ưu đãi, hưởng thụ văn hóa; hỗ trợ xây dựng, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc theo từng khu vực hoặc từng dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng thời đưa ra quyết định số: 1270/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” với nhiệm vụ:
- Bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) các dân tộc thiểu số tại các khu vực tái định cư dự án thủy điện liên thông, kết nối toàn diện với các chương trình, dự án có liên quan.
- Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Gắn kết chặt chẽ những hoạt động xây dựng đời sống văn
hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng khu vực, từng vùng, từng dân tộc, tôn giáo.
- Chủ thể văn hóa, cộng đồng kế thừa và thực hành văn hóa có một vai trò to lớn và là nhân tố quyết định trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.
- Coi trọng và tổ chức thực hiện các chương trình về bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số.
- Ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống các dân tộc thiểu số; sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền.
- Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế, phát triển nghề thủ công truyền thống, du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói giảm nghèo.
- Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa, thông tin phù hợp. Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công cụ phát thanh, truyền hình phù hợp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng, thực sự phát huy vai trò của cộng đồng trong tổ chức các hoạt động cộng đồng phát huy hiệu quả thực sự của các thiết chế văn hóa.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa cấp địa phương, vùng, miền và toàn quốc.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa.
- Ban hành bộ chỉ số về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Một số chính dân tộc cụ thể của Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện tại các vùng dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Thái
1. Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001- 2005 và 2006- 2010.
2. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi: chương trình 135.
3. Chương trình hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo.
4. Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo nhất nước (Nghị quyết 30 a).
5. Hệ thống các chính sách, chương trình dự án ưu đãi cho từng lĩnh vực: chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng, các vật tư thiết yếu; chính sách cấp không thu tiền cho 20 ấn phẩm báo, tạp chí phát hành tại vùng đặc biệt khó khăn.
6. Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc.