Giá trị văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 64)

2.2.2.1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Người Thái ở Qùy Châu không theo một tôn giáo nào như Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa…nhưng học có quan niệm riêng về mọi mặt của đời sống xã hội. Sống gần gũi, phụ thuộc nhiều thiên nhiên núi rừng có nhiều hiện tượng “lạ” khi chưa có khoa học dẫn đường nên đã hình thành nên các tín ngưỡng dân gian. Người Thái ở Qùy Châu có tín ngưỡng đa thần. Họ thường thờ thần, ông bà tổ tiên, thần sông, thần núi, thần đất, thờ thần mường trời (xơ then), thờ những người có công trong xây bản dựng mường… Muốn hiểu đời sống của đồng bào nơi đây phải hiểu được đời sống tín ngưỡng của họ.

- Quan niệm về vũ trụ: Người Thái ở Qùy Châu cho rằng vũ trụ gồm có

ba tầng:

Tầng trên cùng là Mướng Phà (Mường Trời), hay còn gọi là Mướng

Bổn, Mường Trời lại được phân chia thành nhiều tầng cao, thấp khác nhau.

Tầng cao nhất ngoài vòm trời không có ánh sáng là nơi ở của những người khổng lồ ăn sương gió, sống lang thang. Có thể hiểu đây là thế giới của những thế lực siêu nhiên, huyền bí. Tiếp đó là thế giới thần linh và tổ tiên của người Thái ở thấp hơn, sát với vòm trời là Mướng Thẻn (Mường của các Then). Trong tâm thức của người Thái ở Qùy Châu, Mướng Thẻn là nơi giàu có, xinh đẹp, ruộng đồng quanh năm tươi tốt, cá dưới ao nhiều đến nỗi đếm không xuể, đèn nến sáng trưng. Ở đây thần linh làm ăn, sinh hoạt như dưới trần gian. Thẻn

Luống hay còn gọi là Pò Thẻn là vị thần tối cao cai quản mương Thẻn. Giúp

việc cho Thẻn Luống có Mẹ Cuồng là vợ của Thẻn Luống và các vị thần khác. Linh hồn tổ tiên các dòng họ người Thái thì ở mỗi một cõi riêng gọi là đẳm

chào. Thế giới đẳm cũng phân chia cao thấp, tùy thuộc vào địa vị của họ nơi

trần thế. Tầng cuối cùng của Mướng Phà là Mướng phí tái đuôn- nơi ở của những hồn ma của những người chết vì nghèo đói, vì tình, vì không vợ, không chồng…nên không được phép vào đắm của dòng họ. Mương phí tái sút đuôn là nơi tiếp giáp giữa Mường Phà và Mường Lùm (Mường người).

Tầng giữa, ngay dưới Mường Trời là Mường Lùm (Mường người). Ở

Mướng Lùm cũng có hai thế giới: thực và hư. Thế giới thực là con người và

vạn vật, là bản mương, cánh đồng, nương rẫy…Người Thái ở Qùy Châu quan niệm rằng, con người ở Mướng Lùm chỉ là sống tạm một thời gian sau sẽ chuyển lên sống vĩnh viễn ở Mường Phà. Thế giới hư là Mướng phí, nơi ở của ma quỷ. Mỗi phí lại ở một khu vực riêng như phí pu ở núi cao, phí pà ở rừng sâu, phí ngược ở vùng nước xoáy…Con người mà xâm phạm đến chỗ này thì bị các phí bắt hồn vía làm cho ốm đau đến chết, phải mời thầy khài cúng mới

thoát chết được.

Tầng thấp nhất là Mướng Boọc Đai ở dưới lòng đất. Đây là thế giới của những người lùn mà người Thái ở Qùy Châu gọi là Táy Boọc Đai…Họ cũng sống thành bản mường, cũng lao động sản xuất, đến tuổi trưởng thành cũng lấy chồng, lấy vợ, sinh con đẻ cái, như con người trên mặt đất. Mướng Boọc Đai chỉ là một thế giới làm nên vũ trụ trong tâm thức của người Thái, chứ không liên quan gì đến các nghi lễ trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian [31; 342- 343].

- Hệ thống các phí của người Thái ở Qùy Châu: Phí là thế lực tự nhiên

mà con người thần thánh hóa; phí là linh hồn tổ tiên, ông bà của mỗi gia đình đều thờ cúng; phí là linh hồn của những người có công lao với cộng đồng mà dân bản thờ cúng; phí là những vong hồn của những người đã chết oan trái, thường quấy nhiễu người sống, nên phải thờ cúng; phí là hồn vía của người đang sống…Về ý nghĩa, phí có hai loại: Thần và ma. Thần là phí tốt, là những thế lực siêu nhiên thường chăm lo hạnh phúc cho con người, cũng như có lúc trừng phạt con người nếu con người làm cho thần phật ý. Ma là phí xấu, thường mang tai họa đến cho con người. Người Thái ở Qùy Châu không phân biệt rạch ròi giữa thần và ma mà chỉ phân biệt phí lành (phí đí) khi chúng phù hộ cho họ và phí ác (phí hái) khi chúng gieo tai họ cho họ [31; 343- 344].

Người Thái Qùy Châu cho rằng vạn vật đều có linh hồn vì vậy phí có ở khắp nơi, trên tất cả mọi sự vật: phí Phả (phí mương trời), phí hươn (tổ tiên),

phí pu pà (ma núi rừng), phí na (ma ruộng), phí vắn (linh hồn)…Riêng ở trên cơ thể con người đã có rất nhiều hồn, người Thái có câu: “Sám xíp mình vắn

chau, cau họi mình vắn húa” (30 hồn chủ, 900 hồn ở trên đầu) ta đã thấy sự phức tạp của các phí rồi.

- Một số tín ngưỡng tiêu biểu:

+ Thờ cúng tổ tiên: Mỗi gia đình dân tộc Thái đều có một không gian

trong nhà dùng để làm nơi thờ cúng tổ tiên. Người Thái quan niệm là khi chết linh hồn lìa khỏ xác và biến thành phí vắn và đi sống ở thế giới khác. Đối tượng thờ cúng là các phí đăm (linh hồn tổ tiên ông bà) đó là những vi thần phúc hậu, luôn quan tâm chăm sóc và bản vệ cho cuộc sống của họ. Người Thái cúng vào các dịp: tết Nguyên Đán, lễ Cơm mới, lúc cuộc sống khó khăn.

+ Tín ngưỡng về linh hồn con người: Người Thái có câu: “Sám xíp

mình vắn chau, cau họi mình vắn húa”(30 hồn chủ, 900 hồn ở trên đầu). Hồn của bộ phận nào tách ra thì con người sẽ ốm đau vì vậy phải nhờ thầy mo gọi hồn về. Tín ngưỡng này gồm các nghi thức sau: Họng vắn ón (gọi hồn lạc),

Xọc vắn (tìm hồn), Òi vắn (dỗ hồn), Hóng vắn dong chau (đón hồn vía ở tổ

tiên về). Điểm chung của các nghi thức này là do hồn rời khỏi cơ thể nên dẫn đến ốm đau, bệnh tật liên miên, muốn khỏe mạnh thì phải tìm hồn về đúng chủ của mình. Thường thường đảm nhiệm vấn đề này là các thầy mo có uy tín. Lễ vật thường có xôi, gà, rượu. Sau khi làm xong lễ cúng người ốm được cột hai sợi chỉ màu đen ở cổ tay tránh hồn rời khỏi cơ thể.

+ Tín ngưỡng thờ cúng Bản, mường (xên Bản, xên Mường): Đối tượng

thờ cúng là tất cả các linh hồn của các thành viên trong bản, làng nhưng đứng đầu là linh hồn của tất cả các linh hồn của người có công lập bản mường, các thế lục siêu nhiên bảo vệ cho cuộc sống của người dân trong bản. Nghi thức: được cúng hàng năm tại tên ban (đền bản) hoặc tên mương (đền mường) thường từ 2-3 năm mới tổ chúc một lần kèm theo các hội với các trò chơi dân gian của người Thái.

+ Tín ngưỡng phật tổ: Tín ngưỡng này không phải chỉ riêng mình người Thái Qùy Châu mới có. Tín ngưỡng này liên quan tới vật tổ, kiêng ăn các vật tổ như: Họ Lữ, Lộc, Lương, Quang không được giết và ăn thịt hổ, họ Hà kiêng ăn thịt chim bìm bịp, họ Lo Căm không được ăn thịt chim tăng- lo, họ Ngân không được ăn thịt rắn, họ Lương không được ăn thịt chim quốc.

+ Tín ngưỡng nông nghiệp: Là những nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Tín ngưỡng này gồm các nghi lễ: Nghi lễ cúng đồng (tế tồng): thường được tiến hành lúc đầu vụ gieo trồng, tiến hành ngay trên cánh đồng dưới sự chủ trì của ông đăm nhằm cầu mong phù hộ cho lúa tốt, mùa màng bội thu. Nghi lễ khi cấy lúa: trước khi cấy người Thái ở Qùy Châu làm lễ để cầu xin các thần linh, ma ruộng phù hộ cho cây lúa sau khi cấy mọc khỏe, nhanh tốt, không bị sâu bệnh. Nghi lễ khi lúa bị sâu bệnh: khi lúa bị sâu bệnh phá hoại, họ ra tiến hành làm lễ cúng ngay tại ruộng. Cùng với các nghi thức cúng tế, bà con còn lấy cây “chò mò” băm nhỏ thả vào ruộng.

Ngoài ra còn có một số nghi lễ khác như lễ cúng “phà họng” (đón tiếng sấm đầu xuân).

2.2.2.2. Chữ Lai Tay

Chữ Thái cổ (Lai- Tay) được xem là chữ viết chính của người Thái ở miền Tây Nghệ An. Loại chữ này được dùng chủ yếu ở các huyện dọc quốc lộ 48 như Qùy Hợp, Qùy Châu, Quế Phong (tức vùng Phủ Qùy xưa).

Chữ Lai- Tay được xem là kiểu chữ qúa độ từ chữ dấu nét ký hiệu Trung Quốc (chữ Trung Hoa cổ) thành chữ viết theo cách chữ Ấn Độ (chữ Phạn- sanskrit) của dân tộc Lao- Tay…Cho đến hôm nay, niên đại chính xác xuất hiện chữ Thái vẫn là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chữ Thái chắc chắn đã xuất hiện và gắn bó với xã hội bản mường, với một cộng đồng cư dân có nghề trồng lúa nước được định hình vững chắc từ lâu đời. Chữ Thái Lai- Tay xuất hiện như một nhu cầu sinh tồn và phát triển của xã hội bản mường Thái. Có ý kiến cho rằng chữ Lai- Tay mới xuất hiện cách ngày nay khoảng 300 năm. Cũng có ý kiến

cho rằng, chữ Thái hệ Lai- Tay đã xuất hiện từ khoảng 1000 năm năm trước. Qua việc nghiên cứu, nắm bắt về một số đặc điểm tương đồng với chữ viết của các quốc gia khác như Trung Quốc, Lào... chúng ta thấy nhận định thứ hai có nhiều điểm hợp lý hơn. Thời trước, chữ Thái Lai- Tay được viết bằng bút lông mực Tàu trên nền giấy dó. Các bài mo, các làn điệu dân ca như xuối, nhuôn, khắp thường là ở thể thơ được ghi cẩn thận trên từng trang, sau đó ghép lại thành một quyển, gọi là quyển Lai- Tay. Nhiều quyển Lai- Tay cổ xưa đã được ghi chép và lưu giữ do các thầy mo, thầy cúng hoặc trong nhà của các ông Tạo (Chúa đất)...Những cuốn sách đó, được cất giữ cẩn thận và được coi là tài sản quý giá của gia đình. Họ không bán những sách đó và cũng hiếm khi cho người ngoài mượn [31; 410]. Ngoài ra chữ Thái Lai- Tay cũng giữu vai trò về mặt tư liệu lịch sử như văn bản chữ Thái do Giáo sư M.Ferlus sưu tầm được nói về lịch sử của các huyện Quế Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp, Nghĩa Đàn của tỉnh Nghệ An xưa.

Đặc điểm của chữ Thái Lai- Tay: Chữ Thái nói chung được viết theo

hàng ngang, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; trong vần có một số nguyên âm ghép với phụ âm theo thứ tự đảo ngược so với quy luật thông thường đã được biết trong ghép vần với chữ cái la- tinh, còn chữ Lai- Tay lại được viết theo hàng dọc. Các chữ cái ghép lại thành từ, thứ tự các chữ được viết từ trên xuống, giữa các từ không đặt dấu cách, các hàng chữ được đặt từ phải qua trái, trang trước ra trang sau. Không hề có nguyên âm ghép với phụ âm theo trật tự đảo ngược như các chữ Thái khác.

2.2.2.3. Cưới xin

Là phong tục lâu đời, phong tục này trải qua nhiều giai đoạn với các nghi lễ khác nhau phản ánh đặc trưng văn hóa, lối sống, những chuẩn mực ứng xử trong đời sống xã hội.

Phong tục cưới xin truyền thống thường do cha mẹ áp đặt và phải được sự đồng ý của hai họ. Tiêu chuẩn là phải “môn đăng hộ đối” (con Tạo phải lấy Nàng, không được lấy người bình dân trong xã hội), cân bằng về đẳng cấp,

địa vị trong xã hội và nhà trai cũng chú ý đến tính nết, sức lao động, sắc đẹp của người con gái. Do vậy, đám cưới trong xã hội cũng được chia theo đẳng cấp: những đám cưới của Tạo khác với đám cưới của người nông dân trong xã hội. Dưới đây là một số tục lệ trong phong tục cưới xin của tầng lớp bình dân người Thái ở Qùy Châu xưa, nó trải qua các giai đoạn: dắp xáo, dám xáo, nạp tài và cưới. Trong Dám xáo phải trải qua 6 lần thăm (hóng phạc) với số lần sính lễ tăng lên theo số chẵn.

Chuẩn bị vật chất cho ngày cưới: Để chuẩn bị cho lễ thành hôn của đôi

trẻ, cả hai gia đình đều phải chuẩn bị rất công phu và tốn kém. Đối với nhà gái, người con gái Thái trước khi đi lấy chồng phải chuẩn bị các đồ vật như: nệm, chăn thêu, gối thêu, màn vải nền đen có thêu hoa văn ở viền phía trên, váy thêu…Tuỳ theo điều kiện từng gia đình mà số lượng ít hay nhiều. Mục đích của việc này là để sau khi cưới hai vợ chồng sẽ đem biếu bố, mẹ, ông, bà, anh, chị của chồng. Đối với nhà trai, trước khi cưới nhà trai phải nạp đủ tiền nạp tài, chuẩn bị hai con lợn để làm vía cho cô dâu và chú rể, hai con gà để khi đón dâu về cúng báo cho tổ tiên biết đã có dâu mới, chuẩn bị vài chum rượu cần để làm vía và tiếp đãi khách. Mẹ chồng cũng phải chuẩn bị váy, vàng hay bạc để đón dâu.

Lễ cưới

Đám cưới ở nhà gái (ết đoóng hươn xáo): Đến ngày cưới, đoàn nhà trai

ngoài ông bố, ông mối, còn phải có 20 người gồm 4 chàng trai, bốn cô gái, 4 ông già, 4 bà già (trong đó có bà mối), và một số người khác gánh gạo, khiêng lợn, rượu cần, rượu siêu, đồ nấu nướng, trầu cau…mang sang nhà gái. Ông mối trình với nhà gái về các lễ vật mang đến, rồi nhà trai tự mổ lợn, hông xôi, làm thức ăn cho lễ cưới. Nhà trai còn đích thân đi mời họ hàng, lung tá, người già cả trước sau đó mới mời những người khác. Nhà gái cũng mổ lợn, hông xôi, đưa rượu ra tiếp khách [31; 355].

Tục đón dâu: Bên nhà trai đi đón dâu ngoài chú rể còn phải có hai

người con gái và hai người con trai chưa vợ, chưa chồng làm phù dâu, phủ rể. Người già đi bao nhiêu cũng được nhưng phải đủ đôi, không được lẻ.

Lễ đưa dâu được tổ chức vào lúc sáng sớm, khi mặt trờ chưa tỏ. Trước khi đưa dâu, ông mối thay mặt cho họ nhà trai và chàng rể ca ngợi công ơn bố mẹ vợ đã sinh thành, nuôi dưỡng người con gái nên người và trở thành dâu nhà trai. Ông mối nói xong chú rể lạy 4 lạy (vái). Tiếp theo đó, chàng rể bưng đĩa trầu xin đón dâu và tự tay mình đeo cho mẹ vợ một hoặc hai vong tay bằng bạc, biếu một vò rượu, dăm vuông lụa hoặc vải nhằm tạ ơn mẹ vợ, sau đó nhà gái sẽ cho chú rể một số đồ vật như: vải, bạc, vàng hoặc tiền mặt. Trong lúc này bà mối vào buồng thức cô dâu dậy, bà lấy vòng tay đeo cho cô dâu, mỗi tay một đôi, đồng thời bà lấy áo chú rể trùm lên đầu cô dâu rồi đưa cô dâu bước xuống cầu thang. Ý nghĩa của việc trùm áo chú rể lên đầu cô dâu là mong cho vợ chồng hoà hợp, yêu thương nhau mãi. Xuống khỏi cầu thang bà mối đi trước, sau đó đến cô dâu, chú rể, hai cô gái đưa dâu và sau nữa là những người đi đón và đưa dâu. Ông mối ở lại sau cùng để mời anh em họ hàng nhà gái đến nhà trai mừng vía cho 2 vợ chồng.

Đoàn nhà gái đi đưa dâu gồm có lung tá, những người thân trong gia đình và bạn bè cô dâu. Cha mẹ của cô dâu chỉ tiễn con gái ra khỏ cầu thang nhà, không được đi theo đoàn. Khi đưa dâu về đến đầu bản, nhà trai làm lễ mở cửa bản, báo từ nay cô gái sẽ là người của bản. Trong ngày cưới mẹ nàng dâu không được đưa con về nhà chồng bởi quan niệm của đồng bào cho rằng: ngày đó mẹ đi theo con gái về nhà chồng ăn uống sẽ ăn hết lộc của con, sau này con làm ăn sẽ không may mắn.

Khi đoàn rước dâu vào đến sân bên nhà trai trải hai chiếc chiếu giữa sân, đặt một cơi trầu có 6 miếng, 2 chai rượu và cử ra một người phụ nữ có tuổi đại diện cho nhà trai cảm ơn nhà gái đã cho con về để chăm nom ông bà già, xong việc bà mời hai họ lên nhà.

Lúc cô dâu, chú rể đặt chân lên cầu thang, bà mối nhắc 2 vợ chồng đặt chân phải lên bậc thang đầu tiên. Bên dưới cầu thang có hai cái nồi đồng nhỏ xếp chồng vào nhau, bà mối cầm hai ống nước nhỏ (có đan vỉ buộc vào đầu

Một phần của tài liệu Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w