0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu GIỮ GÌN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 95 -97 )

Châu, tỉnh Nghệ An

Qua khảo sát thấy rằng trình độ dân trí của đồng bào Thái ở Qùy Châu tuy đã dần được nâng lên, song vẫn thấp so với người Kinh trong huyện và so với các địa phương khác trong tỉnh. Trình độ dân trí thấp, trình độ phát triển kinh tế thấp kém là nguyên nhân cơ bản giải thích vì sao các truyền thống văn hóa chưa được coi trọng, dần bị mai một. Họ không nhận thức được ý nghĩa của các giá trị văn hóa truyền thống, do đó bản thân họ cũng chưa có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Do vậy, nhiệm vụ

nâng cao dân trí cho đồng bào Thái nơi đây là một trong những nhiệm vụ được các cấp uỷ Đảng, các cấp, các ngành quan tâm hàng đầu. Nâng cao dân trí hiều là không chỉ nâng cao trình độ học vấn mà còn là sự phổ biến kiến thức phổ thông về khoa học kỹ thuật; về toàn bộ thể chế chính trị- xã hội; về hiến pháp và pháp luật; về các chuẩn mực đạo đức và luân lý; về các quan điểm thẩm mỹ tiến bộ trong thưởng thức nghệ thuật và trong sinh hoạt giao tiếp; về dân số và kế hoạch hóa gia đình; về ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại.

Biện pháp: Cần thực hiện song song, kết hợp giữa phát triển giáo dục

phổ thông và bổ túc văn hóa xóa mù chữ. Đối với công tác bổ túc văn hóa ở vùng sâu, vùng xa cần có quan niệm coi trọng chất lượng hơn là số lượng. Đối với giáo dục phổ thông: đã phổ cập xong giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở, song vấn đề duy trì được tỉ lệ học sinh đến lớp thường xuyên và đảm bảo chất lượng đào tạo vẫn là một thử thách đối với ngành giáo dục của huyện Quỳ Châu nhất là ở các xã vùng trong.

Ở huyện Qùy Châu hiện nay các trung tâm dạy nghề chưa được chú trọng, do vậy trong thời gian sắp tới nhằm đảm bảo cho nguồn lao động ở nơi đây thì cần phải mở rộng, đa dạng hóa các hình thức đào tạo của các trung tâm này, ví dụ như dạy các ngành nghề truyền thống: đan lát, thêu thùa, làm các dụng cụ, nhạc cụ dân tộc, nghề hương trầm Qùy Châu, các nghề may mặc...từng bước tạo điều kiện để cho số người đến độ tuổi lao động người dân tộc Thái được đào tạo ngành nghề một cách chính quy, tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm, nâng cao đời sống về mọi mặt.

Cần phải được tạo điều kiện hơn nữa về mọi mặt để con em các gia đình trong diện chính sách, con em là người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo được học tập. Đặc biệt là con em ở vùng sâu, vùng xa, các xã vùng trong, vùng trên cần được chú trọng hơn. Cần phải thực hiện tốt hơn chương trình xã hội hóa giáo dục. Củng cố trường phổ thông dân tộc nội trú của huyện tăng cường đào

tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về trình độ lý luận chuyên môn nghiệp vụ. Năm học 2012- 2013 trường cấp 2 nội trú của huyện đã đưa vào hoạt động với khối học sinh lớp 6, dù có rất nhiều khó khăn nhưng đã thấy được sự cố gắng của các cấp các ngành đối với việc học tập của con em đồng bào dân tộc ở Qùy Châu.

Cùng với xu thế của thời đại, phải phổ cập tin học cơ sở, tiếng anh, ưu tiên cho các con em các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới. Tạo điều kiện cho các em tiếp cận dần với khoa học công nghệ để từng bước giúp các em nâng cao trình độ, hiểu biết, theo kịp với xu thế chung của thời đại.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các cấp, các ngành cần có kế hoạch phối hợp liên tục với các trường Đại học, cao đẳng trên cả nước tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho các bộ chủ chốt trên địa bàn của huyện có thể là đào tạo tại các trường đó hoặc đào tạo tại địa phương nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ nhất là cán bộ dân tộc thiểu số của huyện.

Một phần của tài liệu GIỮ GÌN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 95 -97 )

×