vật chất của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An
Kinh tế là điều kiện, là tiền đề cho sự phát triển của văn hóa, xã hội dù ở mọi thời đại nào. Đồng hành với cả nước và tỉnh Nghệ An, huyện Qùy Châu đã và đang tiến hành từng bước công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy, từ đặc điểm nền kinh tế của người Thái là kinh tế nông nghiệp, mang tính tự cấp, tự túc, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời gian gần đây đã có nhiều biến chuyển, nền kinh tế hàng hóa đã thâm nhập vào đời sống kinh tế của người Thái nơi đây nói riêng dù rằng sự biến chuyển đó diễn ra tương đối chậm. Tuy nhiên, so với các huyện khác thì huyện Qùy Châu có trình độ phát triển kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các điều kiện vật chất- kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội còn thiếu hụt và lạc hậu về nhiều mặt; chất lượng nguồn nhân lực và trình độ của nguồn lao động xã hội tuy đã có bước cải thiện đáng kể, song nhìn chung còn ở trình độ thấp, mức sống và điều kiện sống của dân cư nhiều nơi còn gặp khó khăn về y tế, giáo dục, văn hóa…Vì vậy, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và toàn bộ nhân dân toàn tỉnh nói chung, đồng bào dân tộc Thái huyện Quỳ Châu nói riêng nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển. Việc phát triển kinh tế của huyện Qùy Châu theo định hướng sau:
Huy động mọi nguồn lực, tranh thủ các yếu tố thuận lợi, nhằm phát triển kinh tế toàn diện với tốc độ cao và bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng, có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị lâm nghiệp- công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Khai thác và phát huy triệt để những tiềm năng lợi thế có sẵn, đặc biệt là lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản, đồng thời nắm vững thời cơ và các vận hội phát triền kinh tế mới để phát triền nhanh, tạo sự đột phá và động lực mạnh thúc đẩy kinh tế- xã hội của huyện, vùng Tây Bắc Nghệ An.
Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa lâm- nông nghiệp- nông thôn, tạo ra những nhân tố cơ bản để phát triển bền vững và tăng trưởng cao. Xây dựng hệ thống thị trấn, thị tứ, các cụm công nghiệp nhỏ trở thành những hạt nhân thúc đẩy phát triển các vùng nông thôn trong huyện, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Phát triển kinh tế gắn với quản lý tốt các vấn đề xã hội, tập trung giải quyết việc làm; đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Chú trọng môi trường nông thôn, đặc biệt là các vùng dân cư [31; 275- 276].