Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khoản phải thu.

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (Trang 102 - 103)

II. Nguồn kinh phí

3.2.5.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khoản phải thu.

Nhìn chung tình hình quản lí các khoản phải thu đặc biệt là phải thu khách hàng là chưa thực sự tốt, vì vây công ty có thể áp dụng một trong những biện pháp, giải pháp sau nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý các khoản phải thu.

1) Công ty nên tiến hành lập bảng phân tiến độ các khoản phải thu để nắm rõ tất cả về quy mô các khoản phải thu, thời hạn và có biện pháp thu hồi các khoản nợ đến hạn.

2) Khi các khoản nợ gần đến hạn thanh toán công ty tiến hành gửi giấy báo cho khách hàng (con nợ) biết về khoản nợ gần đến ngày thanh toán.

3) Trong công tác thu hồi nợ, công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn thu hồi nợ nhanh như sử dụng hình thức chiết khấu thanh toán cho những khách hàng trả tiền trước thời hạn.

Các khoản phải thu khách hàng của công ty chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơ cấu vốn lưu động của công ty. Khách hàng của công ty đều là các doanh nghiệp có khả năng thanh toán, tuy nhiên rủi ro trong thanh toán là khó có thể tránh khỏi, vì vậy công ty tiến hành áp dụng một chính sách chiết khấu hợp lý nhằm khuyến khích khách hàng tăng tốc độ thanh toán, theo đó công ty sẽ giải phóng được một khối lượng tương đối vốn lưu động đầu tư ở khoản mục này.

Thực tế cho thầy rằng, thời gian từ khi bên A chấp nhận thanh toán cho tới khi tiến hành thanh toán cho công ty là khoảng từ 30 đến 45 ngày. Trong khoảng thời gian này số vốn tồn đọng trong các khoản phải thu đã hạn chế việc đầu tư của công ty. Do đó nếu công ty xây dựng một chính sách chiết khấu phù hợp thì chắc bên A sẽ tiến hành thanh toán nhanh các khoản phải thu.

Đối với những khoản nợ quá hạn thanh toán công ty có thể tuỳ vào điều kiện thực tế khách hàng mà có thể gia hạn nợ, hoặc phạt chậm trả theo quy định của hợp đồng…

Đối với những khoản nợ khó đòi: Một mặt, công ty thực hiện trích lập quỹ dự phòng khoản phải thu khó đòi đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính. Mặt khác, công ty có biện pháp xử lý các khoản nợ này một cách phù hợp như: gia hạn nợ, thậm chí giảm nợ nhằm thu hồi một phần nợ coi như đã bị mất.

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (Trang 102 - 103)