II. Nguồn kinh phí
PHÒNG KẾ TOÁN
công ty với các đội, nghĩa là phòng kế toán của xí nghiệp có thể thực hiện các chức năng hoạch toán một cách đầy đủ. Trong trường hợp thiếu khả năng thanh toán, các các xí nghiệp cũng có thể viết phiếu tạm ứng thông qua phòng kế toán công ty nhờ trả hộ nhà cung cấp và thanh toán lương cho công nhân. Cuối mỗi kỳ hoặc định kỳ khi nhận được tiền thanh toán của bên A, công ty tiến hành thu gốc và lãi như đối với các đội sản xuất.
Biểu 5: Mối quan hệ giữa các xí nghiệp và công ty trong thu chi tiền mặt.
Nộp các loại thuế
Thông qua tài khoản 336
(Phải trả nội bộ)
Nộp các loại quỹ theo quy định tài chính ban hành
PHÒNG KẾ TOÁN
XÍ NGHIỆP TOÁN CÔNG TYPHÒNG KẾ
Ngoài ra, các xí nghiệp hàng tháng, quý phải nộp lên công ty các loại quỹ được trích theo những tỷ lệ nhất định theo các quy định về quản lý tài chính đồng thời nộp các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT còn phải nộp.... Mặt khác, do các xí nghiệp không có tư cách pháp nhân đầy đủ nên trong một số trường hợp công ty sẽ đứng ra nhận thầu, khi bên A thanh toán tiền khối lượng, công ty sẽ hoàn lại cho các xí nghiệp thông qua séc chuyển khoản.
Thông qua cơ chế quản lý tiền mặt trên đây, có thể thấy rằng khối lượng tiền mặt của công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của các dòng tiền vào và dòng tiền ra phát sinh tại các đội xây dựng và gián tiếp bởi các dòng tiền phát sinh ở các xí nghiệp.Tuy nhiên các xí nghiệp thường chủ động về tham gia đấu thầu dưới sự bảo lãnh của công ty vì thế việc duy trì lượng tiền mặt bao nhiêu phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động sản xuất của công ty.
Như ta đã biết vốn bằng tiền (bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền) là một bộ phận cấu thành vốn lưu động, chúng có tính thanh khoản cao và quyết định đến khả năng thanh toán của công ty. Ngoài ra chúng là đối tượng của các hành vi tham ô, gian lận, lợi dụng của các cá nhân để chụp lợi, vì vậy một trong những yêu cầu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp là phải làm cho đồng vốn đầu tư vào kinh doanh không ngừng vận động và sinh lời. Với tốc độ lạm phát như hiện nay, thì yêu cầu của việc quản lý vốn bằng tiền là phải tối thiểu hóa lượng tiền mặt dự trữ, đồng thời vẫn phải đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.
Theo số liệu trong bảng cơ cấu vốn lưu động ở trên ta thấy tỷ trọng của khoản tiền mặt và các khoản tương đương tiền có sự thay đổi khá lớn. Cuối năm 2010 tỷ trọng tiền mặt và các khoản tương đương tiền là 11.71% trong khi cuối năm 2011 là 13.30%, tăng 1.59%. Trong năm 2011 thì khoản mục tiền mặt và các khoản tương đương tiền tăng 49.447 triệu đồng tương ứng với mức tăng 41.92% ( từ mức 117.948 triệu đồng lên 167.395 triệu đồng vào cuối năm). Ta thấy khối lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty trong năm 2011 tăng khá
nhanh, điều này cũng là hợp lý đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bởi khối lượng tiền mặt của công ty chịu anh hưởng rất nhiều vào sự thanh toán của bên A hay đúng hơn là nếu bên A thanh toán tiền cho công ty các công trình đã hoàn thành thì khối lượng tiền mặt của công ty sẽ tăng và ngược lại, khi bên A chưa thanh toán hoặc thanh toán chậm thì khối lượng tiền mặt của công ty sẽ giảm.
Vố bằng tiền của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 bao gồm: vốn bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền và các khoản tương đương tiền. Sự biến động của vốn bằng tiền của công ty được thể hiện trong bảng cơ cấu vốn bằng tiền của công ty trong 2 năm 2010 và năm 2011 sau:
Bảng 13: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty cuối năm 2010 và cuối năm 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ % 1. Tiền mặt tại quỹ 32.555 19.45% 13.974 11.84% 18.581 133.00%
2. Tiền gửi NH 15.465 9.24% 88.974 75.43% -73.511 -82.62%3. Các khoản TĐT 122.384 71.31% 15.000 12.73% 107.384 715.87% 3. Các khoản TĐT 122.384 71.31% 15.000 12.73% 107.384 715.87% Tiền và các khoản TĐT 167.395 100% 117.948 100% 44.947 41.92%
Qua bảng phân tích cơ cấu vốn bằng tiền của công ty trong 2 năm 2010 và năm 2011 ta thấy cuối năm 2011 tổng tiền mặt (tiền và các khoản tương đương tiền) của công ty có xu hướng tăng lên so với cuối năm 2010. Cụ thể trong năm 2011 tổng tiền mặt của công ty tăng 44.947 triệu đồng tương ứng với mức tăng 41.92%, từ mức 117.948 triệu đồng lên 167.395 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do qui mô kinh doanh của công ty tăng nên tổng tiền mặt của công ty cũng phải tăng tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Mặt khác, do vào thời điểm cuối năm công tác quyết toán khối lượng hoàn thành thường được thực hiện, theo đó bên A sẽ ứng tiền cho công ty theo tỷ lệ khối lượng hoàn thành, điều này làm luợng tiền mặt có xu hướng tăng lên vào cuối năm.
Trong 2 năm 2010 và năm 2011 công ty luôn duy trì một lượng nhất định tiền mặt tại quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết mà không làm tăng chi phí quản lý tiền mặt. Cuối năm 2011 lượng tiền mặt của công ty là 32.555 triệu đồng, chiếm tỷ trongj 19.45% trong khi vào cuối năm 2010 thì lượng tiền mặt của công ty là 13.974 triệu đồng chiếm tỉ trọng 11.84%. Ta thấy cuối năm 2011 lượng tiền mặt của công ty tăng 18.581 triệu đồng tương ứng với mức tăng 133%, trong khi tỷ trọng thì tăng 7.61%. Cuối năm 2010 phần lớn tiền mặt của công ty tập trung ở các tài khoản ngân hàng, tiền gửi ngân hàng là 88.974 triệu đồng chiếm tới 75.43% tiền và các khoản tương đương tiền. Tuy nhiên vào cuối năm 2011 trong khi lượng tiền mặt tại quỹ của công ty tăng 18.581 triệu đồng đạt 32.555 triệu đồngvới tỷ lệ tăng 133% thì tiền gửi ngân hàng của công ty lại giảm xuống rất nhiều, từ mức 88.974 triệu đồng vào cuối năm 2010 đã giảm xuống 15.465 triệu đồng trong năm 2011( giảm 73.511 tỷ đồng với tỉ lệ giảm tương ứng là 82.62%). Bên cạnh đó, các khoản tương đương tiền (các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian đáo hạn không quá 3 tháng) có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm 2011, tăng 107.384 triệu đồng, với tỷ lệ 715.87%, chiếm tỷ trọng tới 71,31% trong tổng tiền mặt của công ty. Như vậy vào cuối năm 2011, lượng tiền tại quỹ và các khoản
tương đương tiền tăng mạnh trong khi tiền gửi ngân hàng lại giảm. Tiền gửi giảm là do trong năm công ty đã rút tiền từ tài khoản của mình để chi dùng cho các nhu cầu phát sinh như: trả lương, thanh toán tiền hàng…và lượng còn lại nằm ở quỹ. Bên cạnh đó công ty đã dùng phần lớn tiền của mình để đầu tư vào các tài sản ngắn hạn (chứng khoán ngắn hạn), điều này lý giải vì sao các khoản tương đương tiền lại tăng mạnh vào cuối năm.
Một thuận lợi lớn cho công ty là các nhà cung cấp mà công ty có quan hệ đều là những nhà cung cấp an toàn, chấp nhận cho công ty trả chậm với thời hạn thoả thuận giữa hai bên như thanh toán khi có khối lượng các công trình về (bên A thanh toán cho công ty) do đó, về mặt giá trị các khoản phải thu và các khoản phải trả thường tương đương nhau hay đúng hơn là các khoản phải thu tài trợ cho các khoản phải trả và do đó số dư tiền mặt không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các khoản phải trả nhà cung cấp (xét trong cả giai đoạn nghiên cứu, nếu xét tại từng thời điểm cụ thể kết luận này có phần không chính xác).
Ta thấy trong năm 2011 cơ cấu vốn bằng tiền thì lượng tiền gửi ngân hàng rất ít mà chủ yếu là giữ tại quỹ và các khoản tương đương tiền. Đây là một tính toán chưa thật sự hợp lý, chưa đảm bảo an toàn lại vừa đem lại cho công ty khoản thu nhập do hưởng lãi xuất tiền gửi. Tuy nhiên để có thể đánh giá được lượng tiền mặt tại quỹ của công ty như vậy đã là hợp lý và an toàn hay chưa, ta cần đi phân tích khả năng thanh toán của công ty qua các hệ số khả năng thanh toán của công ty.
Bảng 14: Bảng phân tích hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 Chênh lệch (1) (2) (2) - (1) TSNH 1.007.507 1.259.027 24.96% Nợ ngắn hạn 1.000.044 1.206.429 20.64% Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 1.01 1.045 0.035
Từ bảng phân tích ta có thể thấy được tình hình về khả năng thanh toán của công ty. Thực tế khả năng thanh toán hiện thời vào cuối năm 2011 của công ty là 1,045 đã tăng 0,035 so với đầu năm, nghĩa là nếu đầu năm 2011 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,01 đồng tài sản lưu động, thì đến cuối năm 2011 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,045 đồng tài sản lưu động. . Nguyên nhân là do tốc độ tăng của TSNH cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 (24,96%) lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (20,64%). Ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ở cả cuối năm 2010 và cuối năm 2011 đều lớn hơn 1, điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty ở mức khá an toànbởi vì công ty chỉ cần giải phóng dưới 100% số tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có là đủ thanh toán nợ ngắn hạn. Hơn thế nũa ta thấy trong năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng 0,035, đó cố thể coi là một mức tăng hợp lý bởi vì công ty đã tăng hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty nhưng cũng không đẩy hệ số này lên qua cao. Với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty không phải chỉ số này càng lớn càng tốt, vì khi hệ số này quá cao thì một lượng lớn TSLĐ tồn trữ, phản ánh việc sử dụng TSLĐ không hiệu quả, do bộ phận này không vận động, không sinh lời.
Thứ hai: Khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn hạn.Hệ số này phải trừ đi khoản mục hàng tồn kho đây là bộ phận TSLĐ kém thanh khoản nhất.
Bảng15: Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 Chênh lệch (1) (2) (2) - (1) TSNH 1.007.507 1.259.026 24,96% Hàng tồn kho 528.622 594.089 12,38% Nợ ngắn hạn 1.000.044 1.206.428 26,89% Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0,48 0,55 0,07
Qua bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty ta thấyhệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty thì hệ số này vào thời điểm cuối năm 2011 là 0,55 tăng 0,07 so với năm 2010. Điều này có nghĩa là trong khi cuối năm 2010 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,48 đồng TSNH đã loại trừ HTK đến cuối năm 2011, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,55 đồng TSNH đã loại trừ HTK, tăng 0,07 đồng so với cuối năm 2010.Nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng tài sản ngắn hạn của công ty tăng với tốc độ 24,96% cao hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho 12,38%, trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng có 26,89%, do đó làm cho khả năng thanh toán nhanh tăng lên.
Thực tế tình hình hiện nay các khoản phải thu chưa hẳn đã dễ dàng chuyển thành tiền, việc nợ dây dưa, không tuân thủ kỷ luật thanh toán hầu như như vẫn luôn xảy ra. Để loại trừ độ trễ của các khoản phải thu ta cần quan tâm đến hệ số nợ khả năng thanh toán tức thời.Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức khoản nợ ngắn hạn của công ty, cho biết công ty có bao nhiêu đồng tài sản có tính thanh khoản cao để sẵn sàng trả cho một đồng nợ ngắn hạn.
Bảng 16: Bảng phân tích hệ số thanh toán tức thời
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2010 31/12/2011 Chênh lệch
(1) (2) (2) - (1)
Tiền và các khoản tương
đương tiền 117.948 167.395 51,27%
Nợ ngắn hạn 1.000.044 1.206.429 26,89%
Hệ số thanh toán tức thời
(lần) 0,12 0,14 0,02
Nhìn vào bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty ta thấy cuối năm 2011hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,14 tăng 0,02 so với cuối năm 2010 (0,12). Điều này có nghĩa là, nếu đầu năm 2011 thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,12 đồng tài sản có tính thanh khoản cao sẵn sàng để trả trong khi cuối năm thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,14 đồng tài sản có tính thanh khoản cao sẵn sàng chi trả. Nguyên nhân làm cho hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng là do trong năm 2011 Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng 51,27% trong khi Nợ ngắn hạn của công ty chỉ tăng 26,89%. Ta
thấy hệ số nợ của công ty trong 2 năm 2010 và năm 2011 là khá hợp lý. Với hệ số nợ như vậy công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cũng như đảm bảo an toàn tài chính cho công ty.
Thứ tư, khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của Công ty đối với nợ vay dài hạn.Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay đồng thời cũng phản ánh mức độ rủi ro của các chủ nợ.
Bảng 17: Bảng phân tích hệ số thanh toán lãi vay
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
(1) (2) (2) - (1)
Lợi nhuận trước lãi vay
và thuế 35.437 63.277 78,56%
Lãi vay phải trả trong
năm 5.800 12.771 120,2%
Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay 6,11 4,9 -1,21
Hệ số thanh toán lãi vay của công ty trong năm 2011 đã giảm hơn so với năm 2010. Cụ thể, trong năm 2010 hệ số thanh toán lãi vay của công ty ở mức 6,11 thì đến năm 2011 hệ số này đã giảm xuống còn 4,9 giảm 1,21 lần. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là dotrong năm 2011 thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty tăng 78,56% trong khi mức tăng của lãi vay phải trả trong năm của công ty là rất lớn (tăng 120,2%). Công ty cần phải theo dõi và quản lý thật chặt chẽ các khoản lãi vay phai trả trong năm của công ty sao cho hợp lý với mức lợi nhuận trước thuế va lãi vay của công ty trong năm.
Trong nền kinh tế thị trường, do chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không phải lúc nào cung trùng nhau nên để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hóa các doanh nghiệp thường cung cấp cho nhau hình thức tín dụng thương mại (hình thức bán chịu) nên trong doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản phải thu.Quản lý nợ phải thu là công tác khá phức tạp và khó khăn trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động. Việc quản lý nợ phải thu không chỉ tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động mà còn tác động đến doanh thu tiêu thụ, khả năng chiếm lĩnh thị trường.Nếu các khoản phải thu tồn tại ở mức hợp lý, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn về vốn. Từ đó làm tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn sẽ làm tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp nhất là khi khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đồng thời làm tăng chi phí quản lý các khoản phải thu,