Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (Trang 103 - 106)

II. Nguồn kinh phí

3.2.6 Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân

Trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao trình độ tay nghề của công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Để đạt được mục tiêu trên, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Tổ chức đào tào và đào tạo lại cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý, đồng thời nâng cao tay nghề của công nhân. - Tổ chức sắp xếp lao động một cách hợp lý, tránh tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy.

- Tổ chức tuyển chọn đội ngũ công nhân lành nghề có thể sử dụng các loại máy móc hiện đại.

- Có chế độ lương thưởng hợp lý gắn liền với kết quả, thành tích lao động của mỗi cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao tinh thần làm việc của từng người.

3.2.7Quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu đồng thời xác định chính sách tín dụng thương mại hợp lý:

Trong thời gian qua, Các khoản phải thu của Công ty đã tăng mạnh và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn lưu động (Đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng) ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản trị Các khoản phải thu là công việc cần thiết.

Như chúng ta đã biết, Khoản phải thu của Công ty phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách bán chịu của Công ty. Trong các yếu tố này chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính. Chính vì vậy, để giảm thiểu khoản phải thu trong năm tới Công ty có thể thu hẹp chính sách bán chịu bằng cách tăng tiêu chuẩn bán chịu. Tuy nhiên, Công ty cũng cần cân nhắc đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận với chi phí và rủi ro để đưa ra chính sách bán chịu phù hợp.

Quy trình đánh giá uy tín khách hàng.

+ Đối với khách hàng lớn và có uy tín Công ty có thể bán nhiều hàng và chấp nhận thanh toán chậm nhưng vẫn có chính sách tín dụng khuyến khích trả sớm.

+ Đối với khách hàng mới Công ty chưa nắm bắt được nhiều về khả năng thanh toán của họ, hay chưa có uy tín và mức độ tin cậy không cao, thì Công ty cần tiến hành phương thức thanh toán ngay, hoặc có thể bán với một lượng hàng hoá vừa phải để tạo mối quan hệ với đối tác. Đồng thời Công ty cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro như yêu cầu đặt cọc, trả trước một phần giá trị đơn hàng, giới hạn giá trị tín dụng.

+ Đối với những khách hàng nợ không có hoặc khả năng thanh toán quá thấp, Công ty có thể từ chối nhằm tránh rủi ro về khả năng thanh toán của khách hàng.

Khi xác định chính sách bán chịu Công ty cần chú ý tới các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới công tác xác định chính sách bán chịu của mình như: mục tiêu mở rộng

thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu hay tăng lợi nhuận, tình trạng cạnh tranh, tình trạng tài chính của Công ty

- Bên cạnh đó, Công ty cũng cần đưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tiền hàng như: Chính sách chiết khấu thanh toán. Để có thể xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý Công ty cần phải đặt nó trong mối quan hệ với lãi suất vay vốn hiện hành của Ngân hàng.Bởi vì khi bán hàng trả chậm Công ty phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục.Công ty nên xác định tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho khách hàng thấp hơn lãi suất vay ngân hàng.

Công ty phải kiểm soát chặt chẽ Nợ phải thu và có các biện pháp cụ thể thu hồi công nợ. Để thực hiện điều này, Công ty cần phân loại các khoản Nợ phải thu thành: Nợ trong hạn, nợ đến hạn, và nợ quá hạn và có biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại:

- Đối với các khoản nợ trong hạn: Công ty cần theo dõi liên tục để nắm bắt được thời gian đến hạn và các biến động có liên quan.

- Đối với các khoản nợ đến hạn: Công ty cần có biện pháp đốc thu như thông báo nợ đến hạn cho khách hàng, Công ty chuẩn bị giấy tờ chứng từ thanh toán, thực hiện kịp thời thủ tục thanh toán để rút ngắn thời gian và chủ động trong thanh toán. - Đối với những khoản nợ quá hạn: Công ty phải tiến hành phân tích rõ nguyên nhân vì sao khách hàng không thanh toán đúng hạn để từ đó đưa ra những biện pháp thích ứng tuỳ từng thời kỳ: Nếu mới phát sinh thì nên áp dụng biện pháp mềm mỏng, mang tính chất yêu cầu.Sau một thời gian không biến chuyển, Công ty cử người đến tận nơi, dùng biện pháp cứng rắn hơn, đưa ra những cơ sơ pháp lý buộc khách hàng trả nợ.Trong trường hợp vẫn không đòi được thì Công ty có thể bán nợ cho Công ty mua bán nợ. Đồng thời Công ty cũng cần phân loại thành Nợ quá hạn có khả năng đòi được và Nợ quá hạn không có khả năng đòi được, với

khoản Nợ quá hạn không có khả năng đòi nghĩa là đã mất vốn, Công ty cần trích quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để bù đắp. Cũng chính vì vậy mà bắt đầu từ năm tới Công ty cần trích lập Khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w