II. Nguồn kinh phí
3.2.8 Chủ động sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào của công ty đều có thể gặp rủi ro. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, công ty cần chủ động sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
- Đối với vật tư, hàng hoá: Công ty cần phải mua bảo hiểm cho lượng vật tư, hàng hoá dự trữ và thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bảo toàn vốn của mình.
- Đối với các khoản phải thu, công ty cũng cần phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Đây là một biện pháp giúp công ty bảo toàn được vốn của mình nếu như khách hàng lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán.
- Để bảo toàn vốn lưu động trong điều kiện lạm phát, khi phân phối lợi nhuận cho mục đích tích luỹ và tiêu dùng của công ty, cần phải dành lại một phần để bù đắp số vốn hao hụt do lạm phát.
- Thường xuyên theo dõi và dự báo sự biến động của thị trường như sự biến động về giá cả nguyên vật liệu, lãi suất, tỷ giá hối đoái… để ra các quyết định kịp thời có lợi cho công ty.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích ở trên chúng ta có thể khẳng định lại một điều vốn là phạm trù kinh tế hàng hóa, là một yếu tố quan trọng quyết định để sản xuất lưu thông hàng hóa.Để đạt được hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động là vấn đề hết sức khó khăn, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều nhân tố mới hình thành, chưa hoàn thiện và các doanh nghiệp luôn phải tìm cách thích ứng.
Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, công ty công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đó đạt được những bước tiến đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Cùng với quy mô ngày càng được mở rộng, doanh thu và lợi nhuận của công ty trong những năm qua không ngừng tăng lên, đời sống công nhân viên ngày càng ổn định, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và kim ngạch xuất khẩu. Song song với quá trình đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cũng ngày càng nâng cao, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đi lên của công ty.Qua quá trình thực tập tại công ty công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4, kết hợp với những kiến thức đã được học, em đã đi sâu phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty. Do những hạn chế nhất định về kiến thức thực tiễn và thời gian thực tập nên luận văn không thể tránh được những thiếu sót, các giải pháp đưa ra có lẽ còn nặng tính lý thuyết. Tuy nhiên, đó là những quan điểm của cá nhân em sau những nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ths. Đặng Phương Mai, các thầy cô giáo trong Học Viện Tài Chính, Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ, nhân viên phòng Tài chính-kế toán của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này ./.
Hà Nội, tháng 4 năm 2012 Sinh viên