II. Nguồn kinh phí
CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN
THU NGẮN HẠN
428.360 34.02 305.562 30.33 122.789 40,18%
Trong tổng vốn lưu động thì các khoản phải thu cũng chiếm một tỷ trọng rất cao và chỉ thấp hơn khoản mục hàng tồn kho của công ty, các khoản phải thu chiếm 30,33% vào cuối năm 2010 và 34,02% vào cuối năm 2011. Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cuối năm 2011 tăng 122.789 triệu đồng so với cuối năm 2010 tương ứng với mức tăng 40.18% ( tăng từ mức 305.562 triệu đồng lên 428.360 triệu đồng vào cuối năm 2011)
Trong các khoản phải thu thì chủ yếu là phải thu khách hàng (cuối năm 2011 chiếm tới 81.53% tổng các khoản phả thu), so với cuối năm 2010 thì cuối năm 2011 phải thu của khách hàng tăng 95.321 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 37,46%.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc phần vốn lưu động của công ty bị khách hàng
chiếm dụng nhiều hơn năm 2009 là 37,46%.
Bên cạnh đó, phần vốn công ty trả trước cho nhà cung cấp để mua nguyên vật liệu, hàng hóa cũng có xu hướng tăng 27,89% từ mức 49.474 triệu đồng cuối năm 2010 lên mức 63.277 triệu đồng cuối năm 2011.
Ngoài ra các khoản phải thu khác của công ty cũng tăng lên ở mức rất cao với mức tăng 793,4% từ mức 1.707 triệu đồng cuối năm 2010 lên mức 15.246 triệu đồng vào cuối năm 2011. Bên cạnh đó ta cũng thấy được khoản dự phòng phải thu khó đòi cũng tăng ở mức là 94,5%. Phải thu nội bộ thì trong năm 2011 cũng phát
sinh một khoản 32 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ trọng các khoản mục này trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn là không cao, hầu như không đáng kể. Việc các khoản dự phòng nợ phải thu chiếm một tỷ trọng nhỏ là do hầu hết các công trình mà công ty thi công đều có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp nên chất lượng các khoản phải thu là rất cao. Ngoài thi công các công trình có vốn từ ngân sách nhà nước cấp công ty còn tiến hành thi công các công trình xây dựng khác cho những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, do đó việc tăng các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi là điều nên làm. Xong tỷ lệ tăng của nó cao hơn rất nhiều so với các khoản phải thu của khách hàng, cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc bảo toàn vốn lưu động. Các khoản phải thu khác của công ty ở đây hầu hết là phải thu nội bộ từ các xí nghiệp, các công ty con do xuất phát từ chính sách khoán sản lượng cho các đội công trình và cho vay vốn lưu động đối với các xí nghiệp. Các khoản phải thu nội bộ này được thanh toán khi bên A thanh toán khối lượng công trình qua tài khoản của công ty hoặc của các xí ngiệp chính vì vậy mà công ty có thể kiểm soát một cách chắc chắn chúng.
Nếu đem so sánh tốc độ tăng của doanh thu thuần là 55,76% và tốc độ tăng của các khoản phải thu ta thấy ta thấy tốc độ tăng của các khoản phải thu là 40,18% là thấp hơn, điều này cho thấy việc quản lý nợ phải thu của công ty là tương đối tốt. Việc các khoản phải thu của khách hàng tăng lên là do trong năm công ty đã nhận thầu thêm được nhiều công trình mới, tiến độ thi công được đẩy nhanh, nhưng việc thanh toán chưa hoàn tất.
Một điểm cần lưu ý là khi thi công các công trình, công ty yêu cầu bên A tạm ứng ở từng giai đoạn thi công. Mặt khác, các khoản trả nhà cung cấp của công ty là các khoản trả chậm với thời gian tương đối dài khoảng từ một tháng đến ba tháng do đó các khoản phải thu của công ty được tài trợ phần lớn từ hai nguồn: người mua trả tiền trước và phải trả nhà cung cấp. Nhìn nhận theo cách khác, vốn lưu động đầu tư vào các khoản phải thu của công ty chủ yếu được tài trợ từ nguồn
vốn tạm ứng của bên A và nguồn vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp. Tuy nhiên khoản vốn công ty đi chiếm dụng này là cao hơn rất nhiều khoản mà công ty bị chiếm dụng.
Hiệu quả trong quản lý khoản phải thu của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
Bảng 19: Bảng đánh giá tốc độ lưu chuyển nợ phải thu.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
1. Các khoản phải thu bình quân 366.961 257.863 109.098 42,31
2. Doanh thu thuần 1.368.453 877.564 490.899 55,94
3. Doanh thu bình quân 1 ngày 3.479 2.404 1.075 44,72
4. Số vòng quay KPT (vòng) 3,73 3,4 0,33 9,71
5. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 105 107 -2 -1,87
Từ bảng phân tích ta thấy, tỷ trọng vốn lưu động của công ty đầu tư trong các khoản phải thu là tương đối lớn. Số dư bình quân khoản phải thu năm 2011 là 366.961 triệu đồng trong khi năm 2010 là 257.863 triệu đồng. Như vậy năm 2011 số dư bình quân các khoản phải thu đã tăng so với năm 2010 là 109.098 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 42,31%. Các khoản phải thu bình quân năm 2011 tăng với tốc độ thấp hơn (42,31%) so với tốc độ tăng của doanh thu thuần (55,94%) vì vậy đã làm cho số vòng quay khoản phải thu tăng lên 0,33 vòng và kỳ thu tiền giảm xuống 2ngày. Tuy sự tăng lên này là không nhiều nhưng nó là dấu hiệu tốt giúp công ty giảm bớt thời gian thu tiền và có tiền mặt để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó nó còn cho thấy thấy cố gắng của công ty trong việc đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ góp phần làm giảm bớt chi phí quản lý, thu hồi nợ và các chi phí khác liên quan.
Quản lý khoản phải thu của công ty tuân theo quy luật chung của toàn ngành xây dựng. Công ty đã có những cố gắng nhất định trong việc yêu cầu bên A đẩy nhanh tốc độ tạm ứng hoặc thanh toán. Tuy nhiên đối với quản lý khoản phải thu khách hàng, phải thu khó đòi còn chưa triệt để còn gây tồn đọng, dẫn đến lượng vốn lưu động bị chiếm dụng còn nhiều, gây ảnh hưởng đến đầu tư vào các dự án khác và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.3.3 Quản lý về hàng tồn kho.
Tình hình thực tế quản lý hàng tồn kho ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
Trong tổng vốn lưu động của công ty thì khoản mục hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo bảng phân tích cơ cấu vốn lưu động của công ty trong 2 năm 2010 và năm 2011 ta thấy cuối năm 2011 là 594.089 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 47,19%, cuối năm 2010 là 528.622 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 52,47%, tăng 65.467 triệu đồng với tốc độ tăng là 12,39%. Do đó việc quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả khoản mục này có ảnh hưởng to lớn đến việc thực hiện mục tiêu tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Đối với công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 thi hàng tồn kho của công ty bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, hàng hóa. Cụ thể cơ cấu hàng tồn kho của công ty được thể hiện trong bảng phan tích hàng tồn kho như sau:
Bảng 20: Cơ cấu hàng tồn kho cuối năm 2010 và 2011.
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Cuối năm 2011 Cuối năm 2010 Tỷ trọng (%) Chênh lệch Năm 2011 Năm 2010 Số Tiền Tỷ lệ(%) Tỷ trọng
1. Nguyên liệu, vật liệu 29.738 16.322 5,00 3,09 13.416 82,23 1,91
2. Công cụ, dụng cụ 30 51 0,05 0,01 -21 -40,0 0,005
3. Chi phí SXKD DD 564.321 511.909 94,98 96,84 52.412 10,24 -1,89
4. Hàng hóa 0 340 0 0.06 -340 -100 -0,06
HÀNG TỒN KHO 594.089 528.622 47,19 52,47 65.467 9,65 -5,28
Trong khoản mục hàng tồn kho của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 thì phần lớn là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chiếm 96,84% vào cuối năm 2010 và 94,98% vào cuối năm 2011 trên tổng hàng tồn kho), khối lượng vốn lưu động ứ đọng ở khoản mục này là rất lớn. Nguyên nhân của nó là do tính mùa vụ trong hoạt động xây dựng làm cho quá trình sản xuất của công ty thường tập trung vào các quý 3, quý 4 của năm trước và kéo dài đến quý 1 của năm sau do đó tại thời điểm lập báo cáo tổng kết tài sản, đặc biệt là báo cáo tổng kết tài sản cuối năm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm một tỷ trọng rất lớn trên tổng hàng tồn kho. Để giải phóng vốn lưu động ứ đọng trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, công ty cần không ngừng cải tiến kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thi công các công trình đến mức có thể mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Tuy nhiên do đặc trưng của ngành xây dựng chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và thoả thuận về thời gian thi công của bên A(bên A về chủ quan thường muốn thời gian thi công công trình kéo dài nhằm tận dụng khả năng chiếm dụng vốn của công ty, về khách quan phải đợi cấp trên cấp vốn-đối với bên A là các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước…hoặc chờ quay vòng vốn-đối với bên A là các tổ chức cá nhân…), do đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn thực sự là điều không thể tránh khỏi.
Cuối năm 2011 lượng nguyên vật liệu tồn kho là 29.738 triệu đồng tăng 13.416 triệu so với cuối năm 2010, với tỷ lệ tăng là 82,23%. Tỷ trọng khoản mục này trong hàng tồn kho cuối năm 2011 chỉ chiếm 5%. Điều này là do tính chất ngành nghề hoạt động của công ty, các công trình thi công không tập trung và do
thoả thuận ký kết giữa bên A và công ty về loại nguyên vật liệu như cát, sỏi, xi măng, sắt thép…sử dụng cho thi công, bên cạnh đó các đội sản xuất thường tiến hành mua nguyên vật liệu ngay tại chân công trình phục vụ cho từng giai đoạn thi công vì thế trong quá trình sản xuất công ty hầu như không tiến hành dự trữ nguyên vật liệu. Tuy nhiên, do yếu tố khách quan như vật liệu mua không đảm bảo yêu cầu của bên A, mua thừa ngoài định mức (tỷ lệ này nhỏ), vì thế tồn kho nguyên vật liệu vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong bảng tổng kết tài sản của công ty. Ngoài ra do đặc điểm của nghành xây dựng nên tồn kho về công cụ dụng cụ và hàng hóa là không đáng kể và gần như bằng 0.
Hiệu quả trong quản lý hàng tồn kho của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.
Bảng 21 : Bảng đánh giá tốc độ luân chuyển HTK năm 2010 và năm 2011. ĐVT: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Giá vốn hàng bán 1.274.361 818.740 455.621 55,65% 2. HTK bình quân trong kỳ 561.356 465.116 96.240 20,69% 3. Số vòng quay HTK (vòng) 2,27 1,76 0,51 28,98%
4. Kỳ luân chuyển HTK (ngày) 159 205 -46 -22,44%
So với năm 2010, năm 2011 số dư hàng tồn kho bình quân đã tăng lên là 963240 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 20.69%, tỷ lệ tăng này là khá cao.Tuy nhiên, do tốc độ tăng của giá vốn (55,65%) cao hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân (20,69%) đã làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên 0,51 vòng, số ngày một vòng quay hàng tồn kho cũng giảm xuống, từ 205 ngày xuống còn 159 ngày, làm tăng hiệu quả sử dụng hàng tồn kho. Xong với việc hàng hoá tồn kho
tăng lên làm ứ đọng vốn trong quá trình sản xuất, làm chậm vòng quay, kéo dài kỳ luân chuyển, và làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao.
Việc đầu tư vào khối lượng hàng tồn kho là rất lớn trong tổng tài sản lưu động làm cho nên khả năng thanh toán nhanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang-bộ phận chính cấu thành hàng tồn kho. Bên cạnh đó, cuối năm 2011 khối lượng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên nhanh (10.24%) đã làm cho khối lượng hàng tồn kho tăng theo và khả năng thanh toán nhanh của công ty cuối năm 2011 là không cao (0,55) tốc độ tăng còn chậm và còn thấp so với các doanh nghiệp cùng nghành.
Vậy có thể khẳng định khối lượng hàng tồn kho chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang, quản lý hàng tồn kho mang nhiều yếu tố khách quan mà chủ quan công ty không thể quyết định. Điều này xuất phát từ đặc thù ngành xây dựng nói chung và cơ cấu sản xuất của công ty nói riêng.
Kết luận:Qua những phân tích ở trên cho thấy công ty đã áp dụng khá thành công mô hình quản lý“tồn kho bằng không” trong quản lý công cụ, dụng cụ, hàng hóa và nguyên liệu, vật liệu (chiếm tỷ lệ nhỏ) phục vụ cho sản xuất(mặc dù cũng phải nói thêm rằng đó không phải do chủ quan quản lý của công ty mà do đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường mà đặc biệt là do đặc điểm của ngành xây dựng). Tuy nhiên quản lý các sản phẩm dở dang của công ty vẫn còn hơi thụ động, phụ thuộc bên A nghĩa là hiệu quả của các giải pháp nhằm rút ngắn thời thi công các công trình để giảm khối lượng hàng tồn kho, giảm ứ đọng vốn trong khâu này là chưa cao.