Nghiên cứu sử dụng đực giống Boer để cải tạo đàn dê Cỏ tạ

Một phần của tài liệu KỶ yếu NGHIÊN cứu KHOA học và CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 2006 2011 (Trang 88 - 92)

D. CHĂN NUƠI, THÚ Y VÀ NUƠI TRỒNG THỦY SẢN

35. Nghiên cứu sử dụng đực giống Boer để cải tạo đàn dê Cỏ tạ

tỉnh Yên Bái

Xuất xứ: Đề tài cấp Tỉnh (QĐ số 45/QĐ - SKHCN Yên Bái, ngày 19/5/2009).

Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi - Khoa Chăn nuơi và Nuơi trồng thủy sản

Thanh viên tham gia:

- TS. Đặng Thái Hải, TS. Phan Xuân Hảo, ThS. Phạm Kim Đăng, ThS.Nguyễn Phương Giang, ThS. Cù Thiên Thu, Khoa Chăn nuơi và Nuơi trồng thủy sản

- PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch - Khoa Thú Y

- KS. Nguyễn Thị Nhàn- Trung tâm Khuyến nơng tỉnh Yên Bái - KS. Trần Văn Hoan - Trạm Khuyến nơng huyện Lục Yên.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2010

Kết quả đạt được

- Màu sắc lơng của đàn dê Cỏ (Co) nuơi tại Yên Bái khơng đồng nhất, màu vàng là phổ biến chiếm 57,33%, màu đen chiếm 18,67%, màu xám chiếm 10,67%, màu trắng và lang trắng chiếm 2,66 và 4,0%, cịn lại là một số màu khác khơng điển hình chiếm 6,67%. Dê lai F1(BT  Co) cĩ hai màu lơng chính chiếm tỷ lệ cao là: màu vàng (lệ 34,17%) và đen (30,83%); cịn lại là các màu khác như xám 6,67%, trắng 10,83% và lang trắng 4,17%. Như vậy, kết quả lai tạo giữa bố Bách Thảo (BT) và mẹ Cỏ đã tạo ra con lai F1(BT  Co) cĩ màu sắc lơng điển hình của cả bố lẫn mẹ. Vì số lượng con lai Boer  F1(BT 

Co) được sinh ra ít, nên tỷ lệ về màu lơng khơng được thống kê. Song nhìn chung, kết quả cho thấy rằng: con lai Boer  F1(BT  Co) cĩ tỷ lệ phân ly kiểu hình màu lơng phân tán, màu lơng Boer đầu đỏ, và các màu khác. Qua quan sát màu lơng của con lai Boer  F1(BT 

Co) và so sánh với tỷ lệ màu lơng của dê lai F1(BT  Co) cho thấy màu lơng ở con lai Boer  F1(BT  Co) cĩ xu hướng trội về màu lơng của con bố (Boer) nhiều hơn.

- Khả năng sinh trưởng: So sánh khối lượng của dê lai F1(BT  Co) với dê Cỏ cho thấy các con lai đều sinh trưởng tốt hơn. Ở các giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, khối lượng của dê đực và dê cái lai F1(BT Co) cao hơn rõ rệt so với dê đực và dê cái Cỏ (P < 0,05). - Khối lượng sơ sinh của dê Cỏ là 1,68 và 1,51kg (tương ứng vớiđực

và cái) thấp hơn so với khối lượng sơ sinh của dê lai F1(BT  Co) là 1,95 và 1,85kg (P < 0,05).

- Khối lượng của dê lai F1(BT  Co) ở 1, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi lần lượt là: 4,51; 10,55; 17,38; 23,27; 28,10kg (đực) - 4,11; 9,25; 15,25; 19,78; 23,80kg (cái). Khối lượng dê Cỏ ở 1, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi lần lượt là: 3,31; 7,40; 12,63; 16,13; 19,23kg (đực) - 3,08; 6,49; 10,64; 13,57; 15,81kg (cái). Như vậy, khối lượng của dê lai F1(BT  Co) cao hơn khối lượng của dê Cỏ ở cùng lứa tuổi (P < 0,05). Cụ thể, dê lai F1(BT  Co) cĩ khối lượng cao hơn dê Cỏ 2,95kg (42,63%) ở 3 tháng tuổi, 4,68kg (40,24%) ở 6 tháng tuổi, 6,77kg (45,89%) ở 9 tháng tuổi và 8,33kg (47,27%) ở 12 tháng tuổi.

- Con lai 3 máu Boer  F1 (BT  Co) cĩ tốc độ sinh trưởng tuyệt đối nhanh hơn F1 (BT  Co) và dê Cỏ. Cụ thể, ở giai đoạn sơ sinh - 1 tháng tuổi, con lai Boer  F1 (BT  Co), F1 (BT  Co) và dê Cỏ tương ứng đạt 89,66; 80,37 và 53,37g/con/ngày; giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi đạt 109,83; 93,21 và 62,89g/con/ngày; giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi là 90,44; 71,30 và 52,29g/con/ngày; giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi 71,44; 57,89 và 35,85g/con/ngày (P < 0,05).

- Khả năng cho thịt và chất lượng thịt: Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh ở dê lai Boer  F1 (BT  Co) là cao nhất, sau đến F1 (BT  Co) và thấp nhất là ở dê Cỏ (P < 0,05). Cụ thể: tỷ lệ thịt xẻ, và tỷ lệ thịt tinh ở dê lai Boer 

F1 (BT  Co) là: 48,02% và 37,06%, ở F1 (BT  Co) là 46,85% và 35,43%; ở dê Cỏ là 44,45% và 33,60%. Tỷ lệ phủ tạng cĩ xu hướng ngược lại: ở dê Cỏ là cao nhất (36,33%), sau đĩ là 34,20% ở F1 (BT 

Co) với P > 0,05; Tuy nhiên, sự sai khác giữa con lai Boer  F1 (BT 

Co) đạt 28,65% với hai loại dê trên là cĩ ý nghĩa (P < 0,05).

- Cĩ sự khác biệt về tỷ lệ vật chất khơ của thịt giữa dê Cỏ, F1(BT 

Co) và Boer  F1 (BT  Co). Chỉ tiêu này cao nhất là ở dê Cỏ (24,44%), ở dê F1(BT  Co) đạt 22,21% là thấp nhất (P < 0,05). Tỷ lệ protein thơ cũng cao nhất ở dê Cỏ (21,76%); ở F1(BT  Co) đạt 19,79% là thấp nhất và Boer  F1 (BT  Co) đạt giá trị trung gian (20,55%) với P < 0,05. Như vậy, dê Cỏ cĩ chất lượng thịt cao hơn dê F1(BT  Co) và dê Boer  F1 (BT  Co). Tỷ lệ lipit thơ và khống tổng số giữa dê Cỏ, F1(BT  Co) và Boer  F1 (BT  Co) khơng cĩ sự sai khác (P > 0,05). Hàm lượng cholesteron trong thịt dê Cỏ là 167,66mg/100g, ở F1(BT  Co) là 125,00mg/100g và ở Boer  F1 (BT  Co) là 115 mg/100g. Hàm lượng cholesteron trong thịt dê F1(BT  Co) và dê Boer  F1 (BT  Co) thấp hơn dê Cỏ (P < 0,05).

- Kết quả phân tích hàm lượng axit amin trong thịt dê cho thấy cĩ sự khác nhau rõ rệt (P<0,05) nếu xét riêng từng axit amin trong thịt giữa 3 loại dê trên và cĩ chiều hướng cao hơn ở dê Cỏ, thấp hơn ở F1

(BT  Co) và Boer  F1 (BT  Co) (P < 0,05). Tuy nhiên, hàm lượng arginine và phenylalanine trong thịt dê F1 (BT  Co) và Boer  F1

(BT  Co) khơng cĩ sự sai khác (P > 0,05). Đặc biệt, các axit amin thiết yếu như lysine, methionine, phenylalanine và histidine ở dê Cỏ là cao nhất và thấp nhất ở Boer  F1 (BT  Co) với P < 0,05. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của thịt dê chủ yếu liên quan đến các axit amin khơng thay thế.

- Về hiệu quả kinh tế, trong cùng điều kiện chăn nuơi, trong 1 năm, mỗi hộ nuơi 1 dê đực và 10 dê cái sinh sản, kết quả cho thấy: chăn nuơi dê lai 3 máu Boer  F1(BT  Co) sẽ thu được 34.435.940đ, nuơi dê lai F1(BT  Co) thu được 29.769.919đ, cịn nuơi dê Cỏ chỉ thu được 18.741.053đ. Như vậy, sự thay đổi con giống đã gĩp phần nâng cao đáng kể thu nhập cho người nuơi dê. Điều này cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc thuyết phục nơng dân phát triển chăn nuơi dê lai. - Đề tài gĩp phần đào tạo 1 thạc sĩ, 2 sinh viên làm khĩa luận tốt nghiệp

Ấn phẩm cơng bố

Nguyễn Bá Mùi, Đặng Thái Hải (2011). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của dê Cỏ, F1 (Bách Thảo  Cỏ) và con lai Boer  F1 (Bách Thảo  Cỏ) nuơi tại Yên Bái. Tạp chí Khoa học và Phát triển, đã được chấp nhận đăng.

Nguyễn Bá Mùi, Đặng Thái Hải (2011). Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của dê Cỏ, F1 (Bách Thảo Cỏ) và con lai Boer  F1 (Bách Thảo

Cỏ) nuơi tại Yên Bái. Tạp chí Khoa học và Phát triển, đã được chấp nhận đăng.

Dê Cỏ Đực giống Bách Thảo

Một phần của tài liệu KỶ yếu NGHIÊN cứu KHOA học và CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 2006 2011 (Trang 88 - 92)