Đánh giá thực trạng rủi ro thuốc bảo vệ thực vật và tác động

Một phần của tài liệu KỶ yếu NGHIÊN cứu KHOA học và CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 2006 2011 (Trang 131 - 135)

II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂN NUƠ

54. Đánh giá thực trạng rủi ro thuốc bảo vệ thực vật và tác động

của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật ở Việt

Nam: Trường hợp nghiên cứu ở Thái Bình và Hà Nội

Xuất xứ: Đề tài nghị định thư số (GCP/RAS/229/SWE) do FAO tài trợ, ký ngày 21/3/2008 và ngày 12/10/2009

Chủ trì: GS. TS. Đỗ Kim Chung - Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn

Thành viên tham gia:

- PGS.TS. Kim Thị Dung - Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - GV. Đỗ Thị Nhài, CN. Lê Thị Thanh Loan - Khoa Kinh tế và Phát

triển nơng thơn.

Thời gian thực hiện: tháng 03/2008 - 12/2010.

Kết quả đạt được

- Về thực trạng rủi ro thuốc BVTV ở Việt Nam: Nghiên cứu cho thấy

rằng: nguyên nhân chính của rủi ro thuốc BVTV được xác định từ hai phía: về phía tiếp xúc rủi ro bao gồm: 1) chưa đúng kỹ thuật sử dụng thuốc, 2) Khơng sử dụng bảo hộ lao động, 3) Vất bừa bãi bao bì và thuốc thừa, 4) Cất dụng cụ phun khơng đúng nơi quy định. Phía tiếp xúc với độc hại bao gồm: 1) Chưa sử dụng thuốc BVTV trong danh mục; 2) Sử dụng ít thuốc sinh học và nhĩm III, IV, 3) Ít hiểu biết về nhãn mác, loại thuốc. Nơng dân cĩ ứng xử chưa đúng về giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV: 1) Ít hiểu biết về chính sách và những quy định về quản lý rủi ro thuốc BVTV, 2) Các hoạt động của cộng đồng về quản lý rủi ro thuốc BVTV chưa đủ mạnh; 3) Người thiếu kiến thức về thuốc BVTV, dựa nhiều vào hướng dẫn của người bán, kỹ thuật sử dụng chưa đúng, khơng xử lý tốt bao bì, thuốc thừa. Để giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV, cần làm tốt các việc sau: 1) xây dựng nhĩm nơng dân cùng sở thích để sản xuất rau an tồn; 2) thơng tin tuyên truyền về chính sách quản lý rủi ro thuốc BVTV; 3) Xây dựng quy chế địa phương về quản lý rui ro thuốc bảo vệ thực vật; 4) Tổ chức tập huấn về quản lý rủi ro thuốc BVTV. Nội dung tập huấn nhằm tăng sự hiểu biết về chính sách và những quy định về quản lý rủi ro thuốc BVTV, tăng kiến thức về thuốc BVTV, kỹ thuật sử dụng, xử lý tốt bao bì, thuốc thừa.

- Về tác động của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV ở Việt

Nam: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV đã cải thiện được kiến thức và hành vi của cán bộ cộng đồng, người bán thuốc và người sử dụng thuốc BVTV, gĩp phần

giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV cả về độc hại và tiếp xúc, đã cĩ tác động tốt tới cộng đồng, hình thành đươc mơ hình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV dựa vào cộng đơng, mơ hình lan tỏa tới các xã khác, gĩp phần hoàn thiện chính sách quản lý thuốc BVTV Thơng tư 2388 - BNN - BVTV, xây dựng được tính sở hữu cộng đồng và phát huy nội lực của địa phương trong sản xuất nơng nghiệp bền vững. Nghiên cứu nội dung hoàn thiện chương trình tập huấn cần tập trung vào việc nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong giảm thiêu rủi ro thuốc BVTV, các vấn đề thể chế, xây dựng các bể chưa, quản lý và xử lý bao bì thuốc...

55. Ngành hàng gia cầm và phân tích cầu thịt gia cầm trong bối

cảnh dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) tại Hà Nội

Xuất xứ: Cơng trình được thực hiện trong khuơn khổ chương trình Hợp tác Đại học giữa Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội (HUA) và Hội đồng Liên các trường Đại học khối Pháp ngữ (CIUF/CUD), Vương quốc Bỉ.

Chủ trì: PGS.TS. Vũ Đình Tơn - Khoa Chăn nuơi và Nuơi trồng thủy sản

Thành viên tham gia

- ThS. Phan Đăng Thắng - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nơng thơn

- PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn - Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn - PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn - Khoa Chăn nuơi và Nuơi trồng thủy sản - PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch - Khoa Thú y

- PGS.TS. Philippe Lebailly - Trường Đại học Liège, Vương quốc Bỉ

Thời gian thực hiện: 10/2008 đến 10/2010.

Kết quả đạt được

- Các hệ thống chăn nuơi gia cầm khá đa dạng cả về phương thức chăn nuơi và lồi gia cầm nuơi, đĩ là: Nuơi thâm canh, nuơi bán thâm canh và chăn nuơi quảng canh quy mơ nhỏ.

- Chăn nuơi thâm canh khá phát triển tại vùng nghiên cứu nhất là hình thức nuơi theo hợp đồng. Phương thức chăn nuơi này đàn gà được nuơi nhốt trong chuồng với hệ thống chuồng trại được đầu tư tốt, khơng cĩ sự tiếp xúc giữa gà với các loài gia cầm hoặc vật nuơi khác.

- Chăn nuơi bán thâm canh chủ yếu với các giống kiêm dụng và giống địa phương (Vịt CV Super M, ngan Pháp, vịt siêu trứng, vịt Bầu cánh trắng). Gia cầm được nuơi bán chăn thả hoặc quây nhốt trong vườn, kênh mương để tận dụng tối đa diện tích, nguồn thức ăn. Nuơi theo hệ thống này các hộ thường ít đầu tư về chuồng trại và nuơi kết hợp nhiều giống, loài gia cầm khác nhau như nuơi chung giữa gà với vịt, ngan.... Đàn gà sinh sản được tiêm phịng một số loại vacxin phịng bệnh với tỷ lệ cao, trong khi đĩ chỉ cĩ 45% - 71% đàn vịt, ngan sinh sản hoặc nuơi thịt cĩ sử dụng vacxin phịng bệnh.

- Chăn nuơi quảng canh, quy mơ nhỏ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm trong chính hộ gia đình (chiếm 40%) và một phần được bán ra (chiếm 60%). Loại hình chăn nuơi này cĩ mức đầu tư rất thấp và mang tính tận dụng. Gia cầm hầu hết được nuơi chung với các loại gia súc khác. Tỉ lệ gia cầm được tiêm vắc - xin phịng bệnh thấp (6%).

- Hiệu quả kinh tế trong chăn nuơi gia cầm trong những năm vừa qua rất thấp, nhiều hộ chăn nuơi bị lỗ vốn do sự biến động quá lớn của giá các đầu vào và giá bán sản phẩm đầu ra. Chăn nuơi gà lơng màu sinh sản mang lại hiệu quả ổn định hơn bởi giá bán gà loại thải cao do thị hiếu của người tiêu dùng. Trong khi đĩ, chăn nuơi vịt sinh sản và ngan Pháp thường bị lỗ do nguyên nhân dịch bệnh và giá thức ăn cơng nghiệp tăng quá cao.

- Gia cầm sống vẫn được kinh doanh và tiêu thụ phổ biến, trong đĩ gia cầm bệnh hoặc cĩ nguy cơ rủi ro với dịch bệnh vẫn được tiêu thụ. Các cơ sở giết mổ gia cầm thường nằm trong các khu dân cư đơng đúc, hệ thống vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm kém.

- Cơ cấu tiêu dùng thịt gia cầm chiếm khá cao (23,4%), thịt lợn các loại chiếm khoảng 40%, cá chiếm 28% nhưng thịt bị chỉ chiếm dưới 7,3% về số lượng. Các hộ gia đình nội thành ngày càng cĩ nhu cầu tiêu dùng cao với các loại thịt bị, thịt lợn cĩ tỉ lệ nạc cao và các sản phẩm hải sản. Khu vực nơng thơn, tiêu dùng thực phẩm chủ yếu là thịt lợn, thịt gà và cá.

Ấn phẩm cơng bố

Vu Dinh Ton, Phan Dang Thang, B. Duquesne, Ph. Lebailly (2010). "Consommation alimentaire et revenu familial dans la zone périurbaine de Hanoi", Presentation for 116th EAAE Seminar Spatial dynamics in agri - food systems: implications for

sustainability and consumer welfare. University of Parma, Italy. October 27th - 30th, 2010. Website available: http://ageconsearch.umn.edu/handle/95014.

Phan Dang Thang, Vu Dinh Ton, B. Duquesne, Ph. Lebailly (2010). "Analysis of risks and impacts on the incomes of small poultry producers in Ha Tay Province, North - Vietnam", Proceedings of 13th AITVM 2010 International Conference “Globalization of Tropical Animal Diseases and Public Health Concerns”, Bangkok, Thailand, 23 - 26 August, 2010. Website available: http://orbi.ulg.ac.be/handle/2268/73930.

Vu Dinh Ton, Phan Dang Thang, B. Duquesne, Ph. Lebailly (2010). "Households' net income and food consumption in the context of the current financial crisis (a case study in Hanoi suburban)", Vietnam’s Socio - Economic Development: a Social Science Review (VSED), Vietnam Institute of Economics. N061, March 2010, pages 58 - 69. Website available: http://orbi.ulg.ac.be/handle/2268/40617.

Phan Dang Thang, B. Duquesne, Ph. Lebailly, Vu Dinh Ton (2010). "Poultry supply chains and challenge facing the poultry smallholders in Hanoi suburban", Vietnam’s Socio - Economic Development: a Social Science Review (VSED). Vietnam Institute of Economics. N063, September, 2010, pages 64 - 80. Website available: http://hdl.handle.net/2268/74383.

Phan Dang Thang, B. Duquesne, Ph. Lebailly, Vu Dinh Ton (2010). "Diversification and Epidemic Risks in poultry production systems in Hanoi suburban", English issue, Journal of Sciences and Development, Hanoi University of Agriculture. Vol. 8, N02/2010.http://www.hua.edu.vn/tc_khktnn/Upload%5C27122010 - Bai%209%20Eng.%20%28ban%20in%20203%20 -%20215%29.pdf Phan Đăng Thắng, Bùi Hữu Đoàn, Brigitte Duquesne, Philippe Lebailly, Vũ Đình Tơn (2011). "Năng suất chăn nuơi một số gia cầm trong nơng hộ tại huyện Phú Xuyên và Chương Mỹ, Hà Nội", Tạp chí Nơng nghiệp và PTNT.Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, kỳ 2

tháng 3.

http://orbi.ulg.ac.be/bitstream/2268/92351/1/Poultry%20production %20productivity%20in%20smallhoders%20at%20Phu%20Xuyen% 20and%20Chuong%20My%20districts%20Hanoi%20suburban_Lan gue - Vietnamien.pdf.

Phan Dang Thang, Vu Dinh Ton, Thomas Dogot, Philippe Lebailly (2011). "Preliminary results of financial analysis of poultry supply chains in Hanoi Suburb, North of Vietnam", Poster presentation for international conference of Global Value Chains and Sustainable Development. 24 - 25, May 2011 at TechnicalUniversity of Danmark.http://www.ddrn.dk/filer/forum/File/1st_announcement_G VC_conference_24 - 25_May_2011.pdf.

Một phần của tài liệu KỶ yếu NGHIÊN cứu KHOA học và CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 2006 2011 (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)