II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
23. Xác định bệnh virus hại cây trồng năm 2008 2010 tại miền
Bắc bằng phân tích phân tử
Xuất xứ: Nghiên cứu được được hỗ trợ từ các đề tài cấp Bộ: B2009 - 11 - 32 và cấp trường: T2009 - 21 - 42.
Chủ trì: TS. Hà Viết Cường - Khoa Nơng học
Thành viên tham gia:
- KS. Lê Văn Hải, KS. Ngơ Hải Anh, ThS. Trần Thị Như Hoa, Hà Giang - Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới (Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội)
- Nguyễn Viết Hải- Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu I (Cục Bảo vệ thực vật)
- GS.TS. Vũ Triệu Mân - Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam
Thời gian thực hiện: 2008 - 2010
Kết quả đạt được
- Xác định virus lúa lùn sọc đen phương nam (Southern rice black streaked dwarf virus, SRBSDV) gây bệnh lúa lùn sọc đen ở miền Bắc (xem hình). Bệnh được xem là một bệnh lạ xuất hiện trên lúa tại một số tỉnh miền Bắc trong vụ mùa năm 2009. Bệnh cĩ triệu chứng khá giống với bệnh lùn xoắn lá ở miền Nam (Rice ragged stunt virus, RRSV) và bệnh lúa cỏ hay cịn gọi là bệnh vàng lùn (Rice grassy
stunt virus, RGSV) đã gây hại phổ biến ở miền Nam vào năm 2008. Cả 2 virus gây bệnh đều truyền bằng rầy nâu theo kiểu bền vững tái sinh. Đã cĩ nhầm lẫn và tranh luận về nguyên nhân gây bệnh của bệnh này. Hiện nay, đây là bệnh virus quan trọng nhất trên lúa ở miền Bắc.
- Từ các phân tích triệu chứng cho thấy bệnh lùn lụi cĩ thể bị nhiễm bởi một reovirus. Dựa trên phán đốn này, một cặp mồi chung đặc hiệu gene S10 của virus gây bệnh lùn sọc đen đã được thiết kế. Phản ứng RT - PCR và giải trình tự đã cho thấy virus gây bệnh là virus lùn sọc đen phương nam (Southern rice black streaked dwarf virus, SRBSDV). Virus lúa lùn sọc đen phương nam SRBSDV (chi
Fijivirus, họ Reoviridae) gây bệnh lúa lùn sọc đen là một virus cĩ bộ gen RNA, thuộc chi Fijivirus, họ Reoviridae, mới được xác định đầu tiên năm 2008 tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Quảng Đơng, Hải Nam. Virus lan truyền nhờ rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ và cũng nhiễm tự nhiên trên ngơ và một số loài cỏ dại họ hịa thảo.
- Xác định virus vàng lụi lúa (Rice yellow stunt virus, RYSV) gây bệnh
vàng lá lúa ở miền Bắc (xem ảnh). Do triệu chứng bệnh vàng lá tại vùng dịch thuộc huyện Hiệp Hịa - Bắc Giang tương tự với triệu chứng bệnh vàng lụi do RYSV gây ra nên 2 cặp mồi độc lập đặc hiệu virus này đã được thiết kế. Phản ứng RT - PCR và giải trình tự đã cho thấy virus gây bệnh là RYSV. Virus gây bệnh thuộc chi
Nucleorhabdovirus (họ Rhabdovirus), cĩ bộ gen RNA mạch thẳng, sợi đơn, cực âm, kích thước khoảng 14 kb. Virus cịn cĩ tên là virus “vàng lá tạm thời”, “vàng lá di động” (Rice transitory yellowing disease, RTYV). Virus lan truyền ngoài tự nhiên nhờ rầy xanh (Nephotettix spp.) theo kiểu bền vững tái sinh (virus nhân lên trong vector) nhưng khơng truyền qua trứng.
- Phát hiện và xác định nhiều begomovirus hại cây trồng ở miền Bắc.
Việt Nam đã được chứng minh là một trong các trung tâm đa dạng của các begomovirus (chi Begomovirus, họ Geminiviridae). Các begomovirus là các virus cĩ bộ gen DNA, mạch vịng, sợi đơn, lan truyền ngoài tự nhiên nhờ bọ phấn theo kiểu bền vững tuần hoàn. Hàng trăm mẫu cây trồng thuộc họ cà, họ đậu, đu đủ, sắn và một số cây dại đã được kiểm tra begomovirus bằng PCR và giải trình tự. Các kết quả chính cĩ thể tĩm tắt như sau:
(i) Đã phát hiện tám begomovirus bao gồm: Kudzu mosaic virus (KuMV), Ludwigia yellow vein virus (LYVV), Papaya leaf curl China virus (PaLCuCNV), Tomato leaf curl Vietnam virus (ToLCVV), Tomato yellow leaf curl Vietnam virus (TYLCVNV), Tomato yellow leaf curl Dangxa virus (TYLCDXV), Tomato leaf curl Hainan virus (ToLCHV), Tomato leaf curl Hanoi virus (ToLCHanV).
(ii) Trong số tám virus ở trên, cĩ một virus lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam là Tomato leaf curl Hainan virus (ToLCHV). Virus này khơng những nhiễm trên cà chua mà cịn gây bệnh cuốn lá trên đu đủ.
(iii) Đáng chú ý, một virus đã được xác định thuộc loài mới và được đặt tên là Tomato leaf curl Hanoi virus (ToLCHanV).
(iv) Trong số các cây ký chủ kiểm tra, cĩ tới năm cây là ký chủ mới của begomovirus, lần đầu tiên được xác định ở Việt Nam (và trên thế giới), bao gồm: Đậu tương, ký chủ mới của Kudzu mosaic virus (KuMV); đậu cove, ký chủ mới của Ludwigia yellow vein virus (LYVV); hoa ngũ sắc, ký chủ mới của Papaya leaf curl China virus (PaLCuCNV); ớt, ký chủ mới của Tomato leaf curl Vietnam virus (ToLCVV) và Tomato yellow leaf curl Vietnam virus (TYLCVNV); đu đủ, ký chủ mới của Tomato leaf curl Hainan virus (ToLCHV).
Ấn phẩm cơng bố
Ha Viet Cuong, Le Van Hai, Tran Ngoc Tiep, Ngo Bich Hao (2011). Molecular characterization of two begomoviruses infecting papaya and tomato in Vietnam. Journal of International Society for Southeast Asian Agricultural Sciences. Accepted.
Hà Viết Cường, Lê Văn Hải, Nguyễn Viết Hải, Vũ Triệu Mân (2010). Xác định tác nhân gây bệnh vàng lá lúa tại Bắc Giang. Tạp chí BVTV, số 4: 8 - 12.
Hà Viết Cường, Lê Văn Hải, Nguyễn Viết Hải, Vũ Triệu Mân (2010). Xác định virus gây bệnh lùn lụi trên lúa ở miền Bắc Việt Nam năm 2009. Tạp chí BVTV, số 1.
Hà Viết Cường (2010). Phát hiện và đặc trưng phân tử Kudzu mosaic virus gây bệnh khảm vàng đậu tương ở miền Bắc. Tạp chí BVTV.
Ha Viet Cuong, Nguyen Viet hai, Vu Triệu Man, Masaru Matsumoto (2009). Rice dwarf disease in North Vietnam in 2009 is caused by southern rice black - streaked dwarf virus (SRBSDV). Bull. Inst. Trop. Agr., Kyushu Univ. 32: 85 - 92.
Hà Viết Cường, Ngơ Hải Anh, Lê Đình Mạnh, Vũ Triệu Mân (2009). Đặc trưng phân tử virus gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tại Việt Nam. Tạp chí BVTV, số 5: 26 - 32.
Triệu chứng bệnh lùn sọc đen trên lúa
Cây lúa nhiễm RYSV
24. Nghiên cứu chế phẩm sinh học phịng trừ các bệnh hại cây
cĩ nguồn gốc trong đất ở miền Bắc Việt Nam
Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Mã số B2006 - 11 - 02TĐ
Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Kim Vân - Khoa Nơng học
Thành viên tham gia: PGS.TS. Ngơ Bích Hảo, PGS.TS. Nguyễn Văn Viên,
PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng, TS. Trần Nguyễn Hà, ThS. Nguyễn Đức Huy - Khoa Nơng học
Kết quả đã đạt được
- Đã giám định được một số nấm, vi khuẩn gây bệnh chủ yếu cĩ nguồn gốc trong đất hại cây trồng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và phân lập, nhân nuơi hai loại vi sinh vật đối kháng (nấm và vi khuẩn) đối kháng trong phịng thí nghiệm.
- Đã chế tạo hai chế phẩm sinh học cĩ chứa nấm đối kháng
Trichoderma viride và vi khuẩn Bacillus subtilis trong điều kiện phịng thí nghiệm và thử nghiệm khả năng phịng trừ bệnh của chế phẩm ở điều kiện trong phịng, trong nhà lưới và ngồi đồng.
- Đào tạo 08 sinh viên, 02 thạc sĩ.
Địa chỉ ứng dụng, chuyển giao
- Ứng dụng trên nhiều địa phương ở miền Bắc Việt Nam để phịng trừ các bệnh hại cây trồng cĩ nguồn gốc trong đất.
Ấn phẩm cơng bố
Nguyễn Kim Vân, Đỗ Tấn Dũng (2006). Một số nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh hại cây trồng cĩ nguồn gốc trong đất và nấm đối kháng
Trichoderma viride trong phịng chống bệnh. Báo cáo khoa học hội thảo, Nhà xuất bản Nơng nghiệp Hà Nội, tr. 551 - 556.
Ngơ Bích Hảo, Nguyễn KimVân (2007). Bệnh nấm truyền qua đất hại cây trồng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và thử nghiệm chế phẩm sinh học phịng trừ. Báo cáo hội nghị Khoa học Nơng nghiệp quốc tế của các nước Đơng nam châu Á (ISSAAS), Malaysia từ 12 - 14/11/2007.