Một số mô hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 52 - 54)

2.3.3.1 Mô hình nghiên cứu chấp nhận ngân hàng điện tử ở Việt Nam (Lê Văn Huy

& Trương Thị Vân Anh, 2008)

Lê Văn Huy & Trương Thị Vân Anh (2008) đã đề xuất mô hình nghiên cứu chấp nhận ngân hàng điện tử tại Việt Nam như sau:

H9 H5 RỦI RO CẢM NHẬN ÍCH LỢI CẢM NHẬN SỰ THUẬN TIỆN SỰ DỄ DỬ DỤNG CẢM NHẬN SỰ TỰ CHỦ SỬ DỤNG DỰ ĐỊNH THÁI ĐỘ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN

Hình 2.29 Mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận sử dụng E-banking tại Việt Nam 2008.

Nguồn: Lê Văn Huy & Trương Thị Vân Anh (2008)

0,305 0,062 RỦI RO CẢM NHẬN SỰ TỰ NGUYỆN ÍCH LỢI CẢM NHẬN SỰ THUẬN TIỆN SỰ DỄ DỬ DỤNG CẢM NHẬN SỰ TỰ CHỦ CỚ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG DỰ ĐỊNH THÁI ĐỘ

Hình 2.30 Mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận sử dụng E-banking tại Việt Nam 2008.

Nguồn: Lê Văn Huy & Trương Thị Vân Anh (2008)

Kết quả nghiên cứu, biến quan sát: “ lo lắng về pháp luật liên quan đến ngân hàng điện tử” trong thành phần “Rủi ro cảm nhận” bị loại bỏ do có hệ số truyền tải nhỏ. Giả thiết H1 bị bác bỏ, các giả thiết còn lại đều được chấp nhận.

-39-

Từ kết quả Lê Văn Huy & Trương Thị Vân Anh (2008) cũng nhấn mạnh vai trò của các yếu tố như sự thuận tiện, lợi ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận nhằm hình thành nên thái độ và dự định sử dụng e-banking của các cá nhân, đồng thời rủi ro cảm nhận làm cản trở quá trình sử dụng công nghệ.

2.3.3.2 Mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam (Nguyễn

Duy Thanh & Cao Hào Thi, 2011)

H9+

KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH HIỆU QUẢ MONG ĐỢI

RỦI RO GIAO DỊCH YẾU TỐ PHÁP LUẬT SỬ DỤNG E-BANKING CHẤP NHẬN E-BANKING DỄ DÀNG SỬ DỤNG KIỂM SOÁT HÀNH VI CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC H10 CHUẨN CHỦ QUAN HÌNH ẢNH NGÂN HÀNG

Hình 2.31 Mô hình nghiên cứu chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam năm 2011.

Nguồn: Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi (2011)

Từ kết quả phân tích hồi quy đa biến, Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi (2011) đã kết luận 8 yếu tố là hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu tố pháp luật đều có ý nghĩa thống kê đối với sự chấp nhận E-banking.

Chong và c.s. (2010) đã có nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam [43]. Nhận thức hữu dụng, nhận thức dễ dàng sử dụng, sự tin tưởng và hỗ trợ của chính phủ đã được kiểm tra để xác định xem những yếu tố ảnh hưởng đến việc thông qua ngân hàng trực tuyến. Kết quả từ cuộc khảo sát với 156 người được hỏi ở Việt Nam trong đó có 103

-40-

mẫu đạt yêu cầu có thể sử dụng (66%). Dữ liệu đã được phân tích bằng cách sử dụng sự tương quan và phân tích hồi quy đa, kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức hữu dụng, sự tin tưởng và hỗ trợ của chính phủ tác động tích cực đến ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam. Trái ngược với các mô hình chấp nhận công nghệ, nhận thức dễ dàng sử dụng được tìm thấy là có ảnh hưởng không đáng kể đến ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất các ngân hàng cần cải thiện an ninh và sự riêng tư của các trang web, sẽ làm tăng sự tin tưởng của người sử dụng. Các ngân hàng cũng nên tạo ra các tính năng đó là hữu ích cho người sử dụng và đảm bảo người sử dụng được các tính năng này. Cuối cùng, chính phủ cũng đóng một vai trò hỗ trợ cho các ngân hàng trong nỗ lực gia tăng khách hàng chấp nhân và sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)