Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi:

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 78 - 80)

Với giả định không có sự tác động của hành vi sử dụng (UB) trong mô hình, tiến hành kiểm định 5 nhóm nhân tố (mới) ảnh hưởng đến ý định hành vi, kết quả như sau:

Bảng 4.4 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi

Nguồn xử lý số liệu của tác giả

Qua kết quả trên, cho thấy giả thuyết H5 bị bác bỏ, nghĩa là nhận thức rủi ro (PCR) không có ảnh hưởng đến ý định hành vi (BI). Tiến hành bỏ tương quan giữa nhận thức rủi ro đến ý định hành vi, ước lượng mô hình theo kết quả sau:

R S.E. C.R. P Ghi chú

BI (Ý định hành vi) <--- HT (Thói quen) 0,462 0,052 8,822 *** hỗ trợ

BI (Ý định hành vi) <--- EE (Nỗ lực kỳ vọng) -0,134 0,063 -2,119 0,034 hỗ trợ

BI (Ý định hành vi) <--- FPS (Ảnh hưởng tiện ích) 0,438 0,085 5,143 *** hỗ trợ

BI (Ý định hành vi) <--- PV (Giá trị dịch vụ) 0,361 0,036 9,93 *** hỗ trợ

BI (Ý định hành vi) <--- PCR (Nhận thức rủi ro) -0,002 0,025 -0,069 0,945 không hỗ trợ Mối quan hệ

-65-

Bảng 4.5 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi (sau khi loại bỏ tương quan giữa PCR->BI)

Nguồn xử lý số liệu của tác giả

Loại bỏ sự tương quan PCR - BI, các thông số chủ yếu của mô hình (đã chuẩn hóa) như sau: Chi-square=4782,75; df=470; p=0,000; Chi-square (CMIN)= 10,176; GFI=0,659; TLI=0,785; CFI=0,809; RMSEA=0,133.

Bảng 4.6 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi (sau khi loại toàn bộ PCR)

Nguồn xử lý số liệu của tác giả

Phương án loại bỏ toàn bộ PCR ra khỏi mô hình, các thông số chủ yếu của mô hình (đã chuẩn hóa) lúc này như sau: Chi-square=3244,504; df=331; p=0,000; Chi- square (CMIN)= 9,802; GFI=0,711; TLI=0,812; CFI=0,835; RMSEA=0,130.

Như vậy, sau khi loại bỏ toàn bộ PCR ra khỏi mô hình cho thấy kết quả đã cải thiện hơn. Tuy nhiên, mô hình vẫn chưa đạt chuẩn mực yêu cầu (Chi-square/df (CMIN/df) ≤3 (Carmines & McIver, 1981); GFI, TLI, CFI ≥0,9 (Bentler & Bonett, 1980); RMSEA ≤0,8 (Steiger, 1990). Do đó, tác giả chưa đặt ra yêu cầu kiểm tra tính đơn hướng/đơn nguyên; kiểm tra giá trị hội tụ; giá trị phân biệt; giá trị liên hệ lý thuyết; xác định độ tin cậy mô hình.

R S.E. C.R. P Ghi chú

BI (Ý định hành vi) <--- HT (Thói quen) 0,462 0,051 9,001 *** hỗ trợ

BI (Ý định hành vi) <--- EE (Nỗ lực kỳ vọng) -0,136 0,061 -2,236 0,025 hỗ trợ

BI (Ý định hành vi) <--- FPS (Ảnh hưởng tiện ích) 0,44 0,08 5,465 *** hỗ trợ

BI (Ý định hành vi) <--- PV (Giá trị dịch vụ) 0,361 0,036 9,942 *** hỗ trợ

Mối quan hệ

Ghi chú: (***) : P_value <0,001

R S.E. C.R. P Ghi chú

BI (Ý định hành vi) <--- HT (Thói quen) 0,46 0,051 8,953 *** hỗ trợ

BI (Ý định hành vi) <--- EE (Nỗ lực kỳ vọng) -0,136 0,061 -2,231 0,026 hỗ trợ

BI (Ý định hành vi) <--- FPS (Ảnh hưởng tiện ích) 0,443 0,081 5,46 *** hỗ trợ

BI (Ý định hành vi) <--- PV (Giá trị dịch vụ) 0,362 0,036 9,951 *** hỗ trợ

Mối quan hệ

-66-

Hình 4.2 Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ ebanking tại TPHCM.

Nguồn xử lý số liệu của tác giả

Nhận xét: Xét riêng ý định hành vi, từ kết quả khảo sát và phân tích cho thấy 4 yếu tố ảnh hưởng tiện ích (PE), thói quen (HT), nỗ lực kỳ vọng (EE), giá trị dịch vụ (PV) có ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ ebanking tại TPHCM, trong đó, thói quen (HT) và giá trị dịch vụ (PV) là 2 yếu tố có ảnh hưởng chi phối đến ý định hành vi; nỗ lực kỳ vọng có tương quan âm đến ý định hành vi. Nhận thức rủi ro (PCR) không ảnh hưởng đến ý định hành vi.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)