Thang đo áp dụng đối với các thành phần ý định hành vi sử dụng (BI), hiệu suất mong đợi (PE), nỗ lực kỳ vọng (EE), ảnh hưởng xã hội (SI), điều kiện thuận lợi (FC), động lực hưởng thụ (HM), giá trị dịch vụ (PV), thói quen (HT), nhận thức rủi ro (PCR) sử dụng thang đo likert 5 mức độ: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường/ không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý. Các thành phần thang đo, về cơ bản giữ nguyên theo khung lý thuyết UTAUT2 [130], thay thế việc sử dụng công nghệ bằng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) phù hợp theo nghiên cứu.
-53- Ký hiệu Thành phần Tham chiếu Ý định hành vi (BI)
BI1 Tôi có ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trong vài tháng tới.
(Venkatesh và c.s., 2003, 2012)
BI2 Tôi đoán tôi sẽ sử dụng e-banking trong vài tháng tới.
BI3 Tôi có kế hoạch sử dụng e-banking trong vài tháng tới.
BI4 Tôi có ý định vấn tin tài khoản của tôi trên nền tảng của E- banking.
BI5 Tôi có ý định giao dịch chuyển tiền và thanh toán trên nền tảng của E-banking.
Hiệu quả mong đợi (PE)
Tôi nghĩ rằng việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
(Venkatesh và c.s., 2003, 2012)
PE1 sẽ hữu ích trong công việc và cuộc sống của tôi
PE2 sẽ cho phép tôi giao dịch tài chính một cách nhanh chóng hơn.
PE3 sẽ gia tăng năng suất của tôi (cùng một nguồn lực bỏ ra, số lượng giao dịch tài chính nhiều hơn).
PE4 sẽ cải thiện kết quả giao dịch của tôi.
Nỗ lực lỳ vọng (EE)
EE1 Tôi hy vọng là tương tác của tôi với ngân hàng điện tử sẽ được rõ ràng và dễ hiểu.
(Venkatesh và c.s., 2003, 2012)
EE2 Tôi hy vọng việc sử dụng thành thạo dịch vụ ngân hàng điện tử là dễ dàng đối với tôi.
EE3 Tôi hy vọng ngân hàng điện tử sẽ dễ dàng trong việc sử dụng.
EE4 Học cách sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ dễ dàng với tôi.
Ảnh hưởng xã hội (SI)
SI1 Những người ảnh hưởng đến hành vi của tôi (cấp trên, khách hàng…) nghĩ rằng tôi nên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
(Venkatesh và c.s., 2003, 2012)
SI2 Những người quan trọng với tôi (gia đình, bạn bè…) nghĩ rằng tôi nên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
SI3 Tôi thấy những người sử dụng dịch vụ e-banking thường có uy tín hơn.
SI4 Những người sử dụng e-banking là biểu hiện sự sành điệu về công nghệ.
SI5 Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử như là trào lưu, nhiều người dùng được đã tác động tôi sử dụng.
Điều kiện thuận lợi (FC)
FC1 Tôi có các nguồn lực cần thiết để sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
-54-
Ký hiệu
Thành phần
Tham chiếu
FC3 Tôi có các phương tiện cần thiết (PC, máy tính bảng, smart phone, Wifi, 3G) để sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
(Venkatesh và c.s., 2003, 2012)
FC4 Ngân hàng điện tử cũng tương thích với hệ thống tôi đang dùng.
FC5 Bạn bè và người thân sẽ sẵn sàng hỗ trợ nếu tôi có khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
FC6 Các hướng dẫn của ngân hang cũng sẵn có để tôi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nhận thức rủi ro (PCR)
PCR1 Nhìn chung, khi xem xét tất cả các yếu tố kết hợp, việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là rủi ro. (rủi ro thực hiện)
(Featherman &
Pavlou, 2003)
PCR2 Sử dụng E-banking để thanh toán hóa đơn của tôi sẽ là nguy hiểm. (rủi ro tài chính)
PCR3 Dịch vụ ngân hàng điện tử là nguy hiểm khi sử dụng. (e ngại tâm lý)
PCR4 Tôi nghĩ rằng việc sử dụng ngân hàng điện tử sẽ làm cho việc thanh toán điện tử trở nên rất không chắc chắn. (bảo mật)
PCR5 Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử gây ra một rủi ro tổng thể đối với tôi. (rủi ro tổng thể)
Động lực hưởng thụ (HM)
HM1 Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là rất vui đối với tôi.
(Venkatesh và c.s., 2012)
HM2 Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là rất thú vị đối với tôi HM3 Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử mang đến cho tôi một sự giải
trí
Giá trị dịch vụ (PV)
PV1 Dịch vụ ngân hàng điện tử có giá cả hợp lý.
(Venkatesh và c.s., 2012)
PV2 Dịch vụ ngân hàng điện tử đáng để trả tiền (phí dịch vụ).
PV3 Với giá phí hiện hành, Dịch vụ ngân hàng điện tử mang đến cho tôi giá trị tốt .
Thói quen (HT)
HT1 Tôi đã trở nên quen với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
(Venkatesh và c.s., 2012)
HT2 Tôi đam mê sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
HT3 Tôi phải sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
HT4 Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là điều hiển nhiên đối với tôi.
Theo một số chuyên gia, sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử khác việc sử dụng công nghệ do đặc thù. Thang đo để xác định mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
-55-
chỉ đơn thuần với tần suất, bằng số lần là chưa đủ. Cần kết hợp theo mức độ giao dịch có rủi ro để đánh giá. Thang đo đối với hành vi sử dụng, sử dụng thang đo likert 5 mức độ: 1: Không bao giờ sử dụng; 2: Hiếm khi (sử dụng e-banking có giá trị nhỏ và khi không thể đến giao dịch trực tiếp); 3: Thỉnh thoảng (sử dụng e-banking mức độ vừa phải, có cân nhắc); 4: Thường xuyên (thực hiện tất cả giao dịch e-banking có thể cung cấp với giá trị giao dịch không cao); 5:Rất thường xuyên (thực hiện tất cả giao dịch e- banking có thể cung cấp).
Ký hiệu Thành phần Tham chiếu
Hành vi sử dụng
UB_EB Quyết định sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung
(Venkatesh và c.s., 2012)
UB_IB Quyết định sử dụng các dịch vụ internet banking.
UB_MB Quyết định sử dụng các dịch vụ mobile banking.
UB_SB Quyết định sử dụng các dịch vụ SMS banking.
UB_CD Quyết định sử dụng các dịch vụ thẻ.