Giá trị dịch vụ có tương quan dương (tác động tích cực) đến ý định hành

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 92 - 93)

Thói quen là yếu tố mới được đề xuất theo UTAUT2 [130], Thói quen (HT) đã được định nghĩa là mức độ mà mọi người có xu hướng để thực hiện hành vi một cách tự động, Một vận hành của thói quen đã được minh chứng là có tác dụng trực tiếp vào việc sử dụng công nghệ vượt trội so với các tác động của ý định [130]. Từ kết quả nghiên cứu, thói quen (HT) có tương quan dương, tác động tích cực đến cả ý định hành vi và hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại TP HCM cho thấy phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H9a và H9b, phù hợp với mô hình UTAUT2 [130]. Thói quen có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng công nghệ nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng, hàm ý với các nhà quản trị hướng đến việc tiếp thị có hiệu quả dịch vụ ebanking đến đối tượng khách hàng sử dụng công nghệ. Mặt khác, thói quen có tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng dịch vụ ebanking cũng hàm ý rằng các ngân hàng muốn đẩy mạnh doanh số dịch vụ ebanking, cần có có giải pháp nhằm tạo điều kiện cho khách hàng hình thành thói quen.

4.2.5 Giá trị dịch vụ có tương quan dương (tác động tích cực) đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại TP HCM. sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại TP HCM.

Giá trị dịch vụ là yếu tố mới đối với mô hình nghiên cứu chấp nhận công nghệ. Qua kết quả ước lượng từ mô hình của nghiên cứu này, cũng cho thấy phù hợp với giả thuyết đề ra (H8). Giá trị dịch vụ (PV) có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi của khách hàng tại TP HCM chấp nhận và hướng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, phù hợp theo UTAUT2 [130], phù hợp với nghiên cứu chấp nhận e-banking king của các tác giả [44,135].

-79-

Giá trị dịch vụ có tác động tích cực đáng kể đến ý định hành vi sử dụng ebanking tại TP HCM. Điều này, hàm ý với các nhà quản trị ngân hàng rằng, dịch vụ e-banking tại Việt Nam chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu, để các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử có thể đạt được sự chấp nhận của người dùng và phát triển mạnh, cần gia tăng nhận thức của khách hàng về giá trị dịch vụ. Có nghĩa là, một mặt các ngân hàng cần nâng cao hơn chất lượng dịch vụ so với ấn định mức phí dịch vụ thu từ khách hàng, nghĩa là cần cân nhắc chính sách phí phù hợp. Nên miễn phí hoặc thu phí thấp đối với các giao dịch nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu cá nhân nhằm kích thích ý định người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Các nhà quản trị ngân hàng cũng có thể áp dụng chính sách miễn phí đối với một số giao dịch lần đầu, thời gian đầu nhằm tạo thói quen sử dụng dịch vụ e-banking và thói quen sử dụng e-banking có tác động đến hành vi sử dụng. Phát triển doanh thu dịch vụ ebanking qua thói quen sử dụng của khách hàng sẽ bền vững hơn việc đưa ra giá phí dịch vụ cao.

4.2.6 Ý định hành vi không ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại TP HCM.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)