Quản lý thu thuế tại cơ quan Hải quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan đồng tháp (Trang 32)

Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là các hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của người nộp thuế (Lê Xuân Trường, 2010).

Quản lý thuế bao gồm những khía cạnh: (i) Nhà nước với tư cách là chủ thể của hoạt động quản lý thuế; (ii) các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế với tư cách là đối tượng quản lý; (iii) mục tiêu của quản lý thuế; (iv) tính thống nhất trong tổ chức giữa cơ quan chính sách và cơ quan hành thu; và (v) quá trình tác động qua lại giữa quản lý, điều hành thu và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước, trên cơ sở tuân thủ các quy luật khách quan.

Nội dung của quản lý thuế bao gồm:

- Xây dựng chính sách và thể chế, cụ thể hóa bằng luật pháp. - Tổ chức bộ máy thu thuế.

- Tổ chức quy trình quản lý thu thuế. - Thực hiện các chức năng quản lý thuế.

Những nội dung quản lý thuế phải được thiết kế, xây dựng và triển khai theo những nguyên tắc:

- Tuân thủ pháp luật.

- Đảm bảo tính hiệu quả: hiệu quả - về mặt chính thống – có thể hiểu là: đảm bảo số thu NSNN lớn nhất theo đúng luật thuế; đồng thời đảm bảo rằng chi phí quản lý là tiết kiệm nhất.

- Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế. - Công khai và minh bạch.

1.3.2 Cơ quan Hải quan trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế

Điều 12, Luật Hải quan 2014 quy định nhiệm vụ của Hải quan chia thành 5 nhóm lớn; trong đó nhóm thứ ba được nêu rõ là: “Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Thực hiện nhiệm vụ này, Hải quan trở thành một đầu mối thu NSNN và cấu thành một bộ phận trong bộ máy thu thuế của quốc gia.

Tuy nhiên do đặc thù về đối tượng chịu thuế và địa bàn hoạt động nên cơ quan Hải quan được tổ chức một cách tương đối độc lập, nằm bên cạnh cơ quan thuế nhưng cùng trong một cơ cấu tổ chức của ngành Tài chính tạo thành một thể thống nhất trong bộ máy thu thuế của quốc gia. Tính thống nhất và độc lập tương đối của Hải quan làm cho cơ quan này trở thành một đầu mối thu NSNN tại các cửa khẩu trên bộ, trên sông, biển và các điểm được coi như cửa khẩu bao gồm: Cảng hàng không quốc tế, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, các điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên lãnh thổ và vùng biển thực hiện chủ quyền của Việt Nam và tại doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan.

Trên địa bàn hoạt động, chức năng tổ chức thu thuế của Hải quan được thực hiện đồng bộ với chức năng kiểm tra, giám sát và kiểm soát đối với hàng hóa và phương tiện vận tải.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Hải quan được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương: Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính; ở cấp địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sẽ được tổ chức thành Cục Hải quan. Ở mỗi Cục Hải quan, tùy theo địa bàn sẽ tổ chức thành các Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát Hải quan và tương đương.

Một trong những nhiệm vụ chính của ngành Hải quan là tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Quản lý thu thuế tại cơ quan Hải quan được hiểu là một hệ thống các phương pháp, hình thức và kết hợp với các công cụ quản lý được triển khai phù hợp với hình thức tổ chức bộ máy nhằm để thực thi hệ thống pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu. Hệ thống quản lý thuế tại cơ quan Hải quan cấu thành từ những yếu tố:

- Hình thức quản lý thuế: là những thủ tục từ khai thuế, nộp thuế, thủ tục hoàn miễn giảm thuế, xem xét khiếu nại thuế và kiểm tra thanh tra thuế …

- Các công cụ quản lý: gồm những quy trình, biện pháp nghiệp vụ, phương tiện quản lý …

- Tổ chức bộ máy: là những bộ phận, các đơn vị thuộc cơ quan Hải quan, đội ngũ cán bộ công chức Hải quan.

Tuy nhiên, chức năng quản lý thu thuế không phải được thực hiện một cách độc lập mà lồng ghép trong toàn bộ chức năng của Hải quan tạo thành một thể thống nhất. Một cách tương đối, có thể hình dung cách thức tổ chức quản lý thu thuế của cơ quan Hải quan theo sơ đồ sau:

Hình 1.1: Mô hình quản lý thuế tại cơ quan Hải quan 1.3.4 Quy trình quản lý thu thuế của cơ quan Hải quan

Sơ đồ 1-1 mô tả toàn bộ quy trình quản lý thu thuế tại cơ quan Hải quan. Quy trình này không tồn tại một cách độc lập mà lồng ghép trong toàn quy trình thực hiện chức năng hải quan, một cách chi tiết, quy trình thu thuế tại cơ quan Hải quan được thực hiện thông qua các bước sau:

1.3.4.1 Kê khai thuế

Kê khai thuế là việc đối tượng nộp thuế tiến hành làm bộ hồ sơ khai báo thuế với cơ quan Hải quan. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì hồ sơ khai thuế là tờ khai hải quan. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận và đăng ký công chức Hải quan làm thủ tục hải quan kiểm tra việc khai báo của người khai hải quan trên hồ sơ hải quan về đối tượng chịu thuế, đối tượng miễn thuế, đối tượng xét miễn thuế.

- Trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, không thuộc đối tượng được miễn thuế thì chuyển sang bước kiểm tra khai báo về thuế.

- Trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu thì kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định. Kết quả kiểm tra xác định hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu thì thực hiện thông quan hàng hóa, trường hợp ngược lại thì thực hiện chuyển sang bước kiểm tra việc khai báo về thuế.

- Trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế thì chuyển sang thực hiện thủ tục miễn thuế theo qui trình miễn thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.

1.3.4.2 Quản lý khai thuế

Quản lý khai thuế là khâu đặc biệt quan trọng trong qui trình quản lý thuế. Quản lý khai thuế tại cơ quan Hải quan là quá trình công chức Hải quan tiếp nhận khai báo; kiểm tra các tiêu chí khai báo về thuế của doanh nghiệp; kiểm tra sự phù hợp giữa các loại chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và việc khai báo của Doanh nghiệp; ra quyết định ấn định thuế nếu thấy sự khai báo của doanh nghiệp chưa chính xác hoặc không trung thực; thực hiện công tác kế toán theo dõi thu nộp tiền thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Quá trình quản lý khai thuế diễn ra theo trình tự như sau: - Tiếp nhận khai báo của doanh nghiệp;

- Kiểm tra việc khai báo thuế của doanh nghiệp;

- Ra quyết định ấn định thuế nếu phát hiện doanh nghiệp khai chưa đúng, chưa chính xác, gian lận qua khai báo;

- Thực hiện công tác kế toán theo dõi thu nộp tiền thuế của các tổ chức, cá nhân người nộp thuế.

Trong bước kiểm tra việc khai báo thuế của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra các yếu tố tính thuế, phương pháp tính thuế, giá tính thuế và có thể ra quyết định ấn định thuế trong trường hợp kiểm tra hồ sơ phát hiện thấy doanh nghiệp khai báo sai một cách vô tình hay hữu ý số thuế phải nộp.

Trong quy trình quản lý, hàng hóa được phân thành 3 luồng: xanh, vàng và đỏ (tiêu chí để phân luồng hàng hóa xem phụ lục 1). Việc kiểm tra khai báo thuế của doanh nghiệp được thực hiện ở luồng vàng và luồng đỏ. Đối với hồ sơ trong luồng xanh, nếu phát hiện gian lận thì chuyển sang luồng đỏ để quản lý.

Quy trình kiểm tra khai báo thuế ở luồng vàng và luồng đỏ tương tự như nhau. Sự khác biệt được quy định ở chỗ đối với hàng hóa trong luồng đỏ, ngoài việc kiểm tra kê khai, còn phải kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định số thuế phải nộp một cách chính xác rồi mới giải phóng hàng. Quy trình này gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra việc khai báo thuế của doanh nghiệp

- Kiểm tra các yếu tố tính thuế bao gồm kiểm tra về phân loại mã số hàng hóa, kiểm tra về thuế suất, về số lượng hàng hóa và giá tính thuế. - Kiểm tra phương pháp tính thuế và số thuế phải nộp.

Kết quả kiểm tra có thể dẫn đến các trường hợp và cách giải quyết sau đây:

Bảng 1.1: Kết quả kiểm tra việc khai báo thuế và hướng xử lý

STT Hồ sơ Khả năng tự tính thuế

Hướng xử lý

1 Đầy đủ Tự tính được thuế - Thông quan (luồng vàng)

- Chuyển sang kiểm tra thực tế (luồng đỏ)

- Chuyển sang bước giám định hoặc tham vấn giá (nếu cần)

2 Đầy đủ Không tự tính được thuế

- Hải quan tính thuế.

- Hải quan kiểm tra thực tế và tính thuế.

- Hải quan yêu cầu giám định hoặc/và tham vấn giá để làm cơ sở tính thuế.

3 Không đầy đủ hoặc không hợp

--- - Yêu cầu giải trình - Xác định mức đảm bảo

- kiểm tra thực tế, trưng cầu giám định hoặc/và tham vấn giá.

Bước 2: Xác định số tiền thuế phải nộp

Khi kết quả của bước 1 không thể dẫn đến việc thông quan hàng hóa thì ở bước 2, cơ quan Hải quan sẽ xác định số tiền thuế phải nộp trên cơ sở giải trình của đối tượng nộp thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả giám định hàng hóa và kết quả tham vấn giá. Có hai trường hợp xảy ra:

- Nếu có sự khác biệt trong các yếu tố xác định nghĩa vụ thuế thì việc xác định nghĩa vụ thuế cuối cùng theo phương pháp của cơ quan Hải quan.

- Nếu không có sự khác biệt các yếu tố xác định nghĩa vụ thuế thì cơ quan Hải quan kế thúc việc kiểm tra và thông quan hàng hóa.

Bước 3: Ấn định thuế

Trong quá trình kiểm tra ở bước 1 và bước 2, khi có đủ cơ sở xác định người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo thuế, không kê khai thuế hoặc khai báo không đầy đủ, chính xác, trì hoãn việc khai báo, khai

báo trị giá không đúng với giá trị giao dịch thực tế, không tự tính được số thuế phải nộp thì cơ quan Hải quan căn cứ hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, tài liệu có liên quan để ấn định số thuế phải nộp.

1.3.4.3 Quản lý nộp thuế

Sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của việc khai báo thuế của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan tiến hành nhập số liệu vào mạng theo dõi nợ và ra một chứng từ “chứng từ ghi số thuế phải thu”. Chứng từ này là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình đồng thời cũng là cơ sở để Hải quan theo dõi việc chấp hành nộp thuế của doanh nghiệp.

Quá trình quản lý nộp thuế diễn ra theo trình tự như sau:

- Tiến hành theo dõi quá trình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp;

- Tiếp nhận chứng từ nộp thuế của doanh nghiệp và tiến hành xóa nợ thuế cho doanh nghiệp trên hệ thống mạng quản lý nợ thuế;

- Tiến hành tính phạt chậm nộp thuế nếu doanh nghiệp nộp trễ hạn so với thời hạn đã qui định trong các văn bản luật;

- Nếu doanh nghiệp (DN) cố tình chây ỳ không nộp thuế đúng thời hạn được qui định trong Luật thì tiến hành cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp; việc cưỡng chế và thu hồi nợ đọng thuế có thể phối hợp với các cơ quan ban ngành chức năng khác có liên quan.

Tùy theo loại hình kinh doanh xuất, nhập khẩu, việc quản lý nộp thuế, theo dõi nợ thuế và cưỡng chế thuế đã có những chính sách quản lý thuế riêng.

- Hàng kinh doanh theo hợp đồng mua bán: chính sách thuế cho phép loại hình này được ân hạn thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế kê khai tính thuế với điều kiện đối tượng nộp thuế có

quá trình chấp hành tốt pháp luật Hải quan. Nếu hàng hoá là hàng tiêu dùng thì phải nộp thuế ngay trước khi giải phóng hàng.

- Hàng tạm nhập, tái xuất: cơ quan Hải quan không tiến hành thu thuế, tuy nhiên thời gian được phép lưu lại Việt Nam tối đa chỉ có 90 ngày kể từ ngày thông quan, quá thời hạn 90 ngày cơ quan Hải quan sẽ tiến hành thu thuế. Thời hạn ân hạn thuế là 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập theo qui định của cơ quan có thẩm quyền.

- Hàng là nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu: thời gian ân hạn thuế của loại hình này là 275 ngày. Số thuế này sẽ không thu khi nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất sản phẩm và sản phẩm đã thực xuất khẩu trong thời gian ân hạn thuế hoặc được hoàn thuế khi sản phẩm thực xuất khẩu ngoài thời gian ân hạn thuế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không xuất khẩu đuợc sản phẩm trong thời gian ân hạn thuế thì vẫn phải chịu tính phạt, cưỡng chế và thu hồi nợ đọng như đối với hàng kinh doanh theo hợp đồng mua bán.

1.3.4.4 Hoàn thuế, miễn thuế và giảm thuế

Nhằm khuyến khích, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, ngành nghề nước ta còn yếu kém so với các nước trong khu vực đồng thời nhằm bảo đảm an sinh xã hội nên nhà nước ta đã chủ trương miễn, giảm, hoàn rất nhiều đối tượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong điều kiện các doanh nghiệp trong nước chưa thật sự đủ mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

1.3.4.5 Kiểm tra, thanh tra thuế

Ngoài việc khuyến khích đối tượng nộp thuế tuân thủ tự nguyện và hỗ trợ người nộp thuế trong việc kê khai thuế, cơ quan Hải quan luôn phải nâng cao

chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, cơ quan Hải quan - nếu cần thiết – sẽ xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Việc kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan Hải quan diễn ra ở cả hai nơi: - Kiểm tra hồ sơ kê khai thuế tại trụ sở cơ quan Hải quan theo chế độ

kiểm tra thường xuyên.

- Kiểm tra tại trụ sở của người khai hải quan một cách ngẫu nhiên, theo chuyên đề hay kiểm tra hoàn thuế hoặc khi có những dấu hiệu vi phạm.

1.3.4.6 Xử lý vi phạm pháp luật về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan Hải quan ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện cơ quan Hải quan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo qui định của

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan đồng tháp (Trang 32)