Tỉnh Đồng Tháp nằm ở miền Tây Nam bộ với diện tích tự nhiên 3.378 km2 và dân số 1,68 triệu người; bằng khoảng 0,95% diện tích và 1,87% dân số của cả nước. Là địa phương nằm ở vị trí cửa ngõ sông Tiền với khoảng 50 km đường biên giới với Campuchia (thuộc tỉnh Prây-veng) trải dài từ huyện Hồng Ngự đến huyện Tân Hồng, Tỉnh Đồng Tháp có hệ thống với 7 cửa khẩu – trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà; một khu kinh tế cửa khẩu gắn với các cửa khẩu quốc tế với vai trò là trung tâm giao lưu, phát triển kinh tế giữa các tiểu vùng sông Mêkông và là địa điểm tập trung các hoạt động giao thương với Campuchia. Trên địa bàn tỉnh còn có 8 khu công nghiệp với 3 khu công nghiệp tập trung. Mặc dù điều kiện tự nhiên (đất đai và thổ nhưỡng) của tỉnh phù hợp với sản xuất nông nghiệp nhưng qua quá trình xây dựng và phát triển, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực theo xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
2.1.2 Kinh tế - xã hội
Tổng giá trị GDP năm 2014 của tỉnh đạt khoảng 2.274 triệu USD, bình quân đầu người đạt khoảng 1.354 USD. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên địa bàn tỉnh luôn đạt mức cao hơn so với mức bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh mặc dù còn nặng về nông nghiệp nhưng do tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ cao hơn nên tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản giảm dần (hình 2.1). Việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao
cộng với những động thái tích cực của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng khởi sắc.
Nguồn số liệu: Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp
Hình 2.1: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp
Với vị trí địa lý và hệ thống biên giới thuận lợi, Đồng Tháp đã thiết lập mối quan hệ thương mại với nước bạn Campuchia và nhanh chóng trở thành một trong những đầu mối về xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh với nước bạn. Bảng 2.1 cho thấy trong suốt giai đoạn 2010 – 2014, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng liên tục, hướng đến tỷ lệ ổn định ở mức 8%- 10% trong khi đó kim ngạch nhập khẩu có những biến động theo hướng giảm dần theo thời gian. Điều này kéo theo tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu không đạt tăng trưởng như xuất khẩu. tuy nhiên có thể thấy rằng:
(i). Khác với xu hướng chung của quốc gia, ở tầm địa phương, việc phân tích số liệu xuất khẩu, nhập khẩu và tổng kim ngạch cho thấy sự phụ thuộc vào đặc điểm trong mối quan hệ thương mại với nước ngoài ở tầm địa phương. Đồng Tháp không có sân bay, Cảng biển quốc tế nên xuất, nhập khẩu chủ yếu là mua bán qua biên giới với Campuchia – mối quan hệ này vốn mang tính nhỏ bé về quy mô và tự phát về tính chất.
(ii). Trong mối quan hệ thương mại với nước bạn, giá trị hàng hóa xuất khẩu luôn lớn hơn so với giá trị nhập khẩu, khoảng cách chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng rộng, không phải từ sự gia tăng đột biến của xuất
khẩu mà do tính kém ổn định trong giá trị nhập khẩu (có thể thấy rõ điều này trong phần phân tích số liệu về tờ khai hải quan). Sự manh mún này tạo thành tính phức tạp trong công tác quản lý, trong đó trực tiếp bị tác động là cơ quan Hải quan của địa phương.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2014
2010 2011 2012 2013 2014
Xuất khẩu (USD) 150.944.194 262.030.449 282.958.716 309.395.637 339.300.000
Tăng trưởng so năm
trước (%) 75% 73,5% 8,0% 9,2% 9,7%
Nhập khẩu (USD) 141.334.237 205.468.443 209.098.300 160.171.679 99.800.000
Tăng trưởng so năm
trước (%) 60% 45.4% 1.8% -23,5% -37,7%
Tổng kim ngạch
(USD)
292.278.431 467.498.892 492.057.017 469.567.316 439.100.000
Tăng trưởng so năm
trước (%) 68% 60% 5,4% -4,7% -6,4%
Chênh lệch xuất khẩu
– nhập khẩu (USD) 9.609.557 56.262.006 73.860.416 149.223.950 239.500.000
Tỷ lệ so với tổng kim
ngạch (%) 3,3% 12,1% 15,1% 31,8% 54,5%
Nguồn: Thốn kê hàng năm của Cục Hải quan Đồng Tháp
(iii). Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ở cấp địa phương tuy không mang ý nghĩa như ở cấp độ quốc gia nhưng có thể cho thấy độ mở của nền kinh tế 10
địa phương. Với Đồng Tháp, độ mở nền kinh tế đạt khoảng trên, dưới 40%, nhỉnh hơn so với mức bình quân của cả nước. Đối chiếu với địa lý và mức độ phát triển kinh tế của địa phương (chỉ đạt ở cận dưới mức trung bình của cả nước), có thể thấy rằng kinh tế tỉnh Đồng Tháp có độ mở tương đối lớn. Điều
10
này cho thấy: (i) Tiềm năng thương mại quốc tế của tỉnh; và (ii) một mặt cho thấy những điều kiện thuận lợi ban đầu để Hải quan tỉnh Đồng Tháp có những bước phát triển; nhưng mặt khác cũng đặt ra cho ngành Hải quan những thách thức từ đặc thù địa hình, tự nhiên cũng như tập tục buôn bán qua biên giới Việt Nam - Campuchia.
2.2 GIỚI THIỆU VỀ CỤC HẢI QUAN ĐỒNG THÁP 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Hải quan Đồng Tháp ra đời ngày 05/12/1985 theo Quyết định số 215/TCHQ-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và đi vào chính thức hoạt động từ ngày 01/7/1986. Hải quan Đồng Tháp chính thức được mang tên gọi là Cục Hải quan Đồng Tháp kể từ ngày 01/06/1994 theo Quyết định số 91/TCHQ-TCCB. Cục Hải quan Đồng Tháp được tổ chức hoàn chỉnh về bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý kể từ năm 2003 đến nay 11
.
Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, với rầt nhiều khó khăn và thử thách, nhưng Cục Hải quan Đồng Tháp luôn hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng tốt các yêu cầu công tác quản lý nhà nước về Hải quan ở địa phương và nhận được nhiều ghi nhận thành tích từ Trung ương đến địa phương …
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
Là cơ quan Hải quan cấp địa phương, nằm trong thể thống nhất với cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan cả nước, Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp có các chức năng:
- Quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu và giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển.
- Bảo vệ và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương.
- Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách theo nhiệm vụ được phân công.
11
- Chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. - Góp phần bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội
ở tầm địa phương.
- Phục vụ quản lý kinh tế xã hội ở địa phương.
Các chức năng nêu trên được thể hiện qua những nhiệm vụ cụ thể. Những nhiệm vụ này đã được Luật hóa. Nói cách khác, Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp thực hiện các nhiệm vụ theo Luật Hải quan trên địa bàn Hải quan tỉnh Đồng Tháp, cụ thể là:
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức
Với chức năng và nhiệm vụ được giao phó, phân công như đã nêu, kết hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, Cục Hải quan Đồng Tháp tổ chức theo hai nhánh (hình 2.2):
Nguồn: Tài liệu của Cục Hải quan Đồng Tháp
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Đồng Tháp
Nhánh 1 - Các bộ phận tham mưu gồm: (i) văn phòng; (ii) phòng tổ chức – cán bộ; (iii) phòng thanh tra; (iv) phòng nghiệp vụ; (v) phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm; và (vi) đội kiểm soát hải quan. Các bộ phận tham mưu này có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Cục trong các lĩnh vực liên quan.
Nhánh 2 – Các Chi cục trực thuộc được thiết lập tại mỗi cửa khẩu – gồm (i) Chi cục Hải quan Cảng Đồng Tháp, (ii) Chi cục Hải quan cửa khẩu Dinh Bà, (iii) Chi cục Hải quan cửa khẩu Thường Phước, (iv) Chi cục Hải quan Sở Thượng, (v) Chi cục Hải quan Thông Bình, và (vi) Chi cục Kiểm tra sau thông quan. Các Chi cục Hải quan trực thuộc có chức năng trực tiếp thực hiện các qui định quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phòng
chống buôn lậu và gian lận thương mại vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn mình phụ trách. Riêng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có chức năng nhiệm vụ kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau khi đã thông quan hàng hóa.
Với cơ cấu tổ chức như đã trình bày, có thể thấy rằng các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan Đồng Tháp là đơn vị trực tiếp thực hiện các qui trình nghiệp vụ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Do đặc thù của địa bàn, ngoài việc quản lý theo đúng qui trình, thủ tục Hải quan đã được ban hành, Cục Hải quan Đồng Tháp đã có những chỉ đạo và giải pháp cải tiến cụ thể nhằm quản lý thuế có hiệu quả.
2.3 KẾT QUẢ THU THUẾ TẠI CỤC HẢI QUAN ĐỒNG THÁP 2.3.1 Kết quả thu thuế theo thời gian 2.3.1 Kết quả thu thuế theo thời gian
Với những nỗ lực của cả hệ thống, tiếp cận trên góc độ thu thuế, có thể thấyrằng theo thời gian khoảng 5 năm trở lại đây, ngoại trừ năm 2014 do những biến động bất khả kháng, còn lại trong hầu hết các năm, số liệu thu từ Thuế của Cục Hải quan Đồng Tháp đều tăng trưởng ở mức ấn tượng; bình quân giai đoạn 2010 – 2013, tốc độ tăng trưởng thu thuế hàng năm đạt 10,57%.
Bảng 2.2: Kết quả thu thuế của Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2014
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng thu theo dự toán được giao (Bộ Tài chính) (tỷ đồng)
260 280 348 520(*) 630
Tổng thu phấn đấu (Tổng cục Hải quan) (tỷ đồng)
310 293,8 385 600 150(**)
Tổng thu thực tế (tỷ đồng) 306,2 357 419,9 457,8 142
Tỷ lệ so với chỉ tiêu dự toán(%) 117% 127,5% 120,6% 88,04% 22,54%
Nguồn: Báo cáo năm của Cục Hải quan Đồng Tháp, giai đoạn 2010 - 2014
Nếu đối chiếu với dự toán thu hàng năm do Bộ Tài chính giao, có thể thấy rằng công tác thu thuế của Cục Hải quan Đồng Tháp giai đoạn 2010-2012 luôn vượt dự toán và thậm chí vượt mức phấn đấu của ngành đề ra. Tuy vậy, năm 2013 và 2014 mức độ hoàn thành chỉ tiêu không như mong muốn; xuất phát từ thực tế:
- Năm 2013, ban đầu Bộ Tài chính giao dự toán thu là 420 tỷ đồng; sau đó giao lại là 520 tỷ đồng; nếu so sánh với dự toán giao ban đầu thì nhiệm vụ thu của Cục hoàn thành kế hoạch; sự điều chỉnh dự toán của cấp trên đã dẫn đến kết quả thu thực tế ở mức thấp hơn so với kế hoạch.
- Năm 2014, dự toán Bộ Tài chính giao tiếp tục cao hơn năm trước; tuy nhiên trong năm này đã xảy ra sự cố sạt lở bờ kè ở Cảng nên Cục mất đi nguồn thu ở Cảng Đồng Tháp, do vậy, mặc dù Tổng cục Hải quan đã điều chỉnh số liệu “tổng thu phấn đấu” thành chỉ tiêu “thu tối thiểu”, nhưng kết quả thu được trên thực tế vẫn không đạt được.
2.3.2 Kết quả thu theo cơ cấu
Cơ cấu thu có thể hiểu trên hai nghĩa:
(i) Số thu mang lại từ các Chi cục Hải quan - là đơn vị trực tiếp thực hiện các qui trình nghiệp vụ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc phân tích thu thuế theo cơ cấu này cho thấy vai trò của từng Chi cục;
(ii) Số thu mang lại từ các nguồn thu khác nhau. Theo luật, Hải quan sẽ thu ba loại thuế chủ yếu đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, ở mỗi Chi cục còn thu các loại phí, lệ phí theo quy định. Việc phân tích thu thuế theo nguồn thu cho thấy được vai trò của từng nguồn trong tổng thu.
Nguồn số liệu: Cục Hải quan Đồng Tháp
Hình 2.3: Cơ cấu thu thuế ở Cục Hải quan Đồng Tháp - phân theo Chi cục
Nguồn số liệu: Cục Hải quan Đồng Tháp
Hình 2.4: Cơ cấu thu thuế ở Cục Hải quan Đồng Tháp - phân theo nguồn thu
Kết quả thu thuế - phân tích theo nguồn thu ở Cục Hải quan Đồng Tháp cả giai đoạn phân tích được trình bày trong phụ lục 4. Chọn năm 2013 là năm có số thu cao nhất của cả giai đoạn để so sánh (hình 2.3. và 2.4.) có thể thấy rằng:
+ Nguồn thu từ Hải quan Đồng Tháp chủ yếu mang lại từ Chi cục Cảng Đồng Tháp, kế đến là từ Chi cục kiểm tra sau thông quan. Các cửa khẩu khác - dù là cửa khẩu quốc tế - có vai trò rất nhỏ trong việc mang lại nguồn thu cho Hải quan. Do vậy, bất kỳ một rủi ro nào khiến tác động đến hoạt động giao thương xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Cảng Đồng Tháp cũng tác động nghiêm trọng đến nguồn thu của Hải quan địa phương mà năm 2014 là điển hình.
+ Trong cơ cấu nguồn thu, chiếm tỷ trọng lớn nhất là thuế nhập khẩu (47,31%) kế đến là thuế GTGT (36,74%). Thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng nhỏ (15,76%) và các khoản thu khác chiếm tỷ trọng không đáng kể; như vậy, chủ yếu nguồn thu mang lại cho Hải quan Đồng Tháp đến từ thuế. Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ số thu thuế nhập khẩu so với số thu thuế GTGT là 1,29/1; và giá tính thuế GTGT là giá đã bao gồm thuế nhập khẩu và thuế TTĐB, do vậy, nếu lấy thuế suất thuế GTGT phổ biến ở mức 10% có thể suy ra thuế suất thuế nhập khẩu bình quân của hàng hóa qua các cửa khẩu thuộc phạm vi quản lý của Hải quan Đồng Tháp khoảng 17%.
2.3.3 Kết quả thu theo các mặt hàng chủ yếu
Số thu thuế mà Hải quan Đồng Tháp đạt được trong những năm vừa qua đến chủ yếu từ mặt hàng nhiên liệu (xăng dầu) – khoảng 95% tổng thu hàng năm (báo cáo của Cục Hải quan Đồng Tháp). Phần còn lại là các khoản thu từ nông sản, vật liệu xây dựng, nguyên liệu may mặc, nguyên liệu thủy sản và một vài mặt hàng tiêu dùng. Năm 2013 trong danh mục nguồn thu chủ yếu còn có mặt hàng gỗ.
Có thể thấy rằng, trong danh mục mặt hàng xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc phạm vi quản lý của Hải quan Đồng Tháp, ngoại trừ xăng dầu thì còn lại là khá đa dạng; nhưng chủ yếu là các mặt hàng thông dụng nên nguồn thu không nhiều. Đây cũng chính là thực tế giao thương hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.
Kết qủa thu NSNN tại Cục Hải quan Đồng Tháp, so với cả nước, chiếm khoảng 0,1 – 0,2%. Đây là một tỷ lệ nhỏ bé, tuy nhiên, so với nhiệm vụ thu của Hải quan các địa phương trong vùng có thể thấy rằng quy mô thu của Hải quan Đồng Tháp tương xứng với điều kiện thực tế của địa phương. Cụ thể, nếu xét trong năm 2013, thu NSNN của Hải quan Đồng tháp đứng hàng thứ hai trong khu vực Tây Nam bộ, sau Hải quan Long An. Còn nếu tính theo đơn vị, vì Cục