Kết quả thu thuế tại Cục Hải quan Đồng Tháp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan đồng tháp (Trang 58)

2.3.1 Kết quả thu thuế theo thời gian

Với những nỗ lực của cả hệ thống, tiếp cận trên góc độ thu thuế, có thể thấyrằng theo thời gian khoảng 5 năm trở lại đây, ngoại trừ năm 2014 do những biến động bất khả kháng, còn lại trong hầu hết các năm, số liệu thu từ Thuế của Cục Hải quan Đồng Tháp đều tăng trưởng ở mức ấn tượng; bình quân giai đoạn 2010 – 2013, tốc độ tăng trưởng thu thuế hàng năm đạt 10,57%.

Bảng 2.2: Kết quả thu thuế của Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2014

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng thu theo dự toán được giao (Bộ Tài chính) (tỷ đồng)

260 280 348 520(*) 630

Tổng thu phấn đấu (Tổng cục Hải quan) (tỷ đồng)

310 293,8 385 600 150(**)

Tổng thu thực tế (tỷ đồng) 306,2 357 419,9 457,8 142

Tỷ lệ so với chỉ tiêu dự toán(%) 117% 127,5% 120,6% 88,04% 22,54%

Nguồn: Báo cáo năm của Cục Hải quan Đồng Tháp, giai đoạn 2010 - 2014

Nếu đối chiếu với dự toán thu hàng năm do Bộ Tài chính giao, có thể thấy rằng công tác thu thuế của Cục Hải quan Đồng Tháp giai đoạn 2010-2012 luôn vượt dự toán và thậm chí vượt mức phấn đấu của ngành đề ra. Tuy vậy, năm 2013 và 2014 mức độ hoàn thành chỉ tiêu không như mong muốn; xuất phát từ thực tế:

- Năm 2013, ban đầu Bộ Tài chính giao dự toán thu là 420 tỷ đồng; sau đó giao lại là 520 tỷ đồng; nếu so sánh với dự toán giao ban đầu thì nhiệm vụ thu của Cục hoàn thành kế hoạch; sự điều chỉnh dự toán của cấp trên đã dẫn đến kết quả thu thực tế ở mức thấp hơn so với kế hoạch.

- Năm 2014, dự toán Bộ Tài chính giao tiếp tục cao hơn năm trước; tuy nhiên trong năm này đã xảy ra sự cố sạt lở bờ kè ở Cảng nên Cục mất đi nguồn thu ở Cảng Đồng Tháp, do vậy, mặc dù Tổng cục Hải quan đã điều chỉnh số liệu “tổng thu phấn đấu” thành chỉ tiêu “thu tối thiểu”, nhưng kết quả thu được trên thực tế vẫn không đạt được.

2.3.2 Kết quả thu theo cơ cấu

Cơ cấu thu có thể hiểu trên hai nghĩa:

(i) Số thu mang lại từ các Chi cục Hải quan - là đơn vị trực tiếp thực hiện các qui trình nghiệp vụ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc phân tích thu thuế theo cơ cấu này cho thấy vai trò của từng Chi cục;

(ii) Số thu mang lại từ các nguồn thu khác nhau. Theo luật, Hải quan sẽ thu ba loại thuế chủ yếu đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, ở mỗi Chi cục còn thu các loại phí, lệ phí theo quy định. Việc phân tích thu thuế theo nguồn thu cho thấy được vai trò của từng nguồn trong tổng thu.

Nguồn số liệu: Cục Hải quan Đồng Tháp

Hình 2.3: Cơ cấu thu thuế ở Cục Hải quan Đồng Tháp - phân theo Chi cục

Nguồn số liệu: Cục Hải quan Đồng Tháp

Hình 2.4: Cơ cấu thu thuế ở Cục Hải quan Đồng Tháp - phân theo nguồn thu

Kết quả thu thuế - phân tích theo nguồn thu ở Cục Hải quan Đồng Tháp cả giai đoạn phân tích được trình bày trong phụ lục 4. Chọn năm 2013 là năm có số thu cao nhất của cả giai đoạn để so sánh (hình 2.3. và 2.4.) có thể thấy rằng:

+ Nguồn thu từ Hải quan Đồng Tháp chủ yếu mang lại từ Chi cục Cảng Đồng Tháp, kế đến là từ Chi cục kiểm tra sau thông quan. Các cửa khẩu khác - dù là cửa khẩu quốc tế - có vai trò rất nhỏ trong việc mang lại nguồn thu cho Hải quan. Do vậy, bất kỳ một rủi ro nào khiến tác động đến hoạt động giao thương xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Cảng Đồng Tháp cũng tác động nghiêm trọng đến nguồn thu của Hải quan địa phương mà năm 2014 là điển hình.

+ Trong cơ cấu nguồn thu, chiếm tỷ trọng lớn nhất là thuế nhập khẩu (47,31%) kế đến là thuế GTGT (36,74%). Thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng nhỏ (15,76%) và các khoản thu khác chiếm tỷ trọng không đáng kể; như vậy, chủ yếu nguồn thu mang lại cho Hải quan Đồng Tháp đến từ thuế. Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ số thu thuế nhập khẩu so với số thu thuế GTGT là 1,29/1; và giá tính thuế GTGT là giá đã bao gồm thuế nhập khẩu và thuế TTĐB, do vậy, nếu lấy thuế suất thuế GTGT phổ biến ở mức 10% có thể suy ra thuế suất thuế nhập khẩu bình quân của hàng hóa qua các cửa khẩu thuộc phạm vi quản lý của Hải quan Đồng Tháp khoảng 17%.

2.3.3 Kết quả thu theo các mặt hàng chủ yếu

Số thu thuế mà Hải quan Đồng Tháp đạt được trong những năm vừa qua đến chủ yếu từ mặt hàng nhiên liệu (xăng dầu) – khoảng 95% tổng thu hàng năm (báo cáo của Cục Hải quan Đồng Tháp). Phần còn lại là các khoản thu từ nông sản, vật liệu xây dựng, nguyên liệu may mặc, nguyên liệu thủy sản và một vài mặt hàng tiêu dùng. Năm 2013 trong danh mục nguồn thu chủ yếu còn có mặt hàng gỗ.

Có thể thấy rằng, trong danh mục mặt hàng xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc phạm vi quản lý của Hải quan Đồng Tháp, ngoại trừ xăng dầu thì còn lại là khá đa dạng; nhưng chủ yếu là các mặt hàng thông dụng nên nguồn thu không nhiều. Đây cũng chính là thực tế giao thương hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Kết qủa thu NSNN tại Cục Hải quan Đồng Tháp, so với cả nước, chiếm khoảng 0,1 – 0,2%. Đây là một tỷ lệ nhỏ bé, tuy nhiên, so với nhiệm vụ thu của Hải quan các địa phương trong vùng có thể thấy rằng quy mô thu của Hải quan Đồng Tháp tương xứng với điều kiện thực tế của địa phương. Cụ thể, nếu xét trong năm 2013, thu NSNN của Hải quan Đồng tháp đứng hàng thứ hai trong khu vực Tây Nam bộ, sau Hải quan Long An. Còn nếu tính theo đơn vị, vì Cục Hải quan Cần Thơ thu NSNN trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, Vĩnh Long và Sóc Trăng nên số thu của Hải quan Đồng Tháp xếp thứ ba.

Ghi chú: số thu của Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng do cục Hải quan Cần Thơ cung cấp.

Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan các địa phương

Hình 2.5: Tình hình thu NSNN tại Hải quan các tỉnh Tây Nam Bộ

Về tỷ trọng trong cùng năm, tính trên địa bàn từng địa phương, thu NSNN của Hải quan Đồng Tháp bằng 398% so với An giang; 115,9% so với Cần Thơ; 111,7% so với Vĩnh Long; 27 lần so với Sóc Trăng; 32,5 lần so với Cà Mau; 265% so với Kiên Giang và bằng 37,8% so với Long An.

Tính chất nhỏ bé về số thu so với cả nước của Hải quan cả nước của Hải quan Đồng Tháp nói riêng và của miền Tây Nam bộ nói chung phản ánh chân thực hoạt động giao dịch, buôn bán quốc tế ở khu vực này. Tuy vậy, không thể

không ghi nhận những nỗ lực của cơ quan Hải quan mỗi địa phương trong việc đạt đến số thu đã được thống kê, báo cáo.

2.3.5 Những nỗ lực của Hải quan Đồng tháp trong công tác thu thuế

Như Chương 1 đã trình bày, hoạt động thu thuế tại các cửa khẩu là một chức năng của Hải quan, nhưng chức năng này không đứng một cách độc lập, tách biệt mà kết hợp với toàn bộ hoạt động của Hải quan tạo thành một thể thống nhất. Do vậy, kết quả thu đạt được là nỗ lực chung của cơ quan trong toàn bộ hoạt động của mình. Để có thể thu được thuế từ đối tượng nộp thuế, thời gian qua, Cục Hải quan Đồng Tháp luôn chú trọng các mặt:

2.3.5.1 Cải cách hành chính, hướng đến hiện đại hóa công tác hải quan

Cục đã thành lập và luôn kiện toàn Ban chỉ đạo cải cách hiện đại hóa, ban này luôn theo sát thực tế nhằm triển khai các chỉ đạo từ cấp trên trong việc cải cách thủ tục hải quan đến từng đơn vị trực thuộc. Ngoài ra ban chỉ đạo cải cách hiện đại hóa còn luôn rà soát thủ tục hải quan nhằm đề xuất những cải cách cũng như tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Trong công tác quản lý, toàn Cục duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; hàng năm Cục đều mời đoàn đánh giá của Quacert đến kiểm tra theo định kỳ.

Chương trình khai báo hải quan từ xa đã được Cục triển khai từ 2010 đến nay. Thủ tục Hải quan điện tử được thí điểm Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Đồng Tháp từ năm 2010 và đến năm 2013 được triển khai đến cả ba cửa khẩu chính: Cảng Đồng Tháp, Dinh Bà, Thường Phước – theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP và Thông tư 196/2012/TT-BTC.

Theo đề án hiện đại hóa chung của Tổng cục Hải quan về áp dụng Hệ thống thông quan tự động (VNACCS) và Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan (VCIS), ngay từ năm 2013, Cục Hải quan Đồng Tháp đã tổ chức đào tạo về VNACCS/VCIS cho cán bộ công chức và Doanh nghiệp trên địa bàn song song

với việc nâng cấp trang thiết bị, cài đặt phần mềm và vận hành thử nghiệm tại các Chi cục và đơn vị nghiệp vụ. Đến tháng 6/2014, Cục đã tổ chức triển khai chính thức hệ thống VNACCS/VCIS tại ba Chi cục Hải quan cửa khẩu: Cảng Đồng Tháp, Dinh Bà và Thường Phước – sớm hơn so với kế hoạch của Tổng cục Hải quan.

Việc triển khai áp dụng VNACCS/VCIS trong một năm vừa qua cho thấy những chuyển biến trong việc tạo ra những thuận lợi rõ rệt cho doanh nghiệp: các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan được đơn giản hóa và được tích hợp trong một tờ khai hải quan duy nhất, thời gian thông quan giảm đáng kể (đối với luồng xanh chỉ khoảng 3 giây), đồng thời đảm bảo công tác giám sát quản lý hải quan được chặt chẽ. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp luôn thể hiện sự ủng hộ đồng tình, đồng hành với cơ quan Hải quan.

2.3.5.2 Tăng cường công tác giám sát, quản lý theo phương châm “minh bạch – chuyên nghiệp – hiệu quả”

Bên cạnh việc triển khai, phổ biến và áp dụng các quy trình, thủ tục hải quan hiện đại theo yêu cầu quản lý, Hải quan Đồng Tháp đảm bảo làm tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, đồng thời phục vụ công tác đối ngoại của địa phương. Năm 2014, một số kết quả quản lý đạt được là:

- Tổ chức thực hiện cấp Phiếu theo dõi trừ lùi nhập khẩu nông sản và quản lý đúng theo tinh thần Thông tư số 201/2012/TT-BTC ngày 16/11/2012 và theo danh sách hộ kinh doanh, cá nhân đầu tư, trồng nông sản tại tỉnh Prâyveng theo do UBND Tỉnh công bố.

- Giải quyết kịp thời các vướng mắc của các Chi cục Hải quan và các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục. Năm 2014, Cục đã tổ chức họp mặt doanh nghiệp với sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn để đối thoại và tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong mối quan hệ làm việc giữa Hải quan và doanh nghiệp. kết quả đối thoại là khả quan và những vấn đề nêu ra

được giải quyết thỏa đáng (báo cáo tình hình công tác năm 2014 – Cục Hải quan Đồng Tháp).

- Tích cực tham gia góp ý các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình nghiệp vụ hải quan, các Chương trình, kế hoạch công tác của ngành và địa phương; có nhiều ý kiến đóng góp được ghi nhận.

- Kiểm tra lại công tác cấp giấy phép cho đối tượng Việt kiều hồi hương theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan.

- Triển khai thực hiện đúng quy định về việc công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp có yêu cầu. Đã ban hành 15 Quyết định công nhận địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại nơi sản xuất, chân công trình của các Công ty đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cấp 03 phiếu theo dõi trừ lùi đối với hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép chuyên ngành. Cấp 09 danh mục nhập khẩu miễn thuế đối với các dự án ưu đãi đầu tư trên địa bàn, đã quyết toán 07 danh mục.

Kết quả của việc đổi mới cơ chế quản lý và giám sát được đánh giá bằng số lượng doanh nghiệp nộp tờ khai và số lượng tờ khai hải quan theo từng năm. Những số liệu này mặc dù bị tác động bởi nhiều nguyên nhân nhưng không thể không kể đến nguyên nhân từ kết quả quản lý và giám sát (Bảng 2.3). Kết quả thống kê cho thấy rằng trong giai đoạn 2010 – 2014, mặc dù có sự biến động hàng năm, nhưng trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Đồng Tháp có một lượng doanh nghiệp nhất định và ổn định là những đối tượng đến làm thủ tục khai báo hải quan; hơn nữa, mặc dù có sự thay đổi nhưng số tờ khai đăng ký làm thủ tục tăng lên không ngừng. Do vậy, có thể thấy rằng việc giám sát, quản lý theo phương châm “minh bạch – chuyên nghiệp – hiệu quả” tại cục Hải quan Đồng Tháp nói riêng và toàn ngành Hải quan nói chung đã đi đúng hướng, góp phần không nhỏ vào công cuộc cải cách hành chính và tăng thu cho NSNN.

Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra, giám sát của Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2014

2010 2011 2012 2013 2014

Số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan 105 117 105 131 129

Tăng giảm so với năm trước (%) 0% 11,4% -10,2% 24,7% -1,5%

Số tờ khai đăng ký làm thủ tục 2.793 3.451 3.925 5.054 5.458

Tăng, giảm so với năm trước (%) -52,8% 17,1% 13,7% 28,7% 7,9%

Nguồn: Báo cáo năm của Cục Hải quan Đồng Tháp, giai đoạn 2010 - 2014

2.3.5.3 Công tác chông buôn lậu, xử lý vi phạm

Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát hải quan, công tác kiểm soát, chống buôn lậu luôn được Cục Hải quan Đồng Tháp xác định là một trong những công tác trọng tâm và được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên.

- Trên cơ sở các Quy chế phối hợp đã được ký kết giữa Cục với các cơ quan hữu quan như: Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường Tỉnh và Công an địa phương, Cán bộ Hải quan tỉnh Đồng Tháp đã chủ trì hoặc tham gia vào công tác chống buôn lậu ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hải quan, làm cho công tác này trở nên hiệu quả, vừa đảm bảo chuyên môn, vừa phối kết hợp quản lý được địa bàn; cụ thể là:

- Hàng năm, Hải quan tỉnh đều phối hợp với Bộ đội Biên phòng Tỉnh tổ chức sơ kết Quy chế phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng và đề ra phương hướng phối hợp trong năm tiếp theo, trong đó nhấn mạnh kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu và công tác phòng chống ma túy.

- Hải quan tỉnh là một đầu mối tham mưu UBND Tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Đồng Tháp.

- Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuần tra kiểm soát khu vực sông Tiền, lực lượng Hải quan - Biên phòng cửa khẩu Thường Phước (Đồng Tháp) phối hợp với lực lượng Hải quan - Biên phòng cửa khẩu Vĩnh Xương (An Giang) tổ chức ký kết Quy chế phối hợp vào ngày 11/4/2014.

- Do đặc thù của miền Tây sông nước, hàng năm, cứ đến mùa lũ, Cục Hải quan đã chủ động xây dựng Kế hoạch phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá ngoại tại khu vực Thước Nước (xã Thường Thới Hậu A và B) và các vùng phụ cận. Kết quả thực hiện được đánh giá là đạt hiệu quả tốt, kiểm soát được tình hình buôn lậu tại khu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan đồng tháp (Trang 58)