1.1.3.1 Nguyên tắc quản lý
Việc quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay thể hiện quan điểm chiến lược của nhà nước Việt Nam với mục tiêu năm 2020 và định hướng đến năm 2030 4. Định hướng chiến lược của Việt Nam là tăng nhanh xuất khẩu; tham gia tích cực vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển bền vững. Với định hướng như vậy, chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc:
- Phù hợp với hệ thống pháp luật về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường.
3 Krugman, Paul R. and Maurice Obstfeld (1991), International Economics, Haper Collins Press.
4Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt theo quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng chính phủ.
- Phù hợp với các cam kết, tập quán và thông lệ quốc tế.
- Đảm bảo tính tự chủ của thị trường và sự kiểm soát của nhà nước.
1.1.3.2 Công cụ quản lý
a. Thuế quan
Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu cơ bản nhất chính là thuế quan là hình thức cơ bản và cổ điển nhất trong chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Một cách đơn giản nhất, thuế quan là “thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu” (Krugman, 1991, trang 318). Hiểu một cách rộng hơn, thuế quan là thuế được thu tại cửa khẩu đối với hàng hóa được trao đổi (buôn bán) qua biên giới. Trong hệ thống thuế hiện đại, với tiêu chí kinh tế của thuế đó là “hệ thống thuế gồm nhiều sắc thuế khác nhau đánh chồng lên nhau đảm bảo sự điều tiết hợp lý bên cạnh việc tránh tạo ra phản ứng của cộng đồng trước gánh nặng thuế” (Rosen, 2009) 5. Thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu gồm ba sắc thuế (i) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; (ii) thuế tiêu thụ đặc biệt; và (iii) thuế giá trị gia tăng. Theo cách thông thường, thuế quan được hiểu là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nhưng chủ yếu là thuế nhập khẩu).
Hiện nay có hai cách tiếp cận về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: cách tiếp cận trên góc độ kinh tế và cách tiếp cận trên góc độ pháp lý. Mỗi góc độ lý giải thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo những cách thức và nền tảng khác nhau nhưng tựu trung lại, có thể đưa ra khái niệm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế thu vào hàng hóa được phép giao thương qua biên giới các quốc gia, nhóm quốc gia, hình thành và gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên
5
giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa từ trong nước bán vào các khu phi thuế quan và ngược lại (Lê Quang Cường, 2013, trang 34). 6
Trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế nhập khẩu ngoài vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) còn được nhấn mạnh với hai vai trò:
Vai trò bảo hộ hàng hóa trong nước. Thuế nhập khẩu tạo ra “hàng rào thuế quan” nhằm bảo vệ hàng hóa trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. Sau khi đánh thuế nhập khẩu, giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên và như vậy, hàng hóa nhập khẩu sẽ kém sức cạnh tranh hơn so với hàng hóa cùng loại được sản xuất trong nước.
Tùy theo các cam kết quốc tế và mức độ bảo hộ sản phẩm, Chính phủ có thể đưa ra mức thuế nhập khẩu khác nhau cho các sản phẩm khác nhau và thuế nhập khẩu chỉ bảo hộ hàng hóa trong nước trong cuộc cạnh tranh về giá đối với hàng nhập khẩu mà thôi.
Vai trò kiểm soát và điều tiết hàng nhập khẩu nhằm điều tiết cung – cầu hàng hóa và hướng đến cân bằng trong cán cân thương mại. Với các mức thuế suất khác nhau và được điều chỉnh một cách linh hoạt, thuế nhập khẩu là công cụ ngăn cản (không ngăn cản/ngăn cản một phần/ngăn cản toàn bộ) hàng hóa nhập khẩu tùy theo từng mặt hàng, xuất xứ hàng hóa và mối quan hệ song phương hay đa phương trong thương mại.
Thông qua chức năng điều tiết, công cụ thuế nhập khẩu sẽ giúp nhà nước kiểm soát được kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Điều này, đến lượt nó, sẽ giúp cho quốc gia cân bằng được cán cân thương mại và tiết kiệm được ngoại tệ chi ra cho nhập khẩu, tăng lượng ngoại tệ thu về từ xuất khẩu. Khi đó, dự trữ ngoại tệ của quốc gia sẽ tăng lên và điều này có ý nghĩa rất to lớn đối với các nước đang phát triển.
6
Chức năng điều tiết của thuế nhập khẩu còn giúp thay đổi cung thị trường và bình ổn giá cả trong nước đối với từng thị trường cụ thể khi Chính phủ cần phải can thiệp.
Trong hội nhập kinh tế, cam kết quan trọng nhất của quốc gia đó là cắt giảm thuế nhập khẩu; do vậy trong dài hạn, các chức năng của thuế nhập khẩu sẽ giảm dần tầm quan trọng của chúng. Chính vì vậy, thuế nhập khẩu sẽ được kết hợp với thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) đánh lần lượt và chồng lên nhau để duy trì các chức năng vốn có của thuế quan.
b. Các biện pháp phi thuế quan
Các biện pháp phi thuế quan trong việc quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu là tổng hợp các công cụ hành chính, pháp lý, Tài chính - Tiền tệ và kỹ thuật mà một quốc gia áp dụng nhằm tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu nhằm mục đích sâu xa là bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước trước những sức ép cạnh tranh về giá cả và chất lượng của hàng hóa nước ngoài.
Các công cụ phi thuế quan mang bản chất là các biện pháp chủ quan nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế theo hướng chủ quan của Chính phủ, mục đích là sao cho nền kinh tế trong nước có lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, công cụ này gây ra sự méo mó về thị trường, về giá cả đối với hàng hóa nhập khẩu. Phân tích kinh tế học cho thấy khi sử dụng các công cụ phi thuế quan sẽ gây ra các tổn thất phúc lợi kinh tế lớn hơn và lâu dài hơn do dẫn đến sự lệch lạc trong sản xuất và tiêu dùng (xem Krugman, 1991, chương 9). Do vậy, các công cụ này luôn được khuyến cáo hạn chế sử dụng trong các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
Các công cụ phi thuế quan bao gồm ba nhóm chính:
Nhóm 1: các công cụ hành chính, là các quy định có tính chất mệnh lệnh hành chính nhà nước nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. Công cụ hành chính bao gồm các quy định pháp luật về cấm nhập, cấm xuất, giấy
phép, hạn ngạch (quota), hạn chế xuất khẩu tự nguyện, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc.
- Cấm nhập khẩu là những quy định pháp lý mà một quốc gia không cho phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu những hàng hóa nhất định.
- Giấy phép nhập khẩu là một trong những cách thức tạo ra rào cản đối với tự do hóa thương mại bằng cách yêu cầu nhà nhập khẩu phải đệ đơn để được cấp giấy phép nhập khẩu cho những loại hàng hóa nhất định.
- Hạn ngạch (quota) là quy định lượng tối đa theo giá trị hoặc theo khối lượng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định. Hạn ngạch có thể quy định cho từng nhà nhập khẩu/xuất khẩu hoặc quy định cho từng quốc gia có hàng hóa xuất khẩu sau đó quốc gia này lại phân bổ hạn ngạch cho các nhà xuất khẩu của quốc gia đó.
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu về giới hạn tối đa theo giá trị hoặc theo khối lượng của một mặt hàng nào đó xuất khẩu từ một nước vào nước kia.
- Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là một cách thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu, theo đó một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nội địa hóa mới được tiêu thụ tại quốc gia đó.
Nhóm 2: những công cụ mang tính kỹ thuật, là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy định đối với hàng hóa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó lại được sử dụng như là một cách thức để cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa. Bởi vậy, những quy chuẩn kỹ thuật này được gọi là rào cản kỹ thuật.
Nhóm 3: những công cụ Tài chính – Tiền tệ phi thuế quan như công cụ tín dụng nhập khẩu hay sự mua sắm của quốc gia trên cơ sở độc quyền … đều có thể trở thành các rào cản đối với thương mại quốc tế.