8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các giải pháp
– Những giải pháp được đề xuất trên dựa vào cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV tại các trường THPT Quận 10, TP.HCM.
– Để khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nêu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia, sử dụng các phiếu thăm dò, tiến hành trưng cầu ý kiến của 150 cán bộ, GV của 3 trường THPT trong quận 10, TP.HCM về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp (BGH: 6 đồng chí, tổ trưởng chuyên môn: 24 đồng chí, GV: 120 đồng chí)
– Đánh giá mức cần thiết của các giải pháp có 5 chọn lựa: Rất cần; Cần thiết; Ít cần; Không cần và Không trả lời.
– Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp có 5 chọn lựa: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi và Không trả lời.
Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng số 3.1 và bảng số 3.2 dưới đây:
Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuất
TT Các giải pháp
Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Rất cần Cần thiết Ít cần Không cần Không trả lời 1
GP1: Xây dựng kế hoạch nâng cao
chất lượng đội ngũ song song với qui hoạch.
87.33 7.34 4.01 0.66 0.66
2 GP2: Đẩy mạnh công tác bồi
dưỡng nâng cao trình độ. 89.13 8.42 1.79 0.66 0
3 GP3: Thực hiện tốt công tác tuyển
dụng đi đôi với sàng lọc. 83.19 8.10 8.71 0 0
4 GP4: Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, đánh giá GV theo
chuẩn nghề nghiệp.
5
GP5: Nâng cao đời sống, tạo điều
kiện để GV phát huy tốt vai trò của mình.
90.30 9.04 0.66 0 0
Trung bình chung 88.25 7.72 3.51 0.26 0.26
Nhận xét: từ số liệu bảng tổng hợp trên, chúng ta thấy rằng mức độ
cần thiết của các giải pháp trên là tương đối cao (hơn 95%). Ở giải pháp 1 và giải pháp 2, có 1 ý kiến (0.66%) cho là không cần thiết.
Bảng 3. 2 : Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất
T
T Các giải pháp
Mức độ khả thi của các giải pháp (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời 1
GP1: Xây dựng kế hoạch nâng cao
chất lượng đội ngũ song song với qui hoạch.
88.48 4.67 3.33 2.86 0.66
2 GP2: Đẩy mạnh công tác bồi
dưỡng nâng cao trình độ. 85.15 8.00 3.33 2.86 0.66 3 GP3: Thực hiện tốt công tác tuyển
dụng đi đôi với sàng lọc. 77.71 14.29 4.67 3.33 0 4
GP4: Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp.
90.68 8.00 0.66 0 0.66
5
GP5: Nâng cao đời sống, tạo điều
kiện để GV phát huy tốt vai trò của mình.
Trung bình chung 84.35 9.85 3.33 2.08 0.39
Nhận xét: từ số liệu bảng tổng hợp trên, chúng ta thấy rằng mức độ khả
thi của các giải pháp trên cũng khá cao. Tuy vậy, mức độ khả thi của các giải không được đánh giá cao bằng mức độ cần thiết (88.25% cho là rất cần thiết so với 84.35% cho là rất khả thi).
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đội ngũ và công tác QL nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT quận 10, TP.HCM, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
Nội dung chương 3 tập trung giải quyết các vấn đề sau:
– Xác định các nguyên tắc xây dựng các giải pháp QL nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT quận 10, TP.HCM.
– Đề xuất 5 giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT quận 10, TP.HCM.
Sau khi hoàn thành chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm tại 3 trường THPT công lập trên địa bàn quận 10, TP.HCM. Mặc dù với thời gian rất ngắn chưa thể đánh giá hết được hiệu quả của các giải pháp trên, nhưng bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp trên đều rất cần thiết và có tính khả thi cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Nâng cao chất lượng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu GD trong giai đoạn mới hiện nay là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hang đầu trong công tác QLGD. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành GD mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trong đó vai trò của những người làm công tác QLGD, của cấp ủy đảng, chính quyền đại phương và của ngay trong đội ngũ GV đã và đang công tác trong ngành GD là quan trọng nhất.
Trong những năm qua, công tác phát triển GD của Quận 10, TP.HCM đã đạt được một số kết quả khích lệ. Chất lượng đội ngũ GV ở các cấp học cũng đã có sự cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy vậy, chất lượng đội ngũ GV nói chung và chất lượng đội ngũ GV THPT của Quận 10 nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Về phần luận văn của mình, tác giả đã thu được một số kết quả chính sau đây:
Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của đề tài. Đồng thời luận văn tập trung nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến chất lượng đội ngũ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV của các trường THPT trên địa bàn Quận 10, TP.HCM.
Thứ ba, từ cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV của các trường THPT trên địa bàn Quận 10, TP.HCM, luận văn đã đề xuất 5 giải pháp QL như sau:
– Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ GV song song với công tác qui hoạch.
– Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ. – Thực hiện tốt công tác tuyển dụng đi đôi với sàng lọc.
– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá GV theo chuẩn
nghề nghiệp.
– Nâng cao đời sống, tạo điều kiện cho GV phát huy tốt vai trò.
Nhìn chung, tác giả tự nhận thấy nội dung luận văn đã giải quyết được mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Nếu các giải pháp đã đề xuất trong luận văn được sự quan tâm các cấp lãnh đạo, của Sở GD&ĐT TP.HCM cũng như các cấp QL trong nhà trường và sự kết hợp chặt chẽ của phụ huynh HS thì chắc chắn các giải pháp đó sẽ góp một phần vào việc nâng cao chất lượng GV của các trường thuộc THPT quận 10, TP.HCM.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT:
– Cần phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan đề xuất với Chính phủ, Quốc hội có chính sách khuyến khích, đãi ngộ đủ mạnh để thu hút HS giỏi vào các trường sư phạm; Tăng tỷ lệ ngân sách đầu tư cho GD, đảm bảo cuộc sống cho GV yên tâm công tác và gắn bó với ngành.
– Cần xây dựng, bổ sung và ban hành các văn bản về công tác QL chế độ chính sách đủ hiệu lực để nâng cao chất lượng công tác QL nói chung, công tác QL đội ngũ GV nói riêng, như chế độ công tác của GV phải phù hợp với chế độ làm việc 40 giờ/tuần của công chức, viên chức nhà nước.
– Cần nhanh chóng thể chế hóa các chủ trương, chính sách đối với CBQL và đội ngũ GV như: chế độ đào tạo và bồi dưỡng, chế độ tiền lương, chế độ khen thưởng ...
2.2. Đối với UBND thành phố, Sở GD&ĐT TP.HCM
– UBND thành phố cần chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính cho HT các trường THPT theo đúng tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ–CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.
– Xây dựng quy hoạch, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV THPT. Hỗ trợ các trường sắp xếp, bố trí đội ngũ đồng đều về cơ cấu giữa các trường trên cùng địa bàn.
– Cần xây dựng kế hoạch phát triển số lượng, chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thành phố trước mắt và lâu dài.
– Cần có cơ chế, chính sách phù hợp để tuyển dụng được GV có đủ tầm công tác trong ngành GD&ĐT.
– Cần ưu tiên về mặt tài chính cho công tác đầu tư xây dựng CSVC, các phòng chức năng, trang thiết bị đầy đủ, phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng GD toàn diện.
– Cần thể chế hóa chính sách bồi dưỡng GV và chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách sao cho công tác học tập nâng cao trình độ, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV ngày càng hiệu quả và thiết thực.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL trong nhà trường thực hiện tốt công việc tuyển chọn GV.
– Cần có chế độ khen thưởng thỏa đáng đối với những GV giỏi và HS đạt giải thưởng trong các kỳ thi.
– Cần QL thống nhất mọi hoạt động GD&ĐT trong thành phố.
2.3. Đối với địa phương và các trường THPT trong quận 10
– Xây dựng kế hoạch tuyển chọn đội ngũ hàng năm. Xác định các điều kiện cụ thể cần thiết theo yêu cầu thực sự của từng trường. Công khai kế hoạch tuyển chọn.
– Cần có chính sách cụ thể và phù hợp nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao phục vụ lâu dài trên địa bàn quận.
– CBQL các trường THPT cần quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để mọi GV tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng.
– Tăng cường công tác kiểm tra đội ngũ. Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp của GV để đánh giá. Công khai kết quả đánh giá trong toàn đội ngũ. Sau đánh giá, những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải được kịp thời khen thưởng; những cá nhân chưa hoàn thành phải có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.
– Cần thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính. Tạo điều kiện cho thanh tra nhân dân giám sát thực hiện.
– HT các trường THPT cần có sự liên kết, thống nhất kế hoạch trong việc QL, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, GV.
– Cần đổi mới nội dụng, hình thức, cách tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV và công tác thi đua khen thưởng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hồng Anh (2010), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT quận 9 TP.HCM, Luận văn thạc sĩ khoa học GD, ĐH Vinh.
[2] BCHTW Đảng (2004), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá IX, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] BCHTW Đảng (2004), Chỉ thị 40–CT/TW về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, Hà Nội.
[4] BCHTW Đảng (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCHTW khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5] BCHTW Đảng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6] BCHTW Đảng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7] BCHTW Đảng (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[8] Ban chấp hành Đảng bộ Quận 10 (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 10 nhiệm kỳ 2010 – 2015, TP.HCM.
[9] Đặng Quốc Bảo (1996), QLGDThành tựu và xu hướng.
[10] Đặng Quốc Bảo (1998), Những vấn đề cơ bản về QLGD, Trường CBQL trung ương 1.
[11] Đặng Quốc Bảo–Nguyễn Đắc Hưng (2004), GD Việt Nam hướng tới tương lai – vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
[12] Bộ GD&ĐT (2002), Chiến lược phát triển GD 2001 – 2010, nhà xuất bản GD, Hà Nội.
[13] Bộ GD&ĐT (2007), Điều lệ trường Trung học. Ban hành theo Nghị quyết số 07/2007/QĐ–BGD & ĐT ngày 04 – 4 – 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
[14] Bộ GD&ĐT (2009), Thông tư 30/2009/TT–BGD–ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV THPT, Hà Nội.
[15] Nguyễn Văn Cường (2009), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trường THPT thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ khoa học GD, ĐH Vinh.
[16] Nguyễn Ngọc Duy (1982), Những khái niệm cơ bản về QL GD, Trường CBQL trung ương 1.
[17] Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của Khoa học QL, NXB Chính trị Quốc Qia, Hà Nội.
[18] Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX07 – 14, Hà Nội.
[19] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về GD và khoa học GD. NXB GD, Hà Nội.
[20] Nguyễn Ngọc Hợi – Phạm Minh Hùng – Thái Văn Thành (2005),
Đổi mới công tác bồi dưỡng GV, Tạp chí GD (110/3).
[21] Trần Kiểm (2002), Khoa học QL nhà trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[22] Trần Kiểm (2004), Khoa học QL GD, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB GD Hà Nội.
[23] Trần Thị Bích Liễu (2001), Thách thức của công tác QL nhà trường trong điều kiện đổi mới, Tạp chí GD (7).
[24] Hồ Chí Minh (2007), Hồ Chí Minh bàn về giáo dục, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[25] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về QL GD, Trường CBQLGD trung ương 1.
[26] Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật GD, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[27] Srem (2009), Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
[28] Thủ tướng Chính phủ (2010), Dự thảo chiến lược phát triển GD Việt Nam 2009 – 2020.
[29] Thái Văn Thành (2007), QL GD và QL nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Huế.
[30] Thái Văn Thành (2010), Tổ chức và QL quá trình sư phạm, Trường Đại học Vinh.
[31] Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản GD.
[32] Từ điển Giáo dục (2001), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[33] C. Mark (1976), Tư bản, quyển thứ nhất, tập II, NXB Sự thật, Hà Nội.
[34] Harold Kootz, Cyril Odennell, Heiz WeihRich (1992), Những vấn đề cốt yếu của QL, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
[35] M.I. Kôndacôp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học QL, Trường CBQLGD&ĐT, Viện khoa học GD.
[36] V.A Xukhomlinxki (1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của HT trường phổ thông, lược dịch Hoàng Tâm Sơn, tủ sách CBQL và nghiệp vụ, Bộ GD.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho GV và CBQL các trường THPT công lập Quận 10, TP.HCM)
Kính thưa Quý Thầy, Cô
Để giúp chúng tôi có thêm cơ sở nghiên cứu Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT Quận 10, TP.HCM”, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý trong các trường THPT công lập trên địa bàn Quận 10, chúng tôi kính đề nghị Quý Thầy, Cô vui lòng bớt chút thời gian cho biết ý kiến của mình về một số nội dung sau đây và đánh dấu “X” vào ô mà Thầy, Cô cho là phù hợp nhất.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quí báu của Quý Thầy, Cô!
Xin Thầy, Cô vui lòng cho biết đôi nét về bản thân:
– Thầy, Cô là:
+ Giáo viên + Tổ trưởng CM
+ Hiệu trưởng + Phó Hiệu trưởng
– Năm sinh: ……… Giới tính: Nam Nữ
– Thâm niên (số năm công tác trong ngành): ……….
– Môn giảng dạy: ……….
– Trình độ chuyên môn: ………..
– Trình độ ngoại ngữ: ………...
– Trình độ tin học: ………....
1. Thầy, Cô vui lòng cho biết nhận định của mình về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị của đội ngũ giáo viên THPT Quận 10, TP.HCM
(4:Tốt; 3:Khá; 2:Trung bình; 1:Yếu)
1 Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 4 3 2 1
1.1 Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
1.2 Tuyên truyền vận động mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước
1.3 Tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của trường, của địa phương
1.4 Giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ của người GV
2 Yêu nghề, thương yêu HS 4 3 2 1
2.1 Đối xử công bằng với HS, không thành kiến với HS
2.2 Thực hiện cá biệt hóa trong dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của từng HS
2.3 Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
2.4 Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao kết quả học tập của HS
3 Tinh thần trách nhiệm trong công tác, đoàn kết hợp tác với
đồng nghiệp 4 3 2 1
3.1 Hoàn thành các công việc được giao
3.2 Có lối sống trung thực, giản dị và lành mạnh, gương mẫu trước HS
3.3 Có tinh thần học hỏi giúp đỡ đồng nghiệp