Thực hiện tốt công tác tuyển dụng đi đôi với thuyên chuyển đội ngũ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 80 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng đi đôi với thuyên chuyển đội ngũ

ngũ GV THPT quận 10, TP.HCM

Tuyển chọn là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm xem xét, đánh giá lựa chọn, quyết định trong số những người được tuyển dụng ai là người đủ tiêu chuẩn làm việc trong tổ chức. Tuyển chọn thực chất là sự lựa chọn những người cụ thể theo tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng do tổ chức đặt ra.

Sử dụng là quá trình dùng người được tuyển dụng để sắp xếp vào các vị trí phù hợp với trình độ, năng lực của họ.

– Công tác sử dụng GV là một khâu trọng tâm. Vì có tuyển chọn, sắp xếp, sử dụng hợp lý mới phát huy sức mạnh của từng thành viên hướng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

– Tuyển chọn, sàng lọc, hoàn thiện về cơ cấu, loại hình, đảm bảo về số lượng đội ngũ GV để tránh cơ cấu cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng.

– Nhanh chóng giải quyết được sự thiếu hụt về mặt số lượng và góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ, nhằm khai thác có hiệu quả và thu hút ngoại lực, tạo ra sự cân đối về cơ cấu, làm giảm độ tuổi trung bình, góp phần tạo nên sự ổn định lâu dài của đội ngũ GV.

– Sử dụng đội ngũ hợp lý, phát huy được nội lực của mỗi cá nhân và tập thể.

– Đối với việc tiến hành công tác tuyển chọn, bổ sung GV mới, nhà trường cần xây dựng kế hoạch tuyển chọn, tuyển dụng nhằm bổ sung thay thế GV các môn học (do nghỉ hưu, thuyên chuyển). Đây là công việc quan trọng cần tiến hành từ tổ, nhóm chuyên môn để trên cơ sở đó xác định số lượng GV ở các tổ, các môn học cần được bổ sung để báo cáo Sở GD&ĐT.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

– Công tác tuyển dụng cán bộ, GV:

+ Mỗi năm, nhà trường xác định nhu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu về GV, công nhân viên trong nhà trường. Sau đó báo cáo với cấp trên là sở GD&ĐT để sở tuyển dụng, phân công cho đủ chỉ tiêu theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Có chính sách, chế độ thu hút GV giỏi từ các quận lân cận; đặc biệt lưu ý lực lượng sinh viên mới ra trường có năng lực tốt.

+ Trong công tác tuyển chọn, cần chú ý: Bằng cấp chuyên môn; Kinh nghiệm giảng dạy; Sáng kiến giảng dạy; Tính tổ chức kỷ luật; Lòng nhiệt tình với nghề…

+ Việc tổ chức xét tuyển phải bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, thực hiện chính sách ưu tiên theo quy định của Đảng và của Nhà nước, mọi công dân có đủ điều kiện quy định đều có cơ hội được xét tuyển vào công chức GV phổ thông. Những người được tuyển dụng phải đúng chuẩn nghiệp vụ của ngạch và được bố trí đúng việc, đủ việc theo quy định.

+ Cần cụ thể hóa quy chế tuyển dụng, xây dựng quy chế tuyển dụng của nhà trường dựa trên việc xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.

– Công tác sử dụng cán bộ, GV:

+ Quan tâm đúng mức đến hoàn cảnh, nguyện vọng của từng GV. Tìm mọi cách để giữ chân GV giỏi như phân công giảng dạy nhiều để tăng thu nhập, đưa vào diện quy hoạch để đào tạo lực lượng kế cận, động viên...

+ Sử dụng GV theo đúng trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của dạy nghề.

+ Tuân thủ nghiêm túc định mức lao động của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của Bộ, của Sở GD&ĐT.

+ Tuân thủ tính kế thừa trong khi phân công.

+ Cân nhắc đến năng lực công tác và phẩm chất cá nhân của từng GV. + Chú ý yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo và lợi ích của HS.

+ Bố trí xen kẽ, hài hòa giữa GV giỏi và GV yếu, GV cũ và GV mới trong cùng một lớp học.

– Có chế độ thu hút ban đầu thỏa đáng, xây dựng và ban hành chế độ khuyến khích cho GV giỏi. Có chính sách đãi ngộ với GV có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng rộng rãi trong ngành.

– Sàng lọc đội ngũ thông qua hiệu quả giảng dạy và GD HS. Sắp xếp nhân sự hợp lý, phân công giảng dạy theo năng lực công tác. Phân công trách nhiệm rõ ràng, có định mức lao động cụ thể.

– Thực hiện chuẩn hoá và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV dạy nghề theo quy định của pháp luật và từng bước tiếp cận chuẩn nghề nghiệp GV.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

– Nhà QL phải xây dựng được các mục tiêu cụ thể, rõ ràng, chính xác. Khi xây dựng mục tiêu cầu có sự bàn bạc dân chủ.

– Phải có năng lực nhìn nhận, đánh giá năng lực và phẩm chất của GV một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 80 - 83)