Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người GV THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người GV THPT

1.3.3.1. Yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp GV THPT

Chương II – Điều 4 trong Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng GV trong các cơ sở GD mầm non, cơ sở GD phổ thông công lập và

trung tâm GD thường xuyên (Ban hành kèm theo QĐ số 62/2007/QĐ– BGDĐT ngày 26/10/ 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT):

Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định hiện hành tương ứng với ngạch GV dự tuyển. Cụ thể: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với GV THPT.

Ngày 22 tháng 10 năm 2009, bộ GD&ĐT ban hành thông tư số 30/2009/TT–BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV THPT.

Trên cơ sở của các chuẩn đã ban hành và căn cứ yêu cầu thực tiễn phát triển GD hiện nay, các đơn vị GD có thể xác định các yêu cầu về chất lượng đội ngũ GV của mình.

Chuẩn nghề nghiệp GV trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GV trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Bao gồm 6 tiêu chuẩn cơ bản:

– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD – Năng lực dạy học.

– Năng lực GD.

– Năng lực hoạt động chính trị, xã hội. – Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Việc đánh giá GV phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100. Thể hiện ở bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên Tiêu chí Thang điểm Điểm đạt 1. Phẩm chất chính trị. 4 2. Đạo đức nghề nghiệp. 4 3. Ứng xử với HS. 4 4. Ứng xử với đồng nghiệp. 4 5. Lối sống, tác phong. 4

6. Tìm hiểu đối tượng GD. 4

7. Tìm hiểu môi trường GD. 4

8. Xây dựng kế hoạch dạy học. 4

9. Đảm bảo kiến thức môn học. 4

10. Đảm bảo chương trình môn học. 4

11. Vận dụng các phương pháp dạy học. 4

12. Sử dụng các phương tiện dạy học. 4

13. Xây dựng môi trường học tập. 4

14. QL hồ sơ dạy học. 4

15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. 4

16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD. 4

17. GD qua môn học. 4

18. GD qua các hoạt động GD. 4

19. GD qua các hoạt động trong cộng đồng. 4 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức GD 4 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS. 4 22. Phối hợp với gia đình HS và cộng đồng. 4 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội. 4

24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện. 4

25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo GD 4

Tổng 100

– Loại xuất sắc (tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100);

– Loại khá (tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89);

– Loại trung bình (tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn).

– GV chưa đạt chuẩn (loại kém) nếu tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm [14, tr.2].

1.3.3.2. Yêu cầu về cơ cấu

Yêu cầu về số lượng đội ngũ GV THPT:

Ngày 28 tháng 7 năm 2004 Bộ GD&ĐT ban hành thông tư số 22/2004/TT–BGDĐT về việc hướng dẫn các loại hình GV, cán bộ nhân viên ở các trường phổ thông. Theo đó, loại hình GV làm công tác giảng dạy gồm GV các bộ môn: toán, vật lý, hóa học, tin học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, GD công dân, thể dục, ngoại ngữ, GD quốc phòng, kỹ thuật.

Theo Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT–Bộ Nội vụ số 35/2006/TTLT–BGDĐT–BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở GD phổ thông công lập:

– Định mức biên chế GV trong 1 lớp của các cấp học quy định tại Thông tư này là số GV để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và làm chủ nhiệm lớp, hoạt động GD tập thể và hoạt động GD ngoài giờ lên lớp có trong kế hoạch GD quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ–BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chương trình GD phổ thông.

– Số tiết dạy trong 1 tuần của GV THPT được quy định là 17 tiết.

– Định mức biên chế viên chức của GV THPT: Mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 2,25 GV; GV làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Bí thư, Phó bí thư hoặc Trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn) được

hưởng chế độ, chính sách quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ–TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phí về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và THPT.

Dựa trên hệ số môn học cho phép và số lớp trong trường, HT xây dựng cơ cấu đội ngũ GV của mình sao cho phù hợp với tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị nhưng không được quá 2,25 GV trên một lớp.

Yêu cầu về cơ cấu đội ngũ GV THPT:

– Xây dựng các giải pháp QL một mặt nhằm có một cơ cấu đội ngũ GV hợp lý, mặt khác nâng cao tỷ lệ GV đạt loại xuất sắc, loại khá, giảm tối thiểu GV đạt loại trung bình và không có GV chưa đạt chuẩn là một mục tiêu quan trọng của tất cả các đơn vị GD. Đây là một trong những yêu cầu đầu tiên về chất lượng đội ngũ GV.

– Không để mất cân bằng về độ tuổi, luôn có tính kế thừa và phát triển, không để tạo ra những hụt hẫng khi có quá nhiều GV về hưu cùng một thời điểm. Tỷ lệ GV giữa các môn học phải cân đối, không để môn này quá nhiều, môn kia lại ít.

– Ngoài ra còn có một số tiêu chí về chất lượng đội ngũ GV mà nhà QL có thể dựa vào đó để nâng cao chất lượng đội ngũ của mình như Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia: “Đủ GV các bộ môn đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định hiện hành trong đó ít nhất có 20% GV đạt chuẩn dạy giỏi từ cấp huyện trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; không có GV xếp loại yếu về chuyên môn và đạo đức.” [14, tr.2].

Hoặc trong quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường THPT phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng GD nêu tiêu chí: “Phấn đấu đến năm 2012 để 100% GV đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên và có ít nhất

10% đến 15% GV trong tổng số GV của trường, 50% tổ trưởng chuyên môn có trình độ từ thạc sĩ trở lên” [14, tr.5].

Việc nâng cao tỷ lệ GV đạt trên chuẩn cũng là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển GD. Ban lãnh đạo nhà trường phải có những biện pháp để động viên, khuyến khích GV bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo được một đội ngũ ngày càng nhiều thạc sỹ, tiến sỹ công tác trong các trường THPT.

1.3.3.3. Yêu cầu về cơ cấu theo độ tuổi

Tại Chương III – Điều 6 – Quyết định số 22/2006/QĐ–BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn:

Những nhà giáo còn trong độ tuổi đào tạo theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể: từ 55 tuổi trở xuống đối với nam, từ 50 tuổi trở xuống đối với nữ nếu có đủ sức khoẻ, có Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đạt loại khá trở lên theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại GV thì được bố trí bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn.

Những nhà giáo đã quá tuổi đào tạo theo quy định của Nhà nước, cụ thể: nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi nếu còn đủ sức khoẻ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt loại trung bình theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại GV thì không bố trí trực tiếp giảng dạy và được sắp xếp cho đi bồi dưỡng nghiệp vụ để bố trí làm việc khác.

Những nhà giáo đã quá tuổi đào tạo theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể: nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi nếu còn đủ sức khoẻ, có tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đạt khá trở lên theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại GV thì được tiếp tục bố trí công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy cho đến khi đủ tuổi về hưu.

Những nhà giáo có tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ xếp loại kém hoặc sức khoẻ yếu thì thực hiện giải quyết chế độ chính sách theo quy định hiện hành.

1.3.3.4. Yêu cầu về phẩm chất

Phẩm chất được thể hiện ở các mặt như phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí và phẩm chất sức khoẻ thể chất và tâm trí.

Phẩm chất tâm lý là những đặc điểm thuộc tính tâm lý nói lên mặt đức (theo nghĩa rộng) của một nhân cách nó bao hàm cả đặc điểm tích cực lẫn tiêu cực theo hàm nghĩa đạo lý và có thể chia ra các cấp độ: xu hướng, phẩm chất, ý chí, đạo đức, tư cách, hành vi và tác phong

Phẩm chất trí tuệ là những đặc điểm đảm bảo cho hoạt động nhận thức của một con người đạt kết quả tốt, bao gồm phẩm chất tự giác (óc quan sát) của trí nhớ (nhớ nhanh) của tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ và chú ý.

Phẩm chất ý chí là mặt quan trọng trong nhân cách bao gồm những đặc điểm nói lên một người có ý chí tốt: có chí hướng, có tính mục đích, quyết đoán, đấu tranh bản thân cao, có tinh thần vượt khó; Phẩm chất ý chí giữ vai trò quan trọng, nhiều khi quyết định đối với hoạt động của con người.

Ngoài ra trong hoạt động thực tiễn xã hội hiện nay, các nhà khoa học còn đề cập đến phẩm chất sức khỏe thể chất và tâm trí của con người nó bao gồm các mặt rèn luyện sức khoẻ, tránh và khắc phục những ảnh hưởng của một số bệnh mang tính rào cản cho hoạt động của con người như chán nản, uể oải, muốn nghỉ công việc, sức khoẻ giảm sút.

1.3.3.5. Yêu cầu về năng lực

Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện được một cách thành thục và chắc chắn; một hay một dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn với phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí và phẩm chất sức khoẻ thể chất và tâm trí của cá nhân. Năng lực có

thể phát triển trên cơ sở hoạt động của con người và kết quả phát triển của xã hội (đời sống xã hội, sự GD và rèn luyện, hoạt động cá nhân…). Như vậy:

Để phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả tiếp cận chất lượng đội ngũ GV THPT theo hai mặt chính là phẩm chất và năng lực của người GV.

Khi tiếp cận chất lượng của đội ngũ GV thì phải gắn với nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn đã được quy định cho họ. Cụ thể là chất lượng đội ngũ GV trường THPT phải gắn với hoạt động dạy học và GD của họ.

Chất lượng của một lĩnh vực hoạt động nào đó của đội ngũ GV thể hiện ở hai mặt phẩm chất và năng lực cần có để đạt được mục tiêu của lĩnh vực hoạt động đó với kết quả cao. Cụ thể là chất lượng đội ngũ GV trường THPT được biểu hiện ở phẩm chất và năng lực cần của họ, để họ tiến hành hoạt động giảng dạy và GD đạt mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w