Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá GV THPT Quận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 83 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá GV THPT Quận

Quận 10, TP.HCM theo Chuẩn nghề nghiệp

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình QL. Kiểm tra, đánh giá đúng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS, giúp ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ GV và chất lượng học tập của HS.

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

– Giúp GV trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

– Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại GV hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ GV trung học.

– Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV trung học.

– Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với GV trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động QL khác.

– Kiểm tra, đánh giá, là chức năng cơ bản có vai trò quan trọng trong QL nói chung, QL trường học nói riêng. Có thể nói rằng không có kiểm tra thì coi như không có QL.

– Quá trình QL kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích:

+ Theo dõi các hoạt động nhằm phát hiện những thiếu sót, lệch lạc để uốn nắn, điều chỉnh các hoạt động đi đúng kế hoạch, mục tiêu đã đề ra.

+ Kiểm tra các hoạt động của các bộ phận, cá nhân để nắm bắt được tinh thần, thái độ, thực hiện quy chế, quy định của cán bộ, GV.

– Đánh giá GV là công việc quan trọng và cần thiết trong toàn bộ quá trình QL. Đánh giá là sự xác nhận của nhà trường về phẩm chất và năng lực của GV, giúp họ nhận rõ bản thân mình và có kế hoạch phấn đấu vươn lên trong công tác đồng thời giúp đỡ người QL có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, GD cho mỗi cá nhân nhằm xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh và toàn diện.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Công tác thanh tra, kiểm tra:

– Cần phải đánh giá đúng năng lực sư phạm của GV, khẳng định những mặt đã làm được, phát huy ưu điểm và tư vấn những biện pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động giảng dạy của đội ngũ nhà giáo.

– Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đi đôi với đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng GV cần thiết phải đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng GV.

+ Về hình thức đánh giá: Đổi mới cách thức đánh giá bồi dưỡng thường xuyên theo hướng giúp cho người học biết tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm học tập. Nhóm chuyên môn và tập thể sư phạm được tham gia góp ý

kiến, nhận xét rút kinh nghiệm về kết quả thành viên trong nhóm. CBQLHT, trưởng ban tổ chức lớp học đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên thông qua kết quả vận dụng vào bài giảng của GV trong từng đơn vị trường. Khắc phục việc kiểm tra đánh giá theo kiểu cũ, mang tính hình thức đối phó...

+ Về nội dung đánh giá: Phải coi trọng việc GV biết vận dụng kiến thức, kĩ năng được học tập vào bài giảng, biết đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của sự nghiệp phát triển GD là mục đích chính của việc bồi dưỡng thường xuyên. Đánh giá sự nhận thức, ý thức của GV về vấn đề được bồi dưỡng.

– Việc xây dựng kế hoạch, quy trình thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV phải đảm bảo tính khoa học và dân chủ trong việc QL chất lượng đội ngũ cán bộ, GV. Khi xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV cần chú ý đảm bảo quy trình và nội dung sau:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra:

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá GV theo từng chuyên đề, kèm theo danh sách GV được kiểm tra và thời gian kiểm tra cụ thể.

+ Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cho phép phù hợp với Nhà trường có tính khả thi cao.

+ Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục. Hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng cần huy động được nhiều lực lượng tham gia kiểm tra và dành thời gian cần thiết, thích đáng cho việc kiểm tra.

Tổ chức kiểm tra:

+ Xây dựng lực lượng kiểm tra: HT ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm từng thành viên trong ban kiểm tra.

+ Phân cấp trong kiểm tra: HT có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp. Khi kiểm tra gián tiếp phải uỷ nhiệm, phân cấp rõ ràng (cho phó HT, tổ trưởng chuyên môn hoặc cán bộ, GV có uy tín).

+ Xây dựng chế độ kiểm tra: HT quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc cho mỗi thành viên.

+ Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lý cho hoạt động kiểm tra. Khai thác và vận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra.

– Đánh giá, xếp loại GV cần phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, tạo được sự đồng tình của đội ngũ cán bộ, GV cần được lưu vào hồ sơ GV.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ GV thông qua dự giờ, kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV. HT cần căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của trường để kiểm tra các bộ môn, thậm chí từng GV, kiểm tra GV thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất, báo trước hoặc không báo trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp:

– Việc đánh giá, xếp loại GV trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và GD của GV trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

– Việc đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn được quy định tại Chương II của văn bản này.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

– Đầu năm học, HT xây dựng các kế hoạch kiểm tra, bao gồm: kế hoạch kiểm tra toàn năm học, kế hoạch kiểm tra từng học kì, từng tháng, hàng tuần.

– Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học cần được công bố, công khai từ đầu năm học.

– Chọn số lượng GV cần kiểm tra, thanh tra toàn diện trong năm (khoảng 25% tổng số GV), có quyết định thành lập ban kiểm tra, thanh tra và danh sách GV cần được kiểm tra, thanh tra từ đầu mỗi học kì.

– Triển khai đầy đủ các văn bản của bộ GD&ĐT về công tác thanh kiểm tra đến tập thể GV.

– Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá là công việc phải tiến hành thường xuyên hàng tháng, hàng kỳ, sau mỗi đợt phát động thi đua nhằm đúc rút kinh nghiệm, biểu dương, khuyến khích những mặt tốt, chỉ ra những mặt tồn tại, yếu kém để cùng nhau có kế hoạch khắc phục, từ đó đưa các hoạt động của nhà trường vào nề nếp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, GV.

– Tổ chức các hoạt động kiểm tra chuyên môn định kì và đột xuất đối với GV và tổ chuyên môn.

– Thực hiện chế độ khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích GV thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đảm bảo ngày công và thực hiện tốt nội quy nề nếp của nhà trường.

Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp:

– Triển khai đầy đủ các văn bản của bộ GD&ĐT, các hướng dẫn của Sở GD&ĐT TP.HCM về công tác đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp.

– Tổ chức tập huấn cho GV về công tác đánh giá.

– Việc đánh giá GV phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số

nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm. Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.

– Việc xếp loại GV phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:

a) Đạt chuẩn :

+ Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

+ Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

+ Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

b) Chưa đạt chuẩn – loại kém:

Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

– Quy trình đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:

+ Bước 1: GV tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 1); + Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 2 và 3);

+ Bước 3: HT đánh giá, xếp loại GV (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 4); kết quả được thông báo cho GV, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan QL cấp trên trực tiếp.

– Đánh giá, xếp loại GV được thực hiện hằng năm vào cuối năm học. – Đối với GV trường công lập, ngoài việc đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo các quy định hiện hành.

– Các trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học tổ chức đánh giá, xếp loại từng GV trung học theo quy định của

Thông tư này; lưu hồ sơ và báo cáo kết quả thực hiện về các cơ quan QL cấp trên trực tiếp.

– Sở GD&ĐT chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp THPT; báo cáo các kết quả cho UBNDcấp tỉnh và Bộ GD&ĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5. Chú ý nâng cao đời sống, tạo điều kiện để đội ngũ GV THPT của Quận 10, TP.HCM phát huy tốt vai trò của mình

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

– Đảm bảo điều kiện về chế độ chính sách, CSVC, tạo động lực để GV chủ động, tích cực trong việc nâng cao chất lượng.

– Đảm bảo về điều kiện cuộc sống, tạo động lực thúc đẩy phát triển năng lực chuyên môn, tích cực trong việc nâng cao chất lượng của GV.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

– Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đãi ngộ. – Thực hiện đồng bộ các chính sách đối với GV.

– Cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt cho GV. – Cải thiện đời sống vật chất.

– Cải thiện đời sống tinh thần. – Thực hiện các chính sách hỗ trợ.

– Tạo điều kiện để GV có thêm thu nhập một cách chính đáng.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

– Cải thiện đời sống vật chất:

+ Tham mưu, kiến nghị với UBND Quận 10 về các chính sách đãi ngộ, thu hút GV giỏi về các trường THPT trong quận.

+ Cần quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp ngành nghề, nâng lương, thanh toán số tiết giảng phụ trội cho GV.

+ Thực hiện tốt công tác tự chủ tài chính, tự chủ nhân sự.

+ Tinh giảm biên chế, cương quyết đưa ra khỏi ngành những GV mất phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, không đảm bảo yêu cầu trình độ chuyên môn sau khi đã được bồi dưỡng thường xuyên hoặc đào tạo lại.

+ Tiết kiệm chi cho hoạt động để tạo nguồn dôi dư chi cho con người. + Có chế độ giảm định mức giờ dạy cho GV đi học nâng cao trình độ. Khuyến khích GV dạy giỏi và có khả năng dạy ở nhiều lớp, nhiều khối. Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo giờ dạy và chất lượng dạy học.

+ Đảm bảo mọi quyền lợi chính đáng và hợp pháp của cán bộ, GV. + Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng (không đánh đồng, cáo bằng).

+ Tranh thủ sự hỗ trợ của các nguồn lực từ bên ngoài (chính quyền địa phương; phụ huynh HS; các mạnh thường quân…).

+ Có chính sách hỗ trợ kịp thời, đúng lúc, đúng đối tượng để GV có hoàn cảnh đặc biệt; lập quỹ để tương trợ, giúp đỡ xây sửa nhà cho GV có hoàn cảnh khó khăn…

+ Tạo điều kiện để GV có thêm thu nhập một cách chính đáng. – Cải thiện đời sống tinh thần:

+ Tạo động lực làm việc để thôi thúc cán bộ, GV hành động theo cách thức phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Chú ý đến những yếu tố tạo động lực đó là bản thân công việc, sự thành đạt, sự công nhận, trách nhiệm, cơ hội phát triển và những yếu tố duy trì đó là điều kiện làm việc, những quy định QL của tổ chức, sự giám sát những mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, công việc ổn định

+ Sử dụng mục tiêu để nâng cao nhận thức, tăng cường tạo động lực cho đội ngũ GV trong hoạt động dạy học. Cần làm cho GV và mọi thành viên trong nhà trường hiểu đầy đủ rằng hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm trong mỗi nhà trường, thực hiện việc đổi mới nội dung chương trình GD phổ thông gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học và đây cũng là một nội dung cơ bản của đổi mới GD THPT trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy người HT phải làm thế nào để các mục tiêu GD, mà cụ thể hơn là các nội dung của hoạt động dạy học: đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng của nhà trường… trở thành những giá trị mà người GV hướng tới.

Muốn vậy người HT phải tìm kiếm những hình thức sinh động, hấp dẫn để làm cho người GV quán triệt các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng GD: chẳng hạn như hội thảo, tổ chức nghiên cứu khoa học với những đề tài phương pháp dạy học bộ môn, tổ chức thao giảng, tổ chức trao đổi kinh nghiệm với trường bạn, phối hợp với công đoàn nhà trường tổ chức các hội thi ứng xử tình huống sư phạm…

+ Đề cao tinh thần trách nhiệm của người GV đối với hoạt động dạy học. Tinh thần trách nhiệm cũng là một động lực làm việc. Sau khi làm cho hoạt động dạy học trở thành một công việc đầy hứng thú, hấp dẫn GV thì cần động viên tinh thần trách nhiệm của mỗi GV trước các HS, trước xã hội để họ thực sự là chủ thể chủ động, sáng tạo trong dạy học, từ đó khơi dậy niềm ham mê học tập của HS, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Vì vậy, để tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt – học tốt thì người HT cần phải đề cao tinh thần trách nhiệm của GV, giao nhiệm vụ cho GV một cách cụ thể.

+ Tạo điều kiện cho hoạt động dạy học trở nên hứng thú, sáng tạo hơn. Cần phải làm cho người GV nhận thức hoạt động dạy học là một công việc đầy hứng thú, đầy sáng tạo, đầy thử thách. Muốn vậy, HT cần tìm cách tạo ra bầu không khí thi đua, sáng tạo trong dạy học. HT có thể dựa vào những GV

say mê khoa học, nhất là lực lượng GV trẻ, ham thích sáng tạo, luôn mong muốn chiến thắng các thách thức, có nhiều hoài bão… Khi GV cảm thấy hứng thú với hoạt động dạy học tức là động lực làm việc đã được tăng cường.

+ Sử dụng đòn bẩy khen thưởng khi GV, nhân viên đạt thành tích hoặc kết quả tốt là yếu tố tạo động lực hữu hiệu. Khen và phê bình đúng sẽ tạo động lực thúc đẩy mọi người cố gắng vươn lên, tạo sự công bằng trong tập thể.

+ Cần đánh giá đúng kết quả thực hiện hoạt động dạy học ở mỗi GV

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 83 - 95)