8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Vị trí, vai trò của người GV THPT
1.3.1.1. Vị trí của người GV THPT
Với truyền thống tôn sư trọng đạo, từ xưa tới nay, ông cha ta, nhân dân ta, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy. Đội ngũ GV là nòng cốt của sự nghiệp GD. Thầy giáo là người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng và văn hoá, truyền thụ cho HS lý tưởng đạo đức cách mạng, bồi đắp cho HS nhân cách văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, dạy cho các em tri thức khoa học, kỹ năng sống và kĩ năng nghề nghiệp.
Trong nhà trường GV là lực lượng quyết định chất lượng GD; là người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học trên lớp và quá trình GD theo nội dung chương trình cuả Bộ GD&ĐT với phương pháp sư phạm nhằm đạt mục tiêu GD của cấp học, của nhà trường. Về vai trò của người thầy giáo, Bác Hồ khẳng định: “Nhiệm vụ GD là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có GD” [24].
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của người GV THPT
1.3.2.1. Chức năng của người GV THPT
Theo Luật GD quy định, GV có những chức năng sau:
– Chức năng của một nhà sư phạm: Đây là chức năng cơ bản, thể hiện đầy đủ nhất tính nghề nghiệp của người GV. Để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi người GV phải tổ chức đúng đắn quá trình nhận thức, quá trình hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết cho HS.
– Chức năng của một nhà khoa học: Người GV có tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học thì mới giải quyết được những vấn đề thường xuyên nảy sinh trong công tác giảng dạy – giáo dục của mình. Nghiên cứu khoa học còn là con đường để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học – giáo dục cũng như các hoạt động xã hội của người GV.
– Chức năng của nhà hoạt động xã hội: Người GV không chỉ biết tham gia các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp của mình mà còn phải biết tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội.
1.3.2.2. Nhiệm vụ của người GV THPT
Về nhiệm vụ của GV trung học được quy định tại Điều 31, Điều lệ trường trung học:
– GVBM có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và GD theo chương trình, kế hoạch GD, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của GV do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy
định; Quản lý HS trong các hoạt động GD do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả GD; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
b) Tham gia công tác phổ cập GD ở địa phương.
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và GD; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của HS.
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của HT, chịu sự kiểm tra, đánh giá của HT và các cấp QLGD.
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước HS; thương yêu, tôn trọng HS, đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của HS; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.
e) Phối hợp với GVCN, các GV khác, gia đình HS, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục HS.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
– GVCN, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp GD bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS.
b) Thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch đã xây dựng.
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, với các GVBM, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng
nghiệp của HS lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật HS; đề nghị danh sách HS được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ HS.
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với HT.
– GV thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1. Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.
– GV làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là GV trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, QL các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.
– GV làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là GV THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, QL các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.
– GV làm công tác tư vấn cho HS là GV trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ HS và HS để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ nhà giáo là phải đáp ứng các tiêu chuẩn về nghề nghiệp và có khả năng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ.