8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Trong những năm gần đây, công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV THPT trong quận 10 có các hình thức:
Bồi dưỡng do sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức, bao gồm:
– Bồi dưỡng thay sách giáo khoa: được thực hiện mỗi khi có những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học nhằm giúp GV cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp dạy học đáp ứng những yêu cầu mới của SGK.
– Bồi dưỡng thường xuyên: được thực hiện theo Thông tư 26/2012/TT- BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT về việc hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho GV mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, qua đó giúp GV cập nhật các kiến thức về kinh tế – xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT TP.HCM.
– Bồi dưỡng chuyên môn: được thực hiện vào đầu năm học, do phòng Trung học Sở GD&ĐT tổ chức, bồi dưỡng GV theo từng môn học, nhằm giúp GV kịp thời nắm bắt các thay đổi trong chương trình, bám sát SGK, chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng và những điểm trọng tâm cần chú ý trong công tác giảng dạy và giáo dục HS.
– Bồi dưỡng chuyên đề: được thực hiện trong hè với các lớp tập huấn ngắn hạn nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ, các kỹ năng cần thiết phục vụ công tác
giảng dạy và giáo dục HS như: tập huấn nghiệp vụ thanh, kiểm tra; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm…
Bồi dưỡng do Quận 10 tổ chức:
Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 10 thường tổ chức các lớp học chính trị hè cho GV các trường THPT Quận 10 vào dịp hè của mỗi năm học, qua đó giúp GV nắm bắt được tình hình thời sự trong nước và quốc tế; tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của TP.HCM nói chung và của Quận 10 nói riêng, giúp GV nắm bắt tốt tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của địa phương và nâng cao bản lĩnh chính trị.
Bồi dưỡng do nhà trường tổ chức, gồm nhiều hình thức:
– Mời chuyên gia tập huấn, bồi dưỡng cho GV tại đơn vị.
– Tổ chức hội thảo chuyên môn luân phiên giữa các trường trong Cụm. – Thông qua các tiết thao giảng, tiết đăng ký dạy tốt.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ GV thông qua dự giờ.
Biện pháp QL là BGH yêu cầu từ đầu năm học, trong kế hoạch chuyên môn tổ trưởng phải có kế hoạch dự giờ các GV trong tổ.
+ GV phải dự giờ đồng nghiệp trong tổ 2 tiết / học kỳ. + Tổ trưởng phải dự giờ mỗi GV 1 tiết / học kỳ.
+ Chỉ tiêu dự giờ được đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm học. – Nâng cao chất lượng đội ngũ GV thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Về mặt QL, ngay từ đầu năm học, HT đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chuyên môn đối với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và đưa ra các công việc cụ thể của tổ chuyên môn:
+ Tổ trưởng phải lập kế hoạch hoạt động của tổ. Sinh hoạt tổ phải đi sâu vào chuyên môn.
+ Trong mỗi buổi sinh hoạt tổ, tổ trưởng phải kiểm tra việc thực hiện chương trình của các GV, kiểm điểm lại công tác của tổ, rút kinh nghiệm chuyên môn: Thực hiện nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, thống nhất kiểm tra đánh giá…
+ Sinh hoạt tổ chuyên môn còn bao gồm các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, soạn giáo án, đề cương chung của tổ.
Mặt làm được của công tác bồi dưỡng GV thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giúp GV tiến bộ nhanh chóng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ sư phạm một cách rất hiệu quả, không tốn kém.
Sinh hoạt tổ chuyên môn hiệu quả, thiết thực tạo bầu không khí làm việc lành mạnh góp phần phát huy năng lực, vai trò của GV trong sự nghiệp GD của nhà trường.
GV tự bồi dưỡng:
Để thúc đẩy GV tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, HT các trường THPT thực hiện các biện pháp QL sau:
– Thông báo cho GV một số chuẩn mà GV phải đạt được:
+ Về chuyên môn, nghiệp vụ: hoàn thành các đợt bồi dưỡng thường xuyên do Sở GD&ĐT tổ chức.
+ Về tin học: có chứng chỉ A hoặc chứng chỉ của Intel. + Về ngoại ngữ: chứng chỉ A.
– HT giao chỉ tiêu phải có HS đạt giải HS giỏi cấp thành phố cho các tổ.
– Ngoài ra những yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy GV phải tự bồi dưỡng đề có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học.
Nhận thức được vai trò của GV trong nhà trường, HT các trường THPT đã có những giải pháp nhất định trong công tác bồi dưỡng GV. Mặc dù vậy chúng tôi cũng khảo sát ý kiến của CBQL các trường THPT Quận 10 về các
nội dung của QL công tác bồi dưỡng GV. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.9 sau đây:
Bảng 2.9: Ý kiến của CBQL về các nội dung QL công tác bồi dưỡng GV
TT Nội dung Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
1 Bồi dưỡng theo chuyên đề về chuyên
môn 91.1 8.9 0
2 Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy 98.2 1.8 0
3 Bồi dưỡng các năng lực sư phạm 72.3 27.7 0
4 Bồi dưỡng dài hạn 82.4 17.6 0
5 Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè 62.3 37.7 0
6 Qua dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm 95.9 4.1 0
7 Tự học, tự bồi dưỡng 78.5 21.5 0
8 Tham quan, học hỏi kinh nghiệm các
trường tiên tiến 63.4 36.6 0
Theo bảng 2.9, các nội dung của QL bồi dưỡng đội ngũ GV được các HT đánh giá rất cao về tầm quan trọng. Đáng chú ý nhất là nội dung bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy và qua dự giờ phân tích giảng dạy (với hơn 95% ý kiến cho rằng là rất quan trọng). Để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của GV một cách có hiệu quả, HT các nhà trường cũng rất quan tâm đến các hình thức bồi dưỡng khác nhau. Trong các hình thức bồi dưỡng, rất nhiều HT quan tâm đến hình thức bồi dưỡng dài hạn, thực chất là đi học sau đại học, với mong muốn đội ngũ GV của trường ngày càng nâng chất lượng tạo tiền đề cho nâng cao chất lượng GD của trường.
Để có thể đánh giá chính xác hơn việc tiến hành bồi dưỡng GV tại các trường THPT Quận 10, chúng tôi nghiên cứu mức độ thực hiện công tác này qua khảo sát sự đánh giá của cả CBQLvà GV. Kết quả ghi nhận ở bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL và GV về nội dung QL công tác bồi dưỡng GV
TT Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Tốt Trung bình Chưa tốt Ban giám hiệu Giáo viên Ban giám hiệu Giáo viên Ban giám hiệu Giáo viên 1 Bồi dưỡng theo chuyên đề về
chuyên môn 89.2 54.1 9.8 27.3 0 18.6
2 Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy 59.5 68.3 41.1 17.8 0 13.9 3 Bồi dưỡng các năng lực sư phạm 79.9 69.2 20.1 16.1 0 14.7
4 Bồi dưỡng dài hạn 54.1 59.4 45.9 17.5 0 23.1
5 Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè 79.2 67.3 20.8 15.1 0 17.6 6 Qua dự giờ, phân tích giảng dạy 55.5 85.8 44.5 9.8 0 4.4 7 Tự học, tự bồi dưỡng 87.2 78.3 12.8 11.7 0 10.0 8 Tham quan, học hỏi kinh nghiệm
các trường tiên tiến 63.4 55.6 36.6 30.9 0 13.5 Qua bảng 2.10, tác giả nhận thấy quá trình bồi dưỡng GV trong thời gian vừa qua tại các trường THPT ở Quận 10 chỉ đạt được mức độ nhất định. Không có CBQL nào khẳng định trường mình QL không tốt việc bồi dưỡng GV nhưng các nội dung đều có GV cho rằng HT QL chưa tốt vấn đề này.
Có sự chưa thống nhất trong đánh giá của GV với tự đánh giá của CBQL nên có những nội dung độ chênh lệch giữa đánh giá của CBQLvà GV
là khá lớn như bồi dưỡng theo chuyên đề chuyên môn 89.2% ý kiến của BGH so với 54.1% ý kiến của GV.
Nội dung bồi dưỡng dài hạn được CBQL đánh giá chưa tốt chiếm tỷ lệ cao nhất. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết hiện nay số lượng GV học sau đại học tăng nhanh chóng và mang tính tự phát. Trước tình hình đó, Sở GD&ĐT cũng đã yêu cầu các trường phải có kế hoạch, chọn lọc trong việc cử cán bộ, GV dự học các lớp sau đại học để tránh ảnh hưởng nhiều đến hoạt động dạy học của nhà trường.
2.3.2. Công tác đánh giá, phân loại GV
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của QL. Đặc biệt trong việc QL hoạt động dạy học của HT nó càng có ý nghĩa quan trọng.
Khi kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của GV, HT thường kiểm tra các mặt của quá trình dạy học. Căn cứ vào các nội dung kiểm tra GV của HT, chúng tôi thiết kế phiếu hỏi và điều tra về vấn đề này. Kết quả thu được như số liệu bảng 2.11 dưới đây:
Bảng 2.11: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá GV
TT Nội dung kiểm tra Mức độ thực hiện
(%)
Tốt Trung bình
Chưa tốt 1 Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và thực hiện 76.04 23.96 0
kế hoạch
2 Kiểm tra việc chuẩn bị bài dạy của GV thông
qua giáo án 62.63 34.34 3.03
3 Kiểm tra giờ dạy trên lớp thông qua dự giờ,
phản ánh của HS 63.64 36.36 0
4
Kiểm tra việc bồi dưỡng chuyên môn thông qua đồng nghiệp, sinh hoạt chuyên để, viết sáng kiến kinh nghiệm
47.92 48.96 3.13
5 Kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách GV hàng
tháng 64.58 29.17 6.25
6 Đánh giá GV thông qua các hoạt động kiểm
tra 75.76 24.24 0
7 Đánh giá GV thông qua các buổi sinh hoạt tổ,
việc thực hiện nề nếp lên lớp 78.13 16.67 5.21 8 Đánh giá GV thông qua kết quả học tập của HS 65.66 28.28 6.06 9 Đánh giá GV qua sự tín nhiệm của tập thể 73.96 18.75 7.29
Theo bảng số liệu 2.11, tác giả nhận thấy HT quản lý việc kiểm tra đánh giá GV qua việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, qua các buổi sinh hoạt tổ, việc thực hiện nề nếp lên lớp và sự tín nhiệm của tập thể được thực hiện khá tốt, điều này cũng khẳng định HT rất quan tâm, có kế hoạch, có nề nếp và có chú ý đến vấn đề khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá.
Nhìn chung qua bảng trên chúng ta thấy HT đã quản lý việc kiểm tra, đánh giá GV ở mức độ khá tốt, tỷ lệ trung bình còn cao cũng là vấn đề đặt ra đối với HT trong việc đổi mới QL.
Thông thường việc đánh giá GV thực hiện hai lần trong một năm học, lần thứ nhất vào cuối học kỳ I và lần thứ hai vào cuối học kỳ II. Tổ chức đánh giá thực hiện theo ba bước. Bước thứ nhất GV tự đánh giá, cho điểm. Đối
chiếu với chuẩn, mỗi GV tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào phiếu giáo viên tự đánh giá. Bước thứ hai tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại. Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của GV, tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại GV của tổ vào phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ. Bước thứ ba Hội đồng thi đua xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi GV (phiếu giáo viên tự đánh giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng GV trong trường.
Ngoài việc đánh giá GV định kỳ hai lần trong một năm học nói trên, trong công tác QL, HT có thể tham khảo thêm nhiều kênh khác để đánh giá GV.
2.3.3 Công tác quy hoạch, phát triển cơ cấu đội ngũ GV
Hàng năm vào cuối tháng 3, HT các trường làm văn bản báo cáo phòng Tổ chức cán bộ sở GD&ĐT TP.HCM tình hình nhân sự của nhà trường và xin biên chế nhân sự cho năm học kế tiếp. Sở GD&ĐT căn cứ vào đề xuất của nhà trường, dựa trên số GV xét tuyển để phân bổ GV về cho các trường.
Trong tổ chức thực hiện đã có sự chỉ đạo chặt chẽ và đồng bộ, kế thừa và phát triển, tạo nguồn cán bộ, góp phần khắc phục dần tình trạng bị động, lúng túng trong công tác cán bộ. Đội ngũ cán bộ trong quy hoạch nói chung bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, có phẩm chất chính trị vững vàng, được thử thách, rèn luyện qua thực tiễn công tác, trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao.
Ngoài nguồn GV do sở GD phân bổ về, HT các trường có thể hợp đồng với GV thỉnh giảng nếu Sở GD phân về không đủ. Để hợp đồng với một GV, thông thường GV hợp đồng phải trải qua giai đoạn thử việc hoặc dạy thử một hai tiết cho PHT chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn dự giờ, đánh giá, qua đó tham mưu cho HT nên hợp đồng hay không hợp đồng với GV này.
Có một thực tế cần chú ý là một số GV sau quá trình học tập nâng cao trình độ, từ trình độ đại học nâng lên thạc sĩ, tiến sĩ thì nhanh chóng rời khỏi trường THPT chuyển lên dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc chuyển về dạy tại các trường chuyên. Việc này do nhiều nguyên nhân tùy theo từng đối tượng, có GV chuyển sang nơi khác để nhận thu nhập cao hơn.
Tại các trường THPT trong quận 10, việc sàng lọc GV được thực hiện thông qua đánh giá hiệu quả giảng dạy và công tác GD HS.
Việc sử dụng đội ngũ GV THPT trong quận 10 tương đối hợp lý. Căn cứ vào năng lực của GV, HT phân công giảng dạy, GV nào dạy tốt, dạy HS đậu tốt nghiệp THPT, đậu đại học tỷ lệ cao sẽ phân dạy nhiều lớp hơn so với các đồng nghiệp khác. Chính vì vậy trong các trường THPT quận 10 xảy ra trường hợp có GV dạy rất nhiều tiết trong một tuần nhưng cũng có GV chỉ dạy vừa đủ tiết nghĩa vụ.