8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ G
GV THPT Quận 10, TP.HCM
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
– Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV góp phần nâng cao trình độ chung của đội ngũ GV, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác trong nhà trường.
– Giúp GV có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh từ đó phát huy năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm tốt, tự tin khi đứng lớp.
– Nâng cao năng lực của GV về kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm trên cơ sở đảm bảo tính dân tộc, hiện đại và nhân văn.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
– Xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng cần chú ý đến việc bố trí thời gian thích hợp trong năm, phù hợp với kế hoạch của cá nhân và của nhà trường.
– Trong kế hoạch bồi dưỡng phải thể hiện được nhu cầu của ĐN, có nội dung, hình thức và thời gian tiến hành. Nên ưu tiên những chuyên đề và môn học đang gặp khó khăn về nội dung, về phương pháp, về trình độ ĐN…có
tính thiết thực với GV trực tiếp giảng dạy. Các hình thức bồi dưỡng GV phải đa dạng, phong phú và hợp lý.
– Trước yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, người GV cần tự bồi dưỡng để đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
+ Có thái độ tích cực đối với việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: chủ động tìm cách học thích hợp.
+ Có kĩ năng tự bồi dưỡng: người GV cần biết biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng, vận dụng được nguyên tắc tự bồi dưỡng vào thực tế dạy học.
– Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV theo chu kỳ, từng học kỳ, từng năm và trong những năm kế tiếp cụ thể:
+ Tổ chức tốt phong trào dạy tốt thao giảng, thi GV giỏi. Tổ chức thao giảng để GV tự thể hiện đầy đủ năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn của mình, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tìm ra những GV tiêu biểu tài năng, thực sự là những tinh hoa của nhà trường.
+ Tổ chức hội thảo định kỳ theo chuyên đề như: đổi mới phương pháp, phương tiện dạy – học; QL và GD HS cá biệt, chậm tiến… sẽ giúp cho GV bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và làm giàu kinh nghiệm dạy học.
+ Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn để tham gia các kỳ thi GV dạy giỏi cấp thành phố.
– Sinh hoạt tổ chuyên môn: chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có chiều sâu, bàn chi tiết về nội dung, phương pháp dạy từng bài cụ thể. Quy định rõ ngày họp tổ chuyên môn của từng bộ môn và đôi khi BGH cùng tham dự họp tổ.
– Động viên, khuyến khích GV tự học, nâng cao trình độ ngoại ngữ. Khuyến khích và tạo điều kiện để GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tỷ lệ GV trên chuẩn trong nhà trường.
– Đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc bồi dưỡng bắt buộc đối với những GV chưa đạt chuẩn và GV mới về trường. Gặp gỡ, trao đổi với GV bị HS phản ánh, tư vấn để GV thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của HS.
– Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ về ngoại ngữ, tin học và các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
– Tổ chuyên môn sinh hoạt thường kì, có nội dung thiết thực phục vụ cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, và các thành viên trong tổ. Trao đổi về đổi mới phương pháp giảng dạy, để đổi mới nội dung và thiết kế bài học.
– Cần đa dạng hóa nội dung và phương thức bồi dưỡng. Chú ý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ GV. Trang bị cho GV những kiến thức cơ bản về:
+ Tâm lý học đại cương, tâm lý học sư phạm nghề nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết về cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học; Lý luận dạy học, lý luận GD, tổ chức quá trình đào tạo… Đồng thời, tiếp tục trang bị thêm cho GV những kiến thức cơ bản về lôgic học, tâm lý học, lý luận dạy học hiện đại và một số vấn đề cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học GD. Nâng cao năng lực sư phạm, tạo điều kiện cho GV tự nâng cao tay nghề, tham gia nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả tự đào tạo.
+ Bồi dưỡng về công nghệ dạy học hiện đại. Xu hướng đổi mới của công nghệ dạy học ở Việt Nam; Những công nghệ dạy học hiện đại đã được áp dụng ở Việt Nam vào chuyên môn của nhà trường.
+ Bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Nâng cao kiến thức chuyên môn cơ bản của đội ngũ GV, cập nhật kiến thức chuyên môn, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ.
+ Bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Tổ chức cho GV thường xuyên luyện tập giảng dạy. Tăng cường thực hành, hợp tác với các trường trong và ngoài cụm.
+ Bồi dưỡng về nghiên cứu khoa học, sáng tạo. Tăng cường tổ chức nghiên cứu khoa học, đề tài cần tập trung và giải quyết những vấn đề bất cập của nhà trường như: công nghệ thông tin, đội ngũ GV, chất lượng đào tạo...
+ Bồi dưỡng nhóm kiến thức bổ trợ: Tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm… – Hình thức bồi dưỡng GV gồm: ngắn hạn, dài hạn; tự học tập, tự bồi dưỡng cá nhân; bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tại trường, tổ chức hội thảo, hội giảng, tham quan thực tế, viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu đề tài có hướng dẫn…
– Mỗi GV phải chủ động xây dựng kế hoạch tự học, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, về chuyên môn nghiệp vụ. Trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường là hướng dẫn GV tự phân tích, đánh giá hoạt động sư phạm, tư vấn để giúp GV tự tìm ra các vấn đề cần tập trung giải quyết.
– Nội dung bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu cá thể hoá trong học tập, đáp ứng được sự cập nhật kiến thức, rèn luyện ý thức vươn lên. Tự học, tự bồi dưỡng là hình thức chủ đạo mà người CBQL phải quan tâm đến và có kế hoạch, yêu cầu cụ thể đối với từng GV.
– Tổ chức hội giảng để GV tự thể hiện đầy đủ năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn của mình, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tìm ra những GV tiêu biểu tài năng, thực sự là những tinh hoa của nhà trường.
– Tổ chức hội thảo định kỳ theo chuyên đề như: đổi mới phương pháp, phương tiện dạy – học; QL và GD HS chậm tiến… sẽ giúp cho GV bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và làm giàu kinh nghiệm dạy học. Hình thức này nếu khai thác và phát huy tốt sẽ biến quá trình bồi dưỡng chuyên đề thành quá trình tự bồi dưỡng.
– Tạo điều kiện cho GV phát huy những sáng kiến kinh nghiệm.
– Tổ chức nghiên cứu khoa học, giúp GV xác định đề tài, xác định đối tượng và phương pháp nghiên cứu… Tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần để họ thực hiện công việc này.
– Tổ chức cho GV tự làm đồ dùng dạy học theo các nhóm bộ môn.
– Hình thức bồi dưỡng phải đa dạng, GV cần phải giỏi cả lý thuyết và thực hành để có thể khai thác và phát huy tính sáng tạo của HS trong học tập. Hình thức bồi dưỡng GV được cụ thể hoá bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1:Hình thức bồi dưỡng GV
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
– HT nên thường xuyên theo dõi, tổ chức cho tập thể và cá nhân thực hiện kế hoạch.
– Khuyến khích, tạo điều kiện cho GV đi học để đạt chuẩn hoặc trên chuẩn.
– Động viên khuyến khích GV tham gia các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức, nhất là các đợt tập huấn GV dạy chương trình và SGK.
– Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học: Tổ chức hội thảo khoa học trong trường; Tổ chức viết và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
– Đổi mới công tác bồi dưỡng GV là một yêu cầu khách quan có tính cấp thiết để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo .
– Trong phương pháp giảng dạy hiện nay đang phát động học tập đổi mới phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực của người
HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG GV Đào tạo bồi dưỡng dài hạn Bồi dưỡng ngắn hạn Tự học tự bồi dưỡng cá nhân Bồi dưỡng thường xuyên Bồi dưỡng tại trường Hội thảo, hội giảng Tổng kết SKKN, NCĐT thựctế
học. Sự đổi mới nội dung chương trình, và phương pháp dạy học đòi hỏi công tác bồi dưỡng phải tạo tiềm lực để GV không chỉ thích ứng mà còn tích cực chủ động tham gia vào quá trình đổi mới đó.
– Cần tăng cường bồi dưỡng, phân hoá, phân loại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Để có kế hoạch bồi dưỡng phân hoá, phân loại phù hợp đối tượng của GV thì cấp QL GD trong quận cần tiến hành điều tra khảo sát, thăm dò, cho GV tự xếp loại, tổ trưởng chuyên môn, HT các trường xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp, để phân loại chất lượng GV hàng năm. Việc bồi dưỡng phân hoá cần phân biệt rõ 2 loại: Loại cần bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tư tưởng chính trị và loại cần bồi dưỡng kiến thức kỹ năng. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị tư tưởng cần lồng ghép trong các cuộc thi, hội thi, trong các cuộc vận động, trong các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn với nhiều hình thức khác nhau; Đối với những GV cần bồi dưỡng về kiến thức kỹ năng: Thường xuyên cử đi dự những đợt tập huấn cùng nhóm trưởng, tổ trưởng. Liên kết với các trường mời các chuyên gia, các nhà giáo có kinh nghiệm để về trao đổi kinh nghiệm lên lớp và trực tiếp thực hành những bài dạy. Tổ chuyên môn có kế hoạch cụ thể đối với các GV này.