Tâm lí nhân viên và chất lượng phục vụ khách hàng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng dich vụ bán hàng đến quyết định hàng tại các cửa hàng hồng lam ở hà nội (Trang 73 - 75)

Theo kết quả của những nghiên cứu trước đây đã được đề cập ở chương 1, tâm lí của nhân viên bán hàng ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng cung cấp dịch vụ của họ tới khách hàng. Về cơ bản việc làm việc trong giờ cao điểm dưới áp lực quá cao như tại cả ba cửa hàng hay đặc biệt là việc phải làm việc 1 mình của một nhân viên tại của hàng trên phố Kim Mã cũng gây ra những ảnh hường tiêu cực tới tâm lí của họ, dấn tới việc khả năng làm việc của họ bị giảm sút. Điều này có thể thấy được qua việc điểm số dành cho các tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng tại cửa hàng trên phố Kim Mã thường thấp hơn so với hai cửa hàng còn lại Yếu tố về nhân viên không được đào tạo kĩ càng có thể loại bỏ do các nhân viên đều được tập huấn theo giáo trình có sẵn và được kiểm tra trước khi làm việc tại cửa hàng, đồng thời được kiểm tra thường xuyên trong quá trình làm việc. Đặc biệt với cửa hàng tại Kim Mã, việc chỉ có duy nhất 1 nhân viên còn dẫn đến rủi ro trong trường hợp nhân viên tại đây nghỉ ốm hoặc nghỉ việc. Nhân viên thay thế sẽ mất thời gian để làm quen với cách bài trí cửa hàng, làm quen với khách hàng và tìm hiểu họ lại từ đầu. Tuy nhiên, sẽ thật không công bằng nếu như quy kết rằng đây là lỗi cũng

những nhân viên bán hàng này trong khi họ không có khả năng và quyền để thay đổi tình hình. Để gia tăng sự thỏa mãn cho khách hàng cũng như khai thác tiềm năng của khách hàng, Hồng Lam có thể nghĩ tới việc thuê thêm nhân viên cho các cửa hàng bán lẻ của mình, đây là điều hết sức cần thiết với những cửa hàng có số lượng khách hàng lớn.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại các cửa hàng, để cho mỗi khách hàng sau khi mua sản phẩm đồng ý tham gia phỏng vấn, nhóm nghiên cứu dưới sự cho phép của Hồng Lam thường đứng trước cửa hàng nói “xin chào” và mở cửa cho khách hàng. Thật ngạc nhiên là những hành động nhỏ này thực sự tạo ấn tượng với khách hàng. Trong quá trình phỏng vấn, khá nhiều khách hàng bay tỏ rằng họ thấy rất lạ vì đây là lần đầu tiên họ được mở cửa và mời vào ngay từ bên ngoài và điều này làm họ cảm thấy vui. Cũng theo sự quan sát trong quá trình nghiên cứu, 2 nhân viên bán hàng tại cửa hàng trên phố Huế và Nguyễn Chí Thanh và 1 nhân viên tại cửa hàng trên phố Kim Mã thường không thể hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc tất cả khách ra vào cửa hàng trong khoảng giờ cao điểm từ 16h tới 19h do đôi lúc có quá động khách hàng trong cùng 1 thời điểm. Với số lượng nhân viên bán hàng như vậy trong giờ cao điểm, họ không có đủ thời gian và khả năng để tiếp cận tất cả khách hàng, do vậy việc tư vấn và chào hàng có thể là không thể thực hiện hoặc được thực hiện không đầy đủ và kém hiệu quả. Hơn nữa, họ cũng không có thời gian để chào tạm biệt khách hàng và theo quan sát có nhưng khách hàng phải dùng người để mở cửa vì họ xách theo khá nhiều sản phẩm trên tay. Những yếu tố kể trên về cơ bản khiến cho tiềm năng của những khách hàng không

được khai thác triệt để và mặt khác làm giảm sự hài lòng với chất lượng dịch vụ bán hàng.

Trong trường hợp công ty thực sự không muốn tốn thêm quá nhiều chi phí thì việc thuê các nhân viên bán thời gian để làm việc trong khoảng thời gian cao điểm là một giải pháo hợp lí. Hiện nay có rất nhiều người đặc biệt là sinh viên sẵn sàng làm các công việc bán thời gian như vậy với chi phí khoảng 10.000-15.000 VNĐ cho một giờ làm việc, chi phí này là khá rẻ. Nhiệm vụ của họ sẽ là mở cửa chào đón khách hàng, xếp giữ phương tiện của khách hàng, thanh toán và chào tạm biệt khách hàng. Việc này sẽ giúp cho hai nhân viên chính tại các cửa hàng có thêm thời gian để tập trung vào việc tìm hiểu, tư vấn và chào hàng một cách hiệu quả hơn. Giải pháp này về cơ bán giúp thúc đẩy việc mua của khách hàng đồng thời làm cho họ thỏa mãn với dịch vụ và trở thành khách hàng trung thành của Hồng Lam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng dich vụ bán hàng đến quyết định hàng tại các cửa hàng hồng lam ở hà nội (Trang 73 - 75)