Chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần phụ lục

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

II. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh siêu thị của một số n −ớc trên thế giớ

5 Chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần phụ lục

KILOB OB OO KS .CO M 38

+ Xây dựng khung pháp lý cho các hoạt động điều phối: Khi các siêu thị lớn của n−ớc ngoài tham gia vào thị tr−ờng họ không chỉ tham gia vào quá trình phân phối hàng hoá mà họ còn tham gia cả vào quá trình sản xuất hàng hoá mang th−ơng hiệu của chính các siêu thị này. Do đó, họ sẽ thực hiện quá trình điều phối theo ngành dọc về phía sản xuất. Thực tế cho thấy một số siêu thị lớn ở Trung Quốc và Thái Lan đã đầu t− vào sản xuất hàng hoá để bán chính trong các siêu thị của mình. Trong quá trình đầu t− này họ có thể mua lại, đầu t− liên doanh liên kết với các nhà sản xuất nhằm tạo nguồn hàng cho chính các siêu thị của họ. Vì vậy cần phải có khung khổ pháp lý phù hợp nhằm quản lý và điều hành các hoạt động này của các tập đoàn bán lẻ n−ớc ngoài;

+ Xây dựng quy chế liên doanh liên kết phù hợp đối với hoạt động kinh doanh siêu thị: Một trong những biện pháp quan trọng mà Thái Lan áp dụng t−ơng đối hiệu quả trong việc hạn chế sự phát triển của các siêu thị đó là xây dựng quy chế liên doanh liên kết bắt buộc nếu các doanh nghiệp bán lẻ muốn mở thêm siêu thị tại Thái Lan. Hình thức này đã hạn chế tốc độ phát triển của các siêu thị n−ớc ngoài. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp quản lý tạm thời mang tính chất tình thế, về lâu về dài cần phải tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp hơn.

- Kết hợp quản lý siêu thị thông qua quản lý đất đai, quy hoạch: Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan cho thấy có thể quản lý các siêu thị thông qua việc quản lý đất đai, mặt bằng xây dựng, quy định số l−ợng siêu thị tại các thành phố. Khống chế diện tích tối đa hoặc tối thiểu khi mở các siêu thị nhằm hạn chế sự phát triển của các siêu thị n−ớc ngoài.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hệ thống siêu thị trong n−ớc: Ngoài các biện pháp hạn chế sự phát triển của các siêu thị n−ớc ngoài cho đến nay không còn phù hợp với các thông lệ quốc tế, chính phủ có thể thực thi các biện pháp hỗ trợ các siêu thị trong n−ớc nhằm tăng khả năng của các siêu thị trong n−ớc. Các biện pháp mà chính phủ có thể thực hiện bao gồm hỗ trợ về thông tin, đào tạo kỹ năng quản lý, nghiên cứu thị tr−ờng, chuyển giao công nghệ. Tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế trao đổi kiến thức kỹ năng về kinh doanh siêu thị. Do số l−ợng siêu thị trong n−ớc cũng không nhiều nên có thể cử hẳn một đoàn chuyên gia đến giúp siêu thị trong một khoảng thời gian nhất định. Những biện pháp này có thể cải thiện năng lực của các siêu thị để có thể đủ sức cạnh tranh với các siêu thị n−ớc ngoài khi mốc 2007 đang đến gần.

- Khuyến khích các hợp đồng tiêu thụ hàng hoá: Để các siêu thị có thể hoạt động hiệu quả cần có các chế tài hiệu quả về hợp đồng tiêu thụ hàng hoá đặc biệt là hàng nông sản, thực phẩm… Do siêu thị kinh doanh các mặt hàng thực phẩm là chính, trong khi các n−ớc châu á −a dùng thực phẩm t−ơi sống, để đáp ứng tốt nhu cầu này, nhà n−ớc có chính sách nhằm gắn sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản thực phẩm qua hệ thống siêu thị… Kinh nghiệm của các tập đoàn phân phối xuyên quốc gia tại các n−ớc châu á nh− Trung Quốc và

KILOB OB OO KS .CO M 39

Thái Lan…cũng khiến chính phủ các n−ớc này quan tâm tới việc tạo ra các chuỗi cung cấp hàng hoá hiệu quả hơn cho các siêu thị trong n−ớc để họ cạnh tranh đ−ợc với các doanh nghiệp n−ớc ngoài.

- Hỗ trợcơ sở hạ tầng cho hoạt động kinh doanh siêu thị: Bên cạnh việc hạn chế sự phát triển quá mức của các siêu thị n−ớc ngoài nhà n−ớc cần phải đảm bảo cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh doanh siêu thị. Thực tế cho thấy tại một số n−ớc do chi phí về đất đai quá đắt nên các siêu thị th−ờng đ−ợc xây dựng với quy mô quá nhỏ hoặc nằm quá xa trung tâm thành phố nên hoạt động rất kém hiệu quả. Để phát triển hệ thống siêu thị nhà n−ớc cần dành quỹ đất hợp lý trong quy hoạch thành phố để xây dựng các siêu thị tại những địa điểm thích hợp. Mặt khác nhà n−ớc cũng cần đầu t− đ−ờng giao thông, điện n−ớc, viễn thông… để nâng cao hiệu quả hoạt động của các siêu thị.

- Thực hiện chính sách −u tiên phát triển siêu thị tại các địa ph−ơng đủ điều kiện và hạn chế phát triển tại các thành phố nơi siêu thị đã bão hoà. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy trong giai đoạn đầu phát triển hầu nh− tất cả các siêu thị đều phát triển ở các thành phố lớn đến mức bão hoà, trong khi tại các tỉnh và thành phố nhỏ ch−a có một siêu thị nào. Thực tế này cho thấy nhà n−ớc cần có chính sách −u tiên phát triển siêu thị tại các thành phố nhỏ nhằm xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại trên cả n−ớc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)