Triển Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn.
Sau khi tìm hiểu cơ cấu cũng như sự thay đổi trong nguồn vốn huy động, phần nào hiểu được nguồn huy động chính của chi nhánh hiện tại. Với nguồn vốn huy động như vậy, chi nhánh đã sử dụng ra sao, có hiệu quả hay không, có phù hợp với các tỉ lệ đảm bảo an toàn, phù hợp với tình hình hoạt động của chi nhánh thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.3: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Vốn huy động 405 1.744 2.314 1.339 330,62% 570 32,68% Tổng dƣ nợ 2.203 3.350 4.292 1.147 52,07% 942 28,12% Tổng dƣ nợ/Vốn huy động (%) 544 192 185
(Nguồn: báo cáo thường niên năm 2010, 2011,2012 của BIDV chi nhánh Nam Sài Gòn)
Thông qua chỉ tiêu này cho ta biết khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, còn ngược lại chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, không đáp ứng nhu cầu của hoạt động cho vay. Dựa vào bảng số liệu ta thấy được tỷ lệ tổng dư nợ/vốn huy động lần lượt qua các năm như sau: 544% vào năm 2010, giảm xuống 192% vào năm 2011 và tiếp tục giảm nhẹ còn 185% vào năm 2012. Nguồn vốn huy động cũng như dư nợ đều tăng qua các năm tuy nhiên nguồn vốn huy động tăng với tốc độ nhanh hơn so với dư nợ. Năm 2010 cho ta thấy cứ 100 đồng vốn thì có 544 đồng dư nợ. Lý do có con số lớn như vậy vì năm 2010 chi nhánh mới được thành lập số dư nợ cũng như nguồn vốn được chuyển từ SGD 2 qua cho chi nhánh. Sang năm 2011, tỷ lệ đã giảm còn 192% cho ta thấy cứ 100 vốn thì có được 192 đồng dư nợ. Tỷ lệ này đã giảm mạnh cho thấy sự nỗ lực cũng như sự phấn đấu của chi nhánh trong giai đoạn đầu mới thành lập. Năm 2012 tỉ lệ này lại tiếp tục giảm nhẹ, cứ 100 đồng vốn thì có được 185 đồng dư nợ. Tỷ trọng tổng dư nợ tuy có tăng nhưng với tốc độ không cao. Lý do dẫn đến vì tình trạng lạm phát trong những năm vừa rồi cũng như thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán gặp những bất ổn, người dân cắt giảm chi tiêu do điều kiện vật giá leo thang, hạn chế những nhu cầu không thật cần thiết như vay mua nhà, mua xe, mua hàng tiêu dùng. Mặt khác, do chính sách thắt
chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, đẩy lãi suất huy động tăng, kéo theo lãi suất cho vay tăng cao, do đó cho vay tiêu dùng giảm. Tỷ lệ tổng dư nợ/ vốn huy động
quá cao như thế này, ngân hàng có thể sẽ gặp rủi ro trong vấn đề thanh khoản.
Chính vì vậy nên Ngân hàng đang từng bước hòa nhập và thích nghi một cách
nhanh chóng và vững vàng. Đạt được kết quả này là nhờ vào chính sách mở rộng tín
dụng, đa dạng hình thức cho vay các tầng lớp kinh tế. Song song đó Ngân hàng đã mở được nhiều kênh huy động vốn hơn nữa.