Tuy chi nhánh mới được thành lập còn chưa phát triển mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế hay xuất nhập khẩu nhưng BIDV chi nhánh Nam Sài Gòn ngoài vốn huy động bằng đồng Việt Nam vẫn huy động và duy trì tốt nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ chủ yếu là USD còn các loại ngoại tệ khác là JPY và EUR chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Từ khi mới thành lập đến năm 2012 tỷ trọng tiền gửi bằng đồng nội tệ và ngoại tệ có nhiều biến chuyển thể hiện những xu hướng mới trong tương lai. Để đi vào phân tích cụ thể ta tìm hiểu số liệu thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1: Phân tích tình hình huy động vốn theo tiền tệ Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối VND 380 1416 1981 1036 272,63% 565 39,9% Ngoại tệ 25 328 333 303 1212% 5 1,52% Vốn huy động 405 1744 2314 1339 330,62% 570 32,68% VND/Vốn huy động 93,83% 81,19% 85,61% Ngoại tệ/Vốn huy động 6,17% 18,81% 14,39%
(Nguồn: báo cáo thường niên năm 2010, 2011,2012 của BIDV chi nhánh Nam Sài Gòn)
380 25 1416 328 1981 333 0 500 1000 1500 2000 2010 2011 2012 Tiền gửi bằng VND Tiền gửi bằng ngoại tệ
Biểu đồ 3.1: Tình hình huy động vốn theo tiền tệ
Quan sát bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, năm 2010 nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2010 đạt 405 tỷ đồng tăng 243 tỷ tương đương 150% so với thời điểm bàn giao chỉ là 162 tỷ đồng. Trong năm 2010 huy động vốn bằng VND đạt 380 tỷ chiếm tỷ lệ rất cao 93,83% tổng huy động vốn, huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm 6,17%. Điều này thể hiện tình hình huy động vốn rất tốt từ ngân hàng. Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010. Năm 2010 đánh dấu một năm của sự hồi phục kinh tế và những thay đổi pháp lý quan trọng, nhiều biến động trên thị trường. Kết quả của năm 2010 được thể hiện qua các con số như tăng trưởng GDP từ 5,32% năm 2009 đã nâng lên khoảng 6,7% cao hơn chỉ tiêu đề ra là 6,5%, so với nhiều nước trong khu vực vẫn ở mức cao. Tăng trưởng tín dụng cả năm là 25%. Lạm phát cả năm là 11,75%. Vào những tháng cuối năm trên thị trường chứng khoán liên tục mất điểm, bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi các tài sản tài chính như vàng và USD tăng giảm thất thường. Kênh đầu tư an toàn nhất sẽ là gửi tiền vào ngân hàng.
Tuy chỉ mới hoạt động được 2 tháng nhưng chi nhánh đã đạt được sự tăng trưởng nhất định về nguồn vốn huy động. Ta có thể thấy được xu hướng chính của ngân hàng đó là huy động vốn bằng nội tệ.
405 418 565 607 769 1.018 1.305 1.152 1.162 1.575 1.460 1.342 1.744 - 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 2.000
Biểu đồ 3.2: Diễn biến HĐV Chi nhánh trong năm 2011
(Nguồn: báo cáo thường niên năm 2010, 2011,2012 của BIDV chi nhánh Nam Sài Gòn)
Bước sang 2011, nguồn huy động đến ngày 31/12/2011 đạt 1,744 tỷ đồng, tăng 1,339 tỷ đồng vượt 330% so với đầu năm, hoàn thành 106% kế hoạch HĐV bắt buộc và 103% kế hoạch HĐV phấn đấu Hội sở chính giao. Trong đó vốn bằng VND tăng thêm 1036 tỷ đồng tương ứng 262,63%, đáng chú ý hơn vốn bằng ngoại tệ tăng rất mạnh 303 tỷ đồng xấp xỉ 1212%. Tỷ trọng ngoại tệ trên tổng vốn tăng nhanh từ 6,17% vào năm 2010 lên 18,81% vào năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong năm 2011. Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 ước tính tăng 10% so với tháng 12/2010 (Kế hoạch là 15-16%); tổng dư nợ tín dụng tăng 12% (Kế hoạch là dưới 20%). Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước. Bên cạnh đó, lo ngại lạm phát tăng nhanh, đồng Việt Nam mất giá ngoài tầm kiểm soát khiến người dân e ngại nắm giữ tiền đồng nên cách tốt nhất gửi vào ngân hàng.
Ngoài những yếu tố khách quan từ nền kinh tế, dựa vào những chính sách huy động cũng như những nỗ lực của chi nhánh đã làm gia tăng nguồn vốn huy động một cách đáng kể.
Sang năm 2012, vốn huy động có tăng lên nhưng với tốc độ không băng so với giai đoạn năm 2011. Vốn huy động bằng nội tệ là 1981 tỷ đồng tăng 565 tỷ đồng, vượt 39,9 % so với năm trước. Trong khi đó vốn bằng ngoại tệ tăng rất ít với 5 tỷ đồng chiếm 1,52%. Tỷ trọng vốn bằng ngoại tệ so với tổng vốn huy động giảm nhẹ, riêng vốn bằng nội tệ tăng. Nguyên nhân theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội số 01 /NQ-CP ngày 03/01/2012, chỉ tiêu lạm phát được đặt ra dưới 10%. So với mục tiêu này, lạm phát năm 2012 đã được thực hiện rất tốt ở mức 6,81 %, thấp nhất từ năm 2007 tới nay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,03%, thấp nhất trong một thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 không đạt mục tiêu đề ra. Chỉ số tiêu dùng giảm còn do nền kinh tế khó khăn, DN phá sản nhiều, thu nhập người lao động giảm dẫn đến tốc độ tăng sức mua của nền kinh tế giảm sút nhiềù. Từ tháng 03/2011 đến cuối năm 2012, tốc độ tăng doanh số bán lẻ hàng hoá dịch vụ chững lại, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sau khi loại trừ yếu tố tăng giá chỉ xoay quanh 6,2%, thấp bằng mức khủng hoảng 2008 và chưa bằng một nửa tốc độ tăng trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2009-2010. Tỷ giá USD/VND giảm 0,96% so với năm 2011. Chịu sự ảnh hưởng trên làm cho người dân thích gửi tiền VND hơn một phần vì lãi suất VND cao hơn so với khi gửi bằng các đồng ngoại tệ khác.