Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÕN PGD TÂN HƯNG (Trang 27)

1.6.1 Nhân tố khách quan.

Hành lang pháp lý.

Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật dân sư, luật NHTW, các quy định của Chính phủ,…

Ví dụ điển hình là Thông tư số 08/2013/TT – NHNN ban hành ngày 25 tháng 3 năm 2013 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (xem phụ lục 1).Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 3. Trong thông tư có quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kì hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 7,5%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 8%/năm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất huy động của ngân hàng.

Môi trường kinh tế.

Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ,… đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM.

Ví dụ khi Chính phủ ban hành Nghị định 70/2011NĐ – CP có hiệu lực 05/10/2011 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (xem phụ lục 2) thì thu nhập của người lao động lúc này sẽ được cải thiện và ổn định. Kết quả là tiết kiệm tăng, việc thu hút vốn từ nền kinh tế của các NHTM cũng sẽ thuận lợi hơn.

Yếu tố chính trị.

Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống, do đó không phải tích lũy, dự trữ tiền nhiều cho những trường hợp đặc biệt. Nhờ vậy mà NHTM có khả năng huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, với một quốc gia tình hình chính trị bất ổn sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích trữ nhiều của cải, tiền bạc bên người để phòng trường hợp bất chắc nên sẽ hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, từ đó khả năng huy động vốn của NHTM giảm.

Yếu tố văn hóa, xã hội, dân cư.

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý…Đối với ngân hàng họat động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng sẽ dễ dàng trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác vẫn còn những tình trạng có tiền nhưng không muốn gửi ngân hàng vì không biết phải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời gian do thủ tục rườm rà.

Quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng kết cấu các sẩn phẩm dịch vụ của NHTM mà nó còn là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ví dụ như:

đúc, với mức sống cao,thu nhập cao hơn thì sẽ là khu vực với đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, vì vậy NHTM phải tập trung vào các khu vực đối tượng khách hàng tiềm năng này để thu hút vốn.

- Ngược lại khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc mức sống thấp thì khả năng họ tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng ít hơn và khả năng có nguồn tiền nhàn rỗi cũng ít hơn gây khó khăn trong việc huy động vốn của ngân hàng.

Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng.

Ở Việt Nam người dân có tâm lý lo sợ sự mất giá của nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên các NHTM sẽ khó mà huy động nguồn vốn bằng nội tệ. Khi mức thu nhập của người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích lũy, do vậy sẽ tạo điều kiện cho NHTM trong việc huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư.

Ở các nước phát triển thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán rất ít, thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu thông qua ngân hàng và hầu hết khoản tiền của họ đều được ngân hàng quản lý thông qua tài khoản cá nhân, do đó NHTM có thể tăng khả năng huy động vốn để đầu tư, sử dụng,…Nhưng với những nước đang phát triển như Việt Nam, vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt thanh toán thì sẽ hạn chế khả năng huy động vốn từ người dân hơn.

1.6.2 Nhân tố chủ quan.

Các yếu tố được xem là chủ quan tác động đến quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: lãi suất, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, quy mô vốn tự có, thương hiệu và chính sách cơ bản trong huy động vốn của ngân hàng…

Lãi suất cạnh tranh.

Hầu hết các nhà quản trị ngân hàng đều gặp khó khăn trong việc định giá nguồn vốn huy động. Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn để thu hút và duy trì sư ổn định lượng tiền gửi của khách hàng thì có thể làm gia tăng chi phí, giảm thu nhập tiềm năng của ngân hàng. Nhưng một áp lực thực tế buộc các ngân hàng luôn phải duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh để thu hút các

khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Các ngân hàng cạnh tranh để thu hút nguồn vốn tiền gửi không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm, với các công cụ của thị trường vốn.

Chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Chất lượng dịch vụ là năng lực của dịch vụ ngân hàng được ngân hàng cung ứng và thể hiện qua mức độ thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay. Chất lượng dịch vụ đã trở thành tiêu điểm quyết định sự thành công của ngân hàng.

Các dịch vụ ngân hàng hiện đại hỗ trợ cho các sản phẩm huy động vốn

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng từng bước được cải tiến theo hướng hiện đại hóa. Từ đó, ngân hàng có thêm những kênh phân phối sản phẩm hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại của khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn so với kênh phân phối truyền thống. Tùy theo trình độ công nghệ và khả năng bảo mật của ngân hàng mà ngân hàng sẽ cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo các cấp độ khác nhau. Những dịch vụ thường được ngân hàng cung ứng qua kênh phân phối hiện đại là: thu nhập thông tin về tỷ giá, lãi suất; tra cứu số dư, liệt kê giao dịch tài khoản; mua thẻ điện thoại trả trước; thực hiện các giao dịch chuyển khoản thanh toán điện nước, thanh toán trên các website mua bán trực tuyến.

Thương hiệu của ngân hàng:

Chính là uy tín và hình ảnh của ngân hàng được tạo dựng qua quá trình hoạt động. Thương hiệu của ngân hàng càng được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng thì việc huy động vốn cho ngân hàng sẽ rất thuận lợi.

Đội ngũ nhân sự.

Trong bất kì lĩnh vực nào thì con người cũng là nhân tố quan trọng nhất quyết định và làm nên sự thành công. Chính vì thế mà hiện nay các ngân hàng

không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên của mình để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng.

Cơ sở hạ tầng cũng quyết định một phần khả năng huy động vốn của NHTM. Những NHTM lớn với hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ, tiện nghi và trang bị hệ thống công nghệ hiện đại thì sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng cũng như cung cấp cho khách hàng các dịch vụ một cách tốt nhất và nhanh chóng nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 là những cơ sở lý luận cơ bản nhất giúp ta hiểu rõ bản chất của hoạt động huy động vốn cũng như tầm quan trọng của nguồn vốn đối với NHTM. Mở đầu chương 1 là phần giới thiệu tổng quan về NHTM, giúp người đọc có thể hình dung được những hoạt động chung của NHTM. Sau đó là lý thuyết về hoạt động huy động vốn.Vốn là yếu tố quyết định sự sống còn của NHTM trên thị trường tài chính. Do đó, công tác huy động vốn nên được xem là mối quan tâm hàng đầu của NHTM. Tiếp theo là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn đây sẽ là cơ sở phân tích thực trạng của ngân hàng ở chương 3 và đưa ra giải pháp ở chương 4.

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Tên đầy đủ Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế Bank for Investment and Development of Vietnam

Tên viết tắt BIDV

Địa chỉ Hội sở chính Tháp A, tòa nhà Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội

Website : www.bidv.com.vn

Được thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam. Từ năm 1981 đến năm 1989 mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây Dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ năm 2012 đến nay mang tên ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của BIDV là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đổi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam….

Hòa mình trong dòng chảy dân tộc, BIDV đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957-1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965-1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước(1975-1989) và thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động Ngân hàng phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa Đất nước ( 1990- nay). Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiêm vụ của mình – là người xung kích của Đảng trên mặt trận Tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của Đất nước …

Ghi nhận những đóng góp của BIDV qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao

quý: Huân chương độc lập hạng nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; danh hiệu anh hùng lao động thời kì đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh…

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Ngân hàng : là một Ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư xây dựng các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: công ty cổ phần cho thuê Hàng không(VALC), công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), đầu tư sân bay quốc tế Long Thành,…

2.1.3 Nhân lực và mạng lƣới

Nhân lực

Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích lũy và chuyển giao trong hơn nữa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

Mạng lưới:

Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc.

Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các công ty chứng khoán đầu tư ( BFC), công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm đầu tư (BIC) với hơn 20 chi nhánh trong cả nước…

Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc…

Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng liên doanh VID-Public ( đối tác Malaysia), ngân hàng liên doanh Lào-Việt ( với đối tác Lào ), Ngân hàng liên doanh Việt Nga- VRB ( với đối tác Nga ), Công ty liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV- Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…

2.1.4 Công nghệ và khách hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghệ:

Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index ( chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ) và nằm trong top 10 CIO ( lãnh đạo Công nghệ thông tin ) tiêu biểu của khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.

Khách hàng:

Doanh nghiệp: có nền doanh nghiệp khách hàng lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như World Bank, ADB, JBIC, NIB….

Cá nhân: hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV.

2.1.5 Sơ đồ hệ thống.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống của BIDV

2.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Nam Sài Gòn: chi nhánh Nam Sài Gòn:

2.2.1 Sự ra đời của BIDV chi nhánh Nam Sài Gòn

Ngày 23/09/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các văn bản chấp thuận đề nghị của BIDV về việc mở thêm chi nhánh. Cụ thể tại văn bản số 7220/ NHNN – TTGSNH cho phép BIDV mở chi nhánh mới Nam Sài Gòn tại địa chỉ: số 1, Đinh Lễ, Phường 12, Quận 4, TP Hồ Chí Minh

Với môi trường hoạt động đầy biến động và khó khăn, chi nhánh Nam Sài Gòn được ra đời và chính thức hoạt động từ ngày 01/11/2010. Cùng với nỗ lực của toàn thể chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Chi nhánh Nam Sài Gòn đi vào hoạt động trên cơ sở tách từ chi nhánh Sở Giao Dịch 2. Với dư nợ ban đầu là 2,056 tỷ đồng của hơn 20 khách hàng có quan hệ Tín dụng tại chi nhánh Sở Giao Dịch 2 và nền vốn 162 tỷ đồng.

HỘI SỞ KV Trọng điểm Phía Bắc KV ĐB Sông Hồng KV Bắc Trung Bộ KV Nam

Trung Bộ KV Trọng điểm Phía Nam KV Miền núi P. Bắc KV Tây Nguyên KV ĐB Sông Cửu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÕN PGD TÂN HƯNG (Trang 27)