PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn khách du lịch và một số biện pháp thu hút khách tại khách sạn Ngọc Hương (Trang 62 - 66)

1. KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn và cơng tác thu hút khách tại khách sạn Ngọc Hương ta cĩ thể đưa ra một số kết luận sau:

Cùng với sự lớn mạnh của ngành du lịch nĩi chung và Thừa Thiên Huế nĩi riêng, khách sạn Ngọc Hương ngày càng lớn mạnh về quy mơ cũng như chất lượng, việc xây dựng thêm phịng và bể bơi mới tạo điều kiện cho khách sạn thu hút thêm khách du lịch.

Năm 2010, khách sạn Ngọc Hương đĩn tiếp 2190 lượt khách và lên đến 2757 lượt khách ở năm 2011, tương ứng tăng 25.89%, đây là một lượng tăng khá lớn, chứng tỏ khách sạn đã cĩ nhiều nổ lực để thu hút khách đến với khách sạn. Năm 2012 tổng lượt khách là 2609, cĩ giảm xuống một lượng khơng đáng kể. Thời gian lưu trú của khách thì tăng lên đặc biệt là khách quốc tế.

Nguồn khách đến với khách đa dạng và phong phú bao gồm cả khách nội địa lẫn khách quốc tế. Trong đĩ khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn hơn, khách Hà nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm phần nhiều, khách quốc tế đến khách sạn củng đa dạng về quốc gia trong đĩ khách Mỹ và Đức là lớn nhất. Dự báo trong thời gian tới, tình hình căng thẳng ở Triều Tiên cùng với dịch H7N9 bùng phát sẽ làm giảm lượng khách quốc tế đến Huế, và khách sạn nĩi riêng.

Về doanh thu của khách sạn, năm 2010 tổng doanh thu của khách sạn là 1384 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 1682, tương ứng tăng 298 triệu đồng, năm 2012 tăng 1761 triệu đồng. Điều này chứng tỏ khách sạn đã cĩ nhiều nổ lực để quảng bá thương hiệu nhằm thu hút khách đến với khách sạn, ngồi ra khách sạn cũng cĩ chính sách cân đối hợp lý nhằm hạn chế chi phí, tăng doanh thu.

Trong quá trình kinh doanh, khách sạn đã giải quyết tốt các giải pháp kinh doanh mà tập trung là vào các khâu:

- Giải pháp áp dụng giá cả: áp dụng mức giá linh hoạt vào các mùa thấp điểm và đảm bảo lợi ích cho các hãng lữ hành và khách hành thân quen với mức giá phù hợp ( giảm từ 10-15% so với giá cơng bố).

- Giải pháp sản phẩm: Đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ trong khách sạn để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch, tạo các mối quan hệ hợp tác với các cơ sở kinh doanh như các dịch vụ thuyền Rồng, ca Huế…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách tiêu dùng các sản phẩm du lịch.

- Giải pháp phân phối: Sử dụng các kênh phân phối trung gian như các hãng lũ hành, khách sạn cĩ quan hệ hợp tác kinh doanh, đại lý du lịch và một số nguồn khác với nguồn khách nội địa và quốc tế.

- Giải pháp giao tiếp khuyếch trương: Chủ yếu là bảo đảm uy tín với các sản phẩm trong khách sạn, giữ mối quan hệ tốt đẹp dài lâu với các hãng lữ hành.

Như vậy, giai đoạn 2010 đến 2012 vấn đề thu hút khách của khách sạn Ngọc Hương đã cĩ nhiều quan tâm nhưng vẫn cịn nhiều vấn đề cịn đang tồn tại. việc nâng cao cơng suất sử dụng đồng nghĩa với việc nâng cao hơn nữa hoạt động Marketing và chất lượng dịch vụ để lượng khách đến khách sạn nhiều hơn. Tuy nhiên hoạt động Marketing của khách sạn cịn nhiều yếu kém, và chưa năng động..

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với HĐND, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế

-Kiến nghị HĐND tăng cường chỉ đạo việc triển khai các cơng trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án phát triển của Tỉnh, thực tế hiện nay, việc thực hiện các hạng mục đang thi cơng cịn nhiều bất cập và chồng chéo nhau.

-Tập trung thực hiện các chiến lược ở tầm vĩ mơ về giáo dục và đào tạo du lịch(chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch), các chiến lược về giữ gìn tơn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, mơi trường (kể cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn), chiến lược đầu tư về du lịch, về thị trường du lịch của Thừa Thiên Huế.

- Nên ưu tiên các nguồn vốn nước ngồi vào các dự án du lịch cĩ quy mơ lớn để tạo ra được những sản phẩm cao cấp cĩ chất lượng, mới và hấp dẫn. Đối với các dự án nhỏ hơn cần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân địa phương hoặc liên doanh với các tỉnh bạn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động du lịch, giải trí, thể thao, điều dưỡng, và các hình thức khác nhau đang cần sự đầu tư nhằm tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm du lịch của địa phương để thu hút khách và tăng doanh thu cho du lịch cũng như các nghành du lịch khác.

- Nhanh chĩng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khơng những về trang thiết bị mà các dịch vụ khác nhằm đảm bảo tính đồng bộ và đặc sắc của sản phẩm. Đặc biệt là việc tính đồng bộ những hình thức vui chơi giải trí nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách. Tạo ra các sản phẩm cĩ lựa chon chất lượng cĩ tính độc đáo, hấp dẫn, đủ độ tin cậy để giới thiệu ưu tiên trên thị trường trong nước và quốc phản ánh khơng đúng thực chất của sản phẩm du lịch.

- Xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, cán bộ nhân viên, cán bộ quản lý các cơ sở du lịch, khách sạn trong tỉnh phù hợp với nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo trong phạm vi cả nước. Từng bước thực hiện xã hội hĩa du lịch tồn dân để nâng cao nhận thức về du lịch – ngành kinh tế cĩ hiệu quả cao. Hình thức đào tạo cĩ thể trong nước hay ngồi nước.

2.2. Đối với các ban ngành liên quan

- Phối hợp với các ban ngành Văn hĩa – Thơng tin, trung tâm bảo tồn di tích Cố đơ Huế, chính quyền thành phố cũng như các huyên thị để cĩ kế hoạch tuyên truyền rộng rãi, tăng cường cung cấp thơng tin cho du khách về các điểm tham quan di tích của Huế, các lễ hội và các các sự kiện lớn được tổ chức hàng năm cũng như các sản phẩm du lịch của địa phương để từ đĩ xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị du lịch quy mơ tồn ngành tập trung vào các thị trường mục tiêu.

- Xúc tiến thành lập các Trung tâm thơng tin và tiến hành cài đặt sự đa dạng hĩa thơng tin trong Website ngành du lịch Thừa Thiên Huế kịp thời phục vụ cho cơng tác thơng tin quảng bá về các sự kiện lớn được tổ chức tại Huế.

- Rà sốt lại hệ thống các văn bản pháp qui về du lịch để kiến nghị với các ban ngành nghiên cứu điều chỉnh, bãi bỏ hay bổ sung đầy đủ đồng tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thi hành Pháp lệnh du lịch và những văn bằng pháp quy cĩ liên quan. Sớm cĩ chủ trương chỉ đạo cùng các ngành tạo điều kiện cho du lịch cho du khách quốc tế tham quan miền Trung.

2.3. Đối với ban quản lý khách sạn

- Xu thế hiện nay của thế giới là du lịch đi lẻ thay thế dần dần hình thức du lịch trọn gĩi. Từ đĩ các doanh nghiệp lữ hành địi hỏi cĩ sự vận động tiếp thị năng động

hơn. Như vậy khách sạn cũng cần hịa mình vào xu thế chung đĩ để thích ứng, phát huy năng lực cạnh tranh của mình.

- Cần hạn chế tính thời vụ trong kinh du lịch bằng cách đa dạng hĩa các loại hình du lịch bổ sung của khách sạn.

- Liên tục nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ của nhân viên, cử cán bộ bồi dưỡng kiến thức về Marketing, cĩ khả năng nghiên cứu thị trường để dần thiết lập bộ phận hoạch định chiến lược trong thời gian dài.

- Cần cĩ nhũng giải pháp tuyển dụng, luân chuyển vị trí nhân viên thích hợp. - Cần cung cấp thơng tin cho khách một cách đầy đủ hơn nữa, luơn theo dõi sát sao tình hình mơi trường kinh doanh, sự biến động của thị trường khách nhằm kịp thời phát hiện những rủi ro để điều chỉnh những cơ hội mà doanh nghiệp cĩ được.

Trên đây là những ý kiến nhỏ nhằm đĩng gĩp vào cơng việc kinh doanh của khách sạn, đặc biệt là vấn đề thu hút đối với khách sạn Ngọc Hương. Nơi mà bản thân tơi đã thực tập cà hồn thành chuyên đề này.

Đĩ là những ý kiến mà tơi đã đúc rút được trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Kinh Tế Huế và trong quá trình học tập.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Thạc Sỹ. Phan Thị Thu Hương và tồn bộ thầy cơ giáo trường đại học Kinh Tế Huế.

Đồng thời xin cảm ơn tập thể cơng nhân viên khách sạn Ngọc Hương đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi hồn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn khách du lịch và một số biện pháp thu hút khách tại khách sạn Ngọc Hương (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w