Việc phân bổ và kinh doanh, khai thác dầu thô trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dầu thô của việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 31 - 39)

1.2.3.1Việc phân bổ và kinh doanh, khai thác dầu thô trên thế giới

Nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển đã trở thành tiêu điểm cạnh tranh quốc tế. Dầu mỏ vẫn đƣợc coi là nguồn năng lƣợng chính cho toàn thế giới tới năm 2025.

Thống kê nhu cầu tiêu thụ các loại năng lƣợng của thế giới, IEO2004 cho thấy, với nhu cầu đòi hỏi về dầu mỏ tăng lên 1,9% mỗi năm thì trong vòng 24 năm tới, mức tiêu thụ 77 triệu thùng/ngày năm 2001 sẽ tăng lên tới 121 triệu thùng/ngày vào năm 2025, mà nhu cầu lớn nhất sẽ là từ Mỹ và các nƣớc đang phát triển ở châu Á nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc… Các quốc gia này có thể sẽ chiếm tới 60% nhu cầu của thế giới.

Mỹ là quốc gia đứng đầu trên thế giới về sức tiêu thụ năng lƣợng. Nhu cầu về dầu mỏ của Mỹ tăng lên khoảng 1,5% mỗi năm kể từ năm 2001 và sẽ đạt tới 28,3 triệu thùng/ngày vào năm 2025. Theo báo cáo của IEO2004, nhu cầu về năng lƣợng dùng trong ngành vận tải của Mỹ từ 26,6 nghìn triệu triệu Btu trong năm 2001 sẽ tăng lên 41,2 nghìn triệu triệu Btu vào năm 2025, tức là tăng từ 28% lên 30% so với tổng nhu cầu về năng lƣợng trên toàn nƣớc Mỹ

Chỉ riêng đối với ngành vận tải hàng không nội địa và quốc tế, mức tiêu tốn năng lƣợng trung bình đã tăng khoảng 1,8% mỗi năm, từ 2,97 nghìn triệu triệu Btu cho năm 2001 lên tới 4,3 nghìn triệu triệu Btu vào năm 2005.

Năng lƣợng dùng để chuyên chở cho ngành xe lửa cũng tăng 0,9% mỗi năm, từ 0,5 nghìn triệu triệu Btu đạt tới 0,57 Btu. Theo số liệu của tập đoàn BP (British Petroleum, Anh Quốc) công bố gần đây, tổng trữ lƣợng dầu đã thăm dò của thế giới năm 2003 lên tới 1.150 tỉ thùng, tăng 9,4% so với năm 2002, trữ lƣợng dầu thế giới tăng 70% trong 20 năm qua, khu vực Trung Nam Mỹ, trữ lƣợng dầu đã thăm dò tăng 203%, khu vực Trung Đông tăng 86% và châu Phi tăng 75%..

Bảng 1.2 cho biết ƣớc tính trữ lƣợng dầu cụ thể của các khu vực trên thế giới kể từ năm 2015 đến 2025. Trữ lƣợng phát hiện “Proved reserves” đƣợc lấy trong đánh giá trữ lƣợng hàng năm trên thế giới xuất bản bởi Tạp chí Dầu và Khí. Những ƣớc tính về sự tăng trữ lƣợng hoặc trữ lƣợng đƣợc phát hiện đƣợc dựa trên cơ sở của báo cáo Đánh giá

về Dầu mỏ Thế giới “World Petroleum Assessment ” bởi Liên đoàn khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).

Hình 1.7: Phân bổ trữ lƣợng dầu thô thế giới

Bảng 1.2: Nguồn dự trữ dầu mỏ thế giới năm 2015-2025 (tỷ thùng

Nguồn: WTO (2013)

Bảng 1.3: Sản lƣợng dầu của các nƣớc OPEC 2015-2025 (triệu thùng/ ngày)

Nguồn: WTO (2013)

Hình 1.8 Sản lƣợng dầu mỏ của các nhóm nƣớc trong và ngoài OPEC 2015-2025 (triệu thùng/ ngày)

Nguồn: PVOI (2013)

Nguồn dầu mỏ đƣợc chia ra thành 3 loại chính: trữ lƣợng phát hiện (Proved reserve: dầu đã đƣợc tìm thấy nhƣng chƣa khai thác); gia tăng trữ lƣợng (Reserve growth: sự tăng trữ lƣợng dầu mỏ do những yếu tố công nghệ dẫn tới việc tăng hệ số thu hồi dầu);

và trữ lƣợng chƣa đƣợc phát hiện (Undiscovered: dầu mỏ đƣợc xem có khả năng tìm thấy nếu tiến hành thăm dò). Từ Bảng 1.2, ta thấy rằng, trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhất tập trung chủ yếu ở các nƣớc đang phát triển, đặc biệt là ở Trung Đông, châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Trữ lƣợng dầu mỏ của các nƣớc OPEC chiếm tới 57% tổng trữ lƣợng của toàn thế giới (Bảng 1.2).

Bƣớc vào thế kỷ thứ 21, khi dân số tăng cao và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu ngày càng tăng cao, không một ai trong chúng ta không hiểu đƣợc rằng, nguồn nhiên liệu hóa thạch đang bị suy giảm nhanh chóng, cung không đủ đáp ứng cầu và làm cho giá nhiên liệu tăng cao. Cứ trên đà khai thác nhƣ hiện nay và dựa trên trữ lƣợng ƣớc tính mà chúng ta đang nắm đƣợc thì nguồn dầu mỏ dự trữ cũng chỉ có thế đáp ứng cho thế giới một khoảng thời gian không dài nữa, chính vì vậy việc tìm kiếm nguồn năng lƣợng mới để thay thế cho dầu mỏ và các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt là nhiệm vụ vô cùng thiết yếu.

Bảng 1.4: Sản lƣợng dầu của các nƣớc ngoài OPEC 20150-2025 (triệu thùng/ ngày)

Nguồn: PVOI (2013)

Sự phân chia nguồn tài nguyên quý giá này không đồng đều. Thực tế cho thấy, trữ lƣợng dầu mỏ dồi dào lại tập trung ở các nƣớc đang phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, ở các nƣớc lớn nhƣ Nhật Bản và Tây Âu, lƣợng dầu là quá nhỏ bé so

với quy mô nền kinh tế. Theo thống kê thì trữ lƣợng dầu ở Tây Âu chỉ dừng lại ở con số 1,7% trữ lƣợng toàn thế giới – một con số vô cùng ít ỏi. Chính vì vậy, việc điều hòa cung – cầu dầu thô là rất cần thiết và cũng là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục. Theo tạp chí dầu thế giới thì đến nay, xuất khẩu dầu thô tăng đều cùng với sự gia tăng việc khai thác và xuất khẩu dầu, ở mức 1,6 – 1,7 %/ năm.

Việc xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu nằm trong tay các nƣớc có trữ lƣợng dầu lớn, cũng là các nƣớc có sản lƣợng dầu lớn trên thế giới. Từ lâu, ngƣời ta vẫn coi khu vực Trung Đông là khu vực cung dầu quy mô lớn nhất trên thế giới. Và tất nhiên, những nƣớc này đều coi xuất khẩu dầu là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, việc nắm giữ trong tay nguồn tài nguyên mà cả nhân loại đang ở trạng thái „khát” cũng là một điều khôn có lợi. Điều này thể hiện rõ qua sự biến động tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ở những quốc gia này.

Trong các nƣớc sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC, Việt Nam cũng đƣợc coi là một nƣớc có tiềm năng lâu dài về sản xuất dầu mỏ mặc dù hoạt động tìm kiếm thăm dò chậm hơn so với mong đợi nhƣng lƣợng dầu khí khai thác đƣợc từ các mỏ trên thềm lục địa Việt Nam đƣợc trông chờ là sẽ vƣợt quá 375.000 thùng/ngày vào năm 2015

1.2.3.2Việc phân bổ và kinh doanh, khai thác dầu thô tại Việt Nam

Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế là cực kì quan trọng và nó đƣợc coi là phƣơng tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì thế, Nhà nƣớc đã và đang có những biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hƣớng về xuất khẩu nhằm tận dụng hết những ích lợi của nó. Một trong số đó là chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu. Là một nƣớc xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3 Đông Nam Á và có những lợi thế đặc biệt cho việc khai thác, dầu thô là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu rất cao ở Việt Nam.

Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lƣợng và trong đó dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hƣởng tới sự Phát triển nền

kinh tế thế giới và hầu nhƣ mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này.

Việt Nam có 600 triệu thùng dầu thô dự trữ, tuy nhiên con số này có thể sẽ tăng do tiếp tục đƣợc khai thác. Năm 2004, sản xuất dầu thô trung bình đạt 400.000 thùng dầu mỗi ngày (bbl/d), đƣaViệt Nam trở thành nƣớc sản xuất dầu lớn thứ ba châu Á, và có kim ngạch xuất khẩu ròng đạt hơn 190.000 bbl/d. Các thị trƣờng xuất khẩu bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.

Petro Vietnam đã thay đổi mục tiêu xuất khẩu dầu thô của công ty này năm 2014 lên 19,5 triệu tấn; cao hơn 1,5 triệu tấn so với mục tiêu ban đầu, do giá dầu tiếp tục tăng mạnh trong quý đầu của năm 2014. Vì thế doanh thu từ xuất khẩu dầu đạt 1,6 tỷ trong ba tháng đầu năm 2014, tăng 30% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong khi khối lƣợng xuất khẩu dầu đạt 4,5 triệu tấn, thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm trƣớc. Doanh thu từ dầu tăng lên do giá dầu thô cao hơn, tăng 48% so với cùng kỳ năm trƣớc. Công ty dầu và khí đốt lớn của cả nƣớc Petro Vietnam ƣớc tính doanh thu từ xuất khẩu dầu năm 2015 có thể đạt 5,5 tỷ USD, tiếp tục tăng thêm 50 USD mỗi thùng trong những tháng tới.

Các mỏ dầu ngoài khơi Việt Nam rất lớn, đƣợc coi là những mỏ dầu thuộc loại lớn nhất nằm ngoài khu vực Trung Đông. Những con số ƣớc tính cho thấy trữ lƣợng dầu có thể khai thác đƣợc khoảng 0,4 tỷ tấn dầu thô và 0,7 tỉ tấn khí ga. Sản lƣợng dầu của Việt Nam tăng lên nhờ có đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), đầu tiên là các công ty Liên doanh Liên bang Xô viết vào giữa những năm 1980. Hiện nay, các công ty Nga, Malaysia, Nhật Bản và Canada tham gia vào khai thác và sản xuất. Sản lƣợng ƣớc tính tăng khoảng 20 triệu tấn mỗi năm tính đến năm 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù là một nƣớc xuất khẩu dầu thô lớn, Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu do thiếu khả năng lọc dầu. Trong quý đầu của năm 2014, nƣớc này sử dụng hơn 900 triệu USD để nhập khẩu 2,8 triệu tấn sản phẩm xăng dầu. Ƣớc tính Việt Nam sẽ nhập khẩu 12,4 triệu tấn dầu năm 2015 với chi phí khoảng 3,6 tỷ USD; vì thế thu nhập ròng từ dầu khí sẽ xấp xỉ khoảng 1,9 tỷ USD.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất trị giá 1,5 tỷ USD đặt ở tỉnh Quảng Ngãi, sẽ có năng suất khoảng 140.000 thùng dầu/ ngày đã bắt đầu đi vào hoạt động sau khi dự án khởi động đƣợc hơn 5 năm. Nhà máy lọc dầu thứ hai ở Nghi Sơn, nằm ở phía bắc Hà Nội thuộc tỉnh Thanh Hoá,dự tính sẽ có các máy lọc dầu công suất 150.000 thùng dầu/ ngày, tốn khoảng 2,5 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam đã ký hợp đồng với Công ty kinh doanh quốc tế (International Business Company) thuộc Quần đảo Virgin, Vƣơng quốc Anh tiến hành một nghiên cứu về tính khả thi nhằm xây dựng nhà máy lọc dầu thứ ba, đặt ở Vũng Rô thuộc phía Bắc tỉnh Phú Yên.

Các thị trƣờng chính của Việt Nam còn để ngỏ với dầu Việt Nam. Hầu nhƣ tất cả kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực này đều từ một sản phẩm “các sản phẩm dầu …” (HS 270900). Sản phẩm này cũng chiếm tới gần 80% thƣơng mại thế giới trong lĩnh vực này. Thị trƣờng lớn nhất, Hoa Kỳ, cũng nhƣ Nhật Bản và Liên minh châu Âu, không áp dụng thuế quan. Việt Nam không phải chịu mức thuế cao hơn hầu hết các nƣớc khác ở thị trƣờng Đài Loan và Australia.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dầu thô của việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 31 - 39)