Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dầu thô của việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 81 - 93)

Bên cạnh những giải pháp về phía chính phủ thì tự bản thân các doanh nghiệp phải tìm ra các giải pháp tạo hiệu quả xuất khẩu cho chính doanh nghiệp trƣớc sự biến động trên thị trƣờng dầu mỏ.

Nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu

Đối với bất cứ một sản phẩm nào, yếu tố quyết định đến sự tồn tại của nó chính là chất lƣợng. Vậy nên nếu muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, chúng ta cần đảm bảo cho dầu có chất lƣợng tốt, đáp ứng đƣợc yêu cầu khắt khe của cả những thị trƣờng khó tính nhất ; nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về dầu khí. Cụ thể: PVOil cần phối hợp chặt chẽ với trung tâm Thông tin tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng Việt Nam để có đƣợc sản phẩm với chất lƣợng tốt nhất, kết hợp với việc tham khảo

thêm các tiêu chuẩn dầu khí của tổ chức AIP – Hiệp hội dầu khí lớn nhất và cũng là đại diện cho ngành công nghiệp dầu khí Hoa Kỳ. Dầu Việt Nam cần đƣợc công nhận về hệ chất lƣợng, kể cả dầu thô lẫn các sản phẩm hóa dầu. Việc tiến hành đặt chuẩn cho các sản phẩm này là một hƣớng đi đúng đắn trong quá trình xây dựng thƣơng hiệu cho dầu thô Việt Nam. Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 cũng nên đƣợc áp dụng để đảm bảo chất lƣợng cao hơn cho dầu thô Việt Nam. Bảo đảm chất lƣợng mặt hàng dầu thô để tạo uy tín đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất để có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm so với dầu thô của các đối thủ cạnh tranh nhƣ các nƣớc Châu Phi hay Trung Đông. Đây là một giải pháp rất quan trọng tạo chỗ đứng cho các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trƣớc sự biến động tăng hay giảm của giá dầu.

Xúc tiến quảng cáo, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Trong khi dầu mỏ của các nƣớc trong khu vực cho dù có chất lƣợng tƣơng tự đã có uy tín trên thị trƣờng thế giới, dầu mỏ Việt Nam lại rất ít khi đƣợc nhắc đến nhƣ là một thƣơng hiệu có uy tín trên thị trƣờng khu vực và thế giới. Có đƣợc thƣơng hiệu uy tín và xây dựng đƣợc chiến lƣợc quảng bá sản phẩm hợp lý, hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sẽ có những bƣớc tiến dài và vững chắc hơn. Hơn nữa, việc xây dựng thƣơng hiệu không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh dầu thô mà còn tạo điều kiện cho việc xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu khi các nhà máy lọc hóa dầu của Việt Nam đi vào hoạt động mạnh mẽ hơn. Việc nâng cao giá trị thƣơng hiệu thông qua việc thực hiện nghiêm túc các hợp đồng xuất khẩu cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc khẳng định và nâng cao uy tín của dầu thô Việt Nam, tạo lòng tin cho đối tác.

Thêm vào đó, hoạt động marketing, tiếp cận khách hàng cũng nhƣ việc xây dựng thƣơng hiệu cho dầu mỏ xuất khẩu thực sự chƣa đƣợc chuyên nghiệp hóa. Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng chính sách marketing là điều cần thiết khi chúng ta cần tăng giá trị xuất khẩu dầu mỏ, tạo tiền đề cho các công tác xuất khẩu các sản phẩm lọc dầu khi các khu hóa lọc dầu đi vào hoạt động.

Dùng ngân sách của doanh nghiệp dầu tƣ cho hoạt động khai thác, tìm kiếm dầu mỏ đảm bảo nguồn cung, tăng khối lƣợng và doanh thu xuất khẩu. Sự biến động trên thị trƣờng dầu mỏ là rất khó dự đoán song xu hƣớng chung là biến động tăng mức giá do nhu cầu tiêu dừng dầu thô ngày càng tăng nên việc ổn định nguồn cung, xuất đều sẽ mang lại doanh thu rất lớn cho các doanh nghiệp.

Tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, chính trị, khoa học…, sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc đào tạo con ngƣời. Có đƣợc đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm và năng động, chắc chắn sự hƣng thịnh của mỗi công ty sẽ bền vững, lâu dài hơn. Trƣớc những nhu cầu của thời đại mới nhƣ hiện nay, các công ty làm nhiệm vụ xuất khẩu cho đất nƣớc lại càng cần thấy tầm quan trọng của việc có một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp khi tham gia vào thị trƣờng thế giới. Muốn vậy, trƣớc hết các tổ chức cần có sự tiếp cận với các nguồn lực đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, thành thạo các quy trình xuất nhập khẩu, thực hiện các công tác tuyển dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó cần tạo môi trƣờng làm việc tốt, tạo ƣu đãi cho cán bộ, khuyến khích việc học tập, tiếp cận với các phƣơng thức kinh doanh xuất nhập khẩu tiên tiến của nƣớc ngoài do thị trƣờng dầu mỏ thế giới luôn thay đổi, diễn biến phức tạp, đòi hỏi việc liên tục nắm bắt tình hình.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần có cách thức để tăng năng suất hoạt động của các bộ phận liên quan đến công việc xuất khẩu nhƣ bộ phận nghiên cứu khai thác và sản xuất trong nƣớc, bộ phận nghiên cứu thị trƣờng và tiếp cận khách hàng, hay các bộ phận trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu.

Hoàn thiện chính sách thâm nhập thị trường

Thị trƣờng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam chƣa có sự đa dạng về thị trƣờng. Hiện tại chúng ta mới chỉ có một số thị trƣờng nhất định và thị trƣờng xuất khẩu trực tiếp là không đáng kể. Để mở rộng và phát triển thị trƣờng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, ổn định thị trƣờng truyền thống. Các thị trƣờng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam hầu hết là các thị trƣờng lớn và khó tính. Những thị trƣờng này đòi hỏi dầu thô phải ổn định về số lƣợng và đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn chất lƣợng khắt khe. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã tạo dựng đƣợc các mối quan hệ tốt đẹp với các thị trƣờng này. Việc duy trì những thị trƣờng này là vô cùng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô. Những giải pháp cụ thể để ổn định các thị trƣờng này là:

- Đảm bảo cung cấp hàng đúng số lƣợng, chất lƣợng yêu cầu. Điều này là cốt yếu để đảm bảo mối quan hệ lâu dài với các đối tác lâu năm.

- Duy trì các hợp đồng xuất khẩu sẵn có và tuân theo điều khoản đã đƣợc ký kết. - Lựa chọn phƣơng thức thanh toán phù hợp cho cả đôi bên trong từng thời kỳ, đảm

bảo tính linh hoạt, tiện dụng, dễ dàng và có lợi cho cả hai phía.

- Có kế hoạch theo dõi, tập trung phân tích các biến động cung cầu trên từng thị trƣờng này cũng nhƣ thị trƣờng toàn cầu để có kế hoạch xuất khẩu một cách phù hợp và có lợi nhất.

Thứ hai, phát triển thị trƣờng mới nổi. Chúng ta cần xây dựng các chính sách ƣu đãi để phát triển các mối quan hệ hợp tác này. Đây là các thị trƣờng tiềm năng cho mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam.

Chính vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô cần tiếp tục thực hiện tốt các hợp đồng với các thị trƣờng nhằm tạo đƣợc uy tín nhất định, từ đó dần biến các thị trƣờng này thành các thị trƣờng truyền thống của Việt Nam. Các ƣu đãi về giá cả, khối lƣợng hay các điều kiện của cơ sở giao hàng cũng cần đƣợc đƣa ra lƣu ý xem xét.

Thứ ba, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu trực tiếp. Việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu trực tiếp mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp ta chủ động hơn trong các công tác xuất khẩu và có thêm các kỹ năng tiếp cận thị trƣờng một cách chuyên nghiệp. Các giải pháp cụ thể đƣợc đƣa ra là:

- Lựa chọn khách hàng trên cơ sở tìm hiểu thông tin chính xác, có chiều sâu, có hệ thống và định hƣớng rõ ràng. Cần tìm hiểu rõ các thông tin về tƣ cách pháp nhân,

năng lực tài chính, quá trình kinh doanh nhằm đảm bảo tuyệt đối cho hoạt động xuất khẩu không gặp những rủi ro cũng nhƣ không có các biến cố ảnh hƣởng tới quá trình khai thác dầu mỏ.

-

- Ƣu tiên ký kết các hợp đồng dài hạn để mang lại sự hợp tác lâu dài, ổn định cho xuất khẩu của Việt Nam.

- Chú trọng khâu marketing và các công tác chào hàng.

- Đảm bảo tuân thủ đúng các thỏa thuận về chất lƣợng và khối lƣợng sản phẩm. - Áp dụng các điều kiện giao hàng theo phƣơng thức tận dụng tối đa khả năng và

có lợi nhất cho bên Việt Nam.

Thiết lập hệ thống theo dõi, dự đoán biến động trên thị trường dầu mỏ

Ngoài sự hỗ trợ về thông tin của nhà nƣớc, bản thân các doanh nghiệp cũng phải thành lập một hệ thống theo dõi, dự đoán về sự biến động trên thị trƣờng dầu mỏ của riêng doanh nghiệp để có kế hoạch điều chỉnh chiến lƣợc xuất khẩu cho phù hợp: tăng hay giảm giá và lƣợng.

KẾT LUẬN

Dầu mỏ là tài nguyên quý hiếm, không tái tạo và là nguồn nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nƣớc. Việt Nam may mắn là một trong số những nƣớc có đƣợc nguồn dự trữ dầu mỏ dồi dào. Tuy chƣa đƣợc sử dụng cũng nhƣ khám phá ra hết tiềm năng, song dầu thô thực sự đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Số liệu thống kê thực tế cho thấy hàng năm, mặt hàng này đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nƣớc, đã và đang thu hút đƣợc lƣợng lớn vốn đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Tuy vậy, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng xuất khẩu của chúng ta mới chủ yếu là dầu thô với giá trị thấp hơn rất nhiều so với dầu đã qua chế biến. Do vậy, hƣớng đi mới cho dầu Việt Nam là kết hợp nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thăm dò các mỏ mới và tìm kiếm các thị trƣờng tiềm năng cho dầu thô với chú trọng xây dựng và phát triển ngành lọc hóa dầu. Việc các nhà máy lọc dầu đã và đang đƣợc lên kế hoạch đi vào hoạt động đem lại hi vọng mới cho ngành dầu khí ở Việt Nam, không những đảm bảo nhu cầu trong nƣớc mà còn hứa hẹn giá trị và sản lƣợng xuất khẩu cao hơn ra thị trƣờng thế giới.

Với những định hƣớng Nhà nƣớc và doanh nghiệp đặt ra, triển vọng đã đƣợc nhận định để từ đó một số giải pháp đƣợc đề xƣớng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu dầu thô Việt Nam, từ đó làm tăng giá trị đóng góp cho GDP mỗi năm. Dầu Việt Nam nói chung cần nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng với những bƣớc đi đúng đắn hơn, đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia và khẳng định đƣợc vị trí của mình trên trƣờng khu vực cũng nhƣ quốc tế…/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Chƣơng trình đào tạo kinh tế fulbright, 1998. Tập bài giảng "Kinh tế học môi trường và chính sách". TP. Hồ Chí Minh;

2. Cục Môi trƣờng; CEETIA, NORAD, UNEP, 2001. Báo cáo hiện trạng dầu mỏ Việt Nam;

3. Cục Môi trƣờng, 2002. Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002.

Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

4. Cục Môi trƣờng, 2000. Xây dựng, phát triển, Hà Nội;

5. David W.Pearce, Tổng biên tập. 1999. Từ điển Kinh tế học hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

6. Joseph E.Stiglitz, 1995. Kinh tế học công cộng. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

7. Nguyễn Hiệp (2005), Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam, NXB Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Hà Nội.

8. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (2010), Tạp chí Dầu khí, (10,11,12).

9. Quyết định số 1139/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

10. Nguyễn Hồng Diệp (2008), Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Luật Dầu khí do Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông

12. F.A.Grisin, (1981), Đánh giá trữ lượng thăm dò dầu mỏ và khí thiên nhiên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

13. Minh Hiền (2014), “Dự báo xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực 2014”, Tạp chí Ngoại thƣơng, (12 + 13), Tr. 10 – 11.

14. Nguyễn Duy Nghĩa (2011), “Kịch bản nào cho chiến lƣợc xuất khẩu giai đoạn mới?”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (7), Tr. 36 – 37.

15. (2011), Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng, (322), Tr. 12 – 13

16. Trần Võ Hùng Sơn, 2001. Nhập môn phân tích lợi ích chi phí. TP.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

17. Viện phát triển kinh tế, Ngân hàng thế giới và Cục Môi trƣờng, Bộ Khoa học và Môi trƣờng, tháng 9/1997. Kỷ yếu Hội thảo ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, Đà Lạt;

Phụ lục 1: 10 nƣớc có trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhất thế giới

Hiện Arập Xêút là quốc gia đứng đầu về trữ lƣợng dầu mỏ với 264,5 tỷ thùng, Venezuela đứng ở vị trí thứ hai với 211,1 tỷ thùng.

1. Ả rập Saudi (trữ lƣợng dầu mỏ : 264,5 tỷ thùng)

Sản lƣợng dầu khai thác hiện nay khoảng 8,7 triệu thùng một ngày, là nguồn thu nhập chính của quốc gia, chiếm 75% thu ngân sách và 90% giá trị xuất khẩu. Hiện nay Arập Xêút là nƣớc xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất và giữ vai trò chủ chốt trong OPEC. Có khoảng 4 triệu công nhân, chuyên gia nƣớc ngoài làm việc trong ngành dầu mỏ và dịch vụ tại Arập Xêút.

2. Venezuela với 211,1 tỷ thùng.

Hãng tin Blommberg ngày 19-3 cho biết, với trữ lượng dầu thô đã kiểm chứng tính đến cuối năm 2009 đạt 211,173 tỷ thùng, Venezuela chính thức trở thành quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ thứ 2 thế giới, sau Saudi Arabia (266 tỷ thùng).

Trƣớc đó, Venezuela đứng thứ tƣ trong số các nƣớc có trữ lƣợng dầu thô lớn nhất thế giới, sau Saudi Arabia (264 tỷ thùng), Iraq (113 tỷ thùng) và Kuwait (94 tỷ thùng). Năm 2005, Venezuela đã phát động “dự án xã hội chủ nghĩa” nhằm tăng trữ lƣợng dầu thô lên 314 tỷ thùng. Nếu dự án này thành công, Venezuela sẽ trở thành quốc gia có trữ lƣợng “vàng đen” lớn nhất thế giới.

3. Iran với 150, 31 tỷ thùng

Bộ trƣởng Dầu mỏ Iran Massoud Mir Kazemi ngày 11/10/2010 thông báo, trữ lƣợng dầu thô đƣợc kiểm định của nƣớc này đã tăng 9% lên 150,31 tỷ thùng – lớn thứ 3 thế giới, nhờ phát hiện những mỏ dầu mới.

Iran là nƣớc xuất khẩu dầu lớn thứ hai OPEC và chiếm 10% trữ lƣợng dầu thế giới, song nƣớc này phải phụ thuộc lớn vào nguồn xăng nhập khẩu, vì các nhà máy lọc dầu hoạt động không đúng công suất thiết kế.

Theo ông Kazemi, để đối phó với những biện pháp trừng phạt mới của các cƣờng quốc thế giới nhằm vào lĩnh vực xăng dầu của Iran, Tehran đã xúc tiến một kế hoạch khẩn cấp đặt mục tiêu ngày 20/3/2011 có thể tự túc về xăng.

4. Iraq (trữ lƣợng dầu mỏ : 115 tỷ thùng)

Trong buổi họp báo ngày 4/10/2010 tại thủ đô Baghdad, Bộ trƣởng Dầu mỏ Iraq Hussein al-Shahristani cho biết trữ lƣợng dầu mỏ của nƣớc này đã tăng lên mức hơn 143 tỷ thùng. Iraq đã có 66 mỏ dầu, 71% trữ lƣợng dầu tập trung ở miền Nam nƣớc này, 20% ở miền Bắc và 9% ở khu vực miền Trung.

Tại Iraq, 95% thu nhập của chính phủ phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Trữ lƣợng dầu tăng mạnh tạo đà cho Iraq thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ xây dựng lại cơ sở hạ tầng cũ kỹ sau nhiều thập kỷ trì trệ do xung đột và các lệnh trừng phạt của quốc tế.

Hiện, sản lƣợng dầu của Iraq đạt 2,4 triệu thùng/ngày. Với các hợp đồng ký với các công

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dầu thô của việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)