Kinh nghiệm thế giới

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dầu thô của việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 44 - 46)

Giá dầu cao tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, hạn chế tốc độ tăng trƣởng, làm cho đời sống khó khăn và theo sau đó là những bất ổn về chính trị - xã hội.

Các nƣớc xử lý vấn đề này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và tình hình tài nguyên mỗi nƣớc.

Trong nền công nghiệp dầu toàn cầu, giá các loại dầu thô và tình hình kinh doanh các loại dầu thô có mỗi liên hệ dựa trên 2 yếu tố: thăm dò - khai thác (upstream), và chế biến - kinh doanh (downstream). Mối liên hệ này sẽ xác định giá trị đầu ra của quá trình upstream, cũng nhƣ xác định chi phí nguyên liệu cho quá trình downstream và từ đó hình thành nên giá dầu. Việc tăng giá dầu hằng ngày sẽ liên quan đến sản lƣợng khai thác của các quốc gia thuộc tổ chức OPEC, liên quan đến chính sách nhập khẩu của các quốc gia, chính sách đầu tƣ và phát triển công suất lọc dầu trong từng quốc gia. Ví dụ: Trong tháng 06-2010, giá dầu thế giới có xu hƣớng giảm về 60 USD/thùng, để giữ mức giá nằm trong khoảng từ 70 – 80 USD/thùng, tổ chức OPEC sẽ quyết định cắt giảm sản lƣợng khai thác, khi đó làm cho cung không đủ đáp ứng cho cầu, đẩy giá dầu tăng lên. Hoặc Trung Quốc đƣa ra chính sách cắt giảm lƣợng dầu thô nhập khẩu, giảm công suất lọc dầu của các nhà máy làm cho lƣợng cầu giảm xuống, đẩy giá dầu thô giảm…. Hoặc ví dụ việc tạm dừng các nhà máy lọc dầu ở Đài Loan để bảo trì làm cho nhu cầu dầu thô giảm xuống, do đó giá xăng dầu cũng giảm theo….

Giá dầu Brent Biển Bắc từng tăng lên 128 USD/thùng trong tháng 3/2012, mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, song sau đó đã giảm khoảng 20% xuống mức khoảng 96 USD/thùng, mức thấp kỷ lục trong 17 tháng qua chủ yếu do sản lƣợng dƣ thừa. Khi đƣợc hỏi về khả năng liệu OPEC có cắt giảm sản lƣợng tại cuộc họp sắp tới hay không, ông Hussein chỉ cho biết: “Vẫn chƣa có dự định cụ thể nào đƣợc đƣa ra”.Chủ tịch OPEC Abdul Kareem Luaibi cho rằng, rõ ràng là thị trƣờng dầu mỏ đang trong tình trạng dƣ thừa sản lƣợng và dẫn đến sự sụt giảm giá mạnh chỉ trong một thời gian ngắn. Theo ông, giá dầu cần đƣợc duy trì quanh ngƣỡng “hợp lý” là 100-120 USD/thùng. Nguyên nhân lý giải điều này là do điều kiện kinh tế không thuận lợi, đặc biệt những lo ngại gia tăng từ cuộc khủng hoảng châu Âu. Bên cạnh đó USD lên giá, thị trƣờng chứng khoán yếu đi cùng các dữ liệu kinh tế ảm đạm từ các nền kinh tế lớn trên thế giới, càng làm tăng sức ép lên giá dầu quốc tế.

Các nƣớc sản xuất và xuất khẩu dầu nhỏ hơn thì hoặc là tranh thủ khai thác để tăng nguồn thu, hoặc là hạn chế khai thác trong nƣớc, mở rộng đầu tƣ khai thác ở nƣớc ngoài, phụ thuộc vào nhu cầu ngân sách.

Các nƣớc công nghiệp phát triển và các nƣớc thiếu dầu khí thì chủ trƣơng đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hoá nguồn nhiên liệu (sử dụng điện, hydro thay xăng hoặc sản xuất xăng dầu từ khí đốt, than đá…), tiết kiệm năng lƣợng kể cả đánh thuế cao, nhằm hạn chế nhu cầu sử dụng, đồng thời đầu tƣ nghiên cứu các nguồn năng lƣợng mới. Để giữ cho giá xăng dầu nội địa ít biến động, các nƣớc này rất tích cực lập kho dự trữ chiến lƣợc, đặc biệt là Mỹ, mục tiêu dầu dự trữ phải đủ dùng trong 9 tháng, Trung Quốc mục tiêu này là 3 tháng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dầu thô của việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 44 - 46)