Đặc điểm lợi thế cạnh tranh của dầu thô Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dầu thô của việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 48 - 59)

2.1.1.1. Tính chất của dầu thô Việt Nam

Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của các nhiên liệu hoá thạch. Theo giả thiết đƣợc chấp nhận nhiều nhất thì các nhiên liệu hoá thạch đƣợc thành tạo từ các vật chất hữu cơ (phần còn lại của cây cối hoặc động vật) nén ép trong lòng đất tại áp suất cao trong thời gian dài. Quá trình này đƣợc gọi là quá trình thành tạo metan do nhiệt. Tƣơng tự với sự thành tạo dầu, metan sinh ra do nhiệt đƣợc tạo thành từ các mảnh vật chất hữu cơ bị bao phủ trong bùn và các trầm tích khác. Theo thời gian, ngày càng nhiều trầm tích, bùn và các mảnh vụn đá chồng chất trên đỉnh của vật chất hữu cơ. Chúng tạo ra một áp suất rất lớn tác dụng lên vật chất hữu cơ, và nén chặt vật chất hữu cơ lại. Sự nén ép này, kết hợp với nhiệt độ cao tại độ sâu phát hiện dƣới lòng đất, đã phá huỷ các cấu trúc cacbon trong vật chất hữu cơ. Càng xuống sâu dƣới lớp vỏ Trái đất thì nhiệt độ càng cao. Tại các vị trí có nhiệt độ thấp (các trầm tích nằm nông), thì dầu đƣợc sinh ra nhiều hơn so với khí thiên nhiên. Tuy nhiên, tại nơi có nhiệt độ cao hơn thì khí thiên nhiên đƣợc sinh ra nhiều hơn, trái ngƣợc với dầu. Đó là lý do tại sao khí mỏ thƣờng đi đồng hành với dầu trong các trầm tích nằm sâu 1 ÷ 2 dặm trong vỏ trái đất. Các trầm tích nằm càng sâu, rất sâu dƣới lòng đất, về cơ bản có chứa khí mỏ và trong nhiều trƣờng hợp thì chứa metan nguyên chất. Khí mỏ cũng có thể đƣợc thành tạo qua quá trình vận chuyển các vật chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật. Loại metan này đƣợc gọi là metan sinh học. Metanogen, các vi sinh

vật sản sinh ra metan, biến đổi hoá học vật chất hữu cơ tạo thành metan. Chúng thƣờng đƣợc tìm thấy tại các khu vục gần bề mặt trái đất tại đó có rất ít oxy. Các vi sinh vật này cũng tồn tại trong ruột của hầu hết các loài động vật, trong đó có cả ở con ngƣời. Sự thành tạo metan theo phƣơng thức này thƣờng xảy ra gần bề mặt trái đất, và metan sinh ra thƣờng bay vào trong khí quyển. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp nhất định nó có thể bị giữ lại trong lòng đất, và có thể thu hồi đƣợc dƣới dạng khí mỏ. Một ví dụ về metan

sinh học là khí gas từ các bãi đất đắp. Các bãi đất chứa chất thải sinh ra một lƣợng tƣơng đối lớn khí mỏ nhờ sự phân huỷ các chất thải trong chứa trong đó. Các công nghệ hiện đại cho phép lấy đƣợc loại khí này và đƣa thêm nó vào danh mục các nguồn cung cấp khí mỏ.

Cách thứ ba trong đó metan (và khí thiên nhiên) đƣợc cho là hình thành qua các quá trình tự sinh. Tại độ sâu rất lớn trong vỏ Trái Đất, có chứa các phân tử cacbon và khí gas tự nhiên giàu hydro. Khi các khí này chuyển động hƣớng lên trên bề mặt trái đất, chúng có thể tƣơng tác với các khoáng vật có trong lòng đất, trong điều kiện không có oxy. Sự tƣơng tác này có thể dẫn đến xảy ra phản ứng hoá học tạo thành các đơn chất và hợp chất gặp nhiều trong khí quyển nhƣ N2, O2, CO2, Ar, và hơi nƣớc. Nếu các chất khí này tồn tại dƣới áp suất lớn khi di chuyển lên trên bề mặt, chúng có xu hƣớng tạo thành các tích tụ khí metan, tƣơng tự nhƣ metan thành tạo dƣới tác dụng nhiệt.

Việc phát hiện tầng chứa dầu khí năm 1988 tại mỏ “Bạch Hổ” không nằm trong các tầng đá trầm tích mà là trong móng granit nhờ sự hình thành các hệ thống khe nứt đã tạo thuận lợi cho các hoạt động biến đổi nhiệt dịch gây nên bởi nhân tổ chính là nƣớc vỉa tồn trữ trong các khe nứt. Lần nữa, dầu và khí có thể tích tụ trong đá, trong đó không có các tàn tích hữu cơ, và từ đó lý thuyết không sinh vật là hoàn toàn có căn cứ.

Dầu thô Việt Nam thuộc loại nhẹ vừa phải, tỷ trọng nằm trong giới hạn 0,83 – 0,85. Gần đây trong dầu thô Việt Nam có hàm lƣợng parafinic cao. Sự có mặt của parafinic trong dầu khiến dầu thô mất tính linh hoạt ở nhiệt độ thấp, có thể là cả ở nhiệt độ bình thƣờng. Ví dụ nhƣ nhiệt độ đông đặc của dầu thô mỏ Bạch Hổ là 33oC, dầu thô mỏ Đại Hùng là 27oC. Lƣợng parafinic cũng là hạn chế cho các sản phẩm sản xuất từ dầu

có yêu cầu cao về điểm đông. Để có thể khống chế hàm lƣợng parafinic ở mức thấp thì cần phải có thêm các thiết bị để loại bỏ nó trong quá trình sản xuất.

Mặc dù còn có nhiều nhƣợc điểm nhƣng dầu thô Việt Nam thuộc loại dầu thô sạch, nhẹ trung bình, ngọt, hàm lƣợng lƣu huỳnh thấp, ít có chất ô nhiễm. Xét về hàm lƣợng lƣu huỳnh, dầu thô Việt Nam đƣợc đánh giá là dầu ngọt, hàm lƣợng lƣu huỳnh ít. Xét về hàm lƣợng kim loại nặng, nhƣ các loại độc tố Niken và Vanadium, chỉ chiếm 1,1 p.p.m trong dầu thô mỏ Bạch Hổ. Trong khi đó, hàm lƣợng này trong dầu thô ở Angieria là 15,6 và ở Venezuela là 1350.

2.1.1.2. Trữ lượng dầu thô Việt Nam

Việt Nam có thể sẽ duy trì sản lƣợng khai thác dầu thô ở mức khoảng 340.000 thùng/ngày trong một vài năm tới. Theo hãng tin tài chính Bloomberg, đây là thông tin mà ông Lê Ngọc Sơn, Trƣởng ban Khai thác dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đƣa ra trong một buổi hội thảo mới đây tại Tp.HCM.

Hãng tin này trích dẫn số liệu của hãng dầu lửa BP cho biết, năm 2014, sản lƣợng dầu thô của Việt Nam đạt 348.000 thùng/ngày, tăng 10% so với năm 2013 và là mức cao nhất kể từ năm 2006. Cũng theo số liệu từ BP, tại khu vực Đông Á, Việt Nam là quốc gia có trữ lƣợng dầu mỏ cao thứ nhì, ở mức 4,4 tỷ thùng, chỉ sau Trung Quốc.

Kết quả các cuộc tìm kiếm, thăm dò đã cho biết tiềm năng dầu mỏ Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa. Qua thẩm định, dầu mỏ nƣớc ta có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc trong những thập niên đầu của thiên niên kỷ thứ ba.

Tại các bể trầm tích Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay – Thổ Chu, Vùng Tƣ Chính – Vũng Mây…,tổng tiềm năng trữ lƣợng cho tới thời điểm hiện tại là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu; trữ lƣợng đã đƣợc xác minh là gần 550 triệu tấn. Đây là nguồn năng lƣợng vô cùng quan trọng và thiết yếu để đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia. Dầu mỏ của Việt Nam phân bố không đều, tập trung phần lớn ở bể Cửu Long. Trữ lƣợng dầu đã phát hiện ở bể này chiếm tới 86% tổng trữ lƣợng dầu của Việt Nam, tƣơng đƣơng với 340,8 triệu tấn trong tổng số 420 triệu tấn dầu đang khai thác tại các bể có giá

trị thƣơng mại. So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam đƣợc đánh giá là đất nƣớc có tiềm năng lớn về dầu mỏ. Trƣớc đây, khi các mỏ dầu của Việt Nam mới chỉ đƣợc phát hiện ở miền võng Hà Nội, thuộc miền võng sông Hồng từ những năm 1975 (bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long), Việt Nam chƣa có tên trên bảng thống kê dầu khí thế giới. Lần đầu tiên vào năm 1990, khi đã phát hiện và khai thác dầu mỏ từ Bạch Hổ ở bể Cửu Long, trữ lƣợng dầu của Việt Nam mới có tên trong bảng thống kê của thế giới.

Mỏ Bạch Hổ

Đây là mỏ dầu lớn nhất thềm lục địa Việt Nam, bao gồm khá nhiều thân dầu, thuộc bể Cửu. Long. Mỏ nằm ở vị trí Đông Nam, cách bờ biên Vũng Tàu khoảng 145 km. Mỏ Bạch Hổ có trữ lƣợng trên 300 triệu tấn dầu, chiếm khoảng 56% tổng trữ lƣợng của bể Cửu Long. Năm 1986, mỏ dầu đầu tiên ở đây đã đƣợc khai thác.

Mỏ Đại Hùng

Mỏ Đại Hùng là một mỏ dầu thô và khí đốt đồng hành nằm tại lô số 05 - 1 ở phía Tây Bắc bồn trũng Trung Nam Côn Sơn (thềm lục địa Việt Nam) trên vùng biển Đông Nam biển Đông Việt Nam. Đây là mỏ dầu có cấu tạo hết sức phức tạp, bao gồm nhiều đứt gãy ngang, dọc phân chia thành nhiều khối riêng biệt

Mỏ này đƣợc phát hiện năm 1988. Đến đầu năm 2003, sản lƣợng khai thác đƣợc ở mỏ Đại Hùng là: 3,327 triệu tấn dầu, 1037 triệu m³ khí đồng hành.

Mỏ Rạng Đông

Mỏ Rạng Đông cách mỏ Bạch Hổ 60km về phía Đông Bắc. Tháng 6/1994, JVPC đã tìm thấy giếng dầu từ giếng khoan thăm dò đầu tiên ở đây và đặt tên là mỏ Rạng Đông. Tháng 8/1998, mỏ Rạng Đông chính thức khai thác tấn dầu đầu tiên. Tuy đƣợc khai thác sau nhƣng sản lƣợng của mỏ Rạng Đông còn cao hơn rất nhiều so với mỏ Đại Hùng và mỏ Rồng.

Việt Nam đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng khá nhiều mỏ dầu với trữ lƣợng lớn, đầy hứa hẹn. Hoạt động thăm dò, khai thác là công việc có tính chất quyết định tới lƣợng

và giá trị xuất khẩu dầu thô. Hiện tại, các vùng nƣớc sâu và thềm lục địa miền Bắc và miền Trung vẫn chƣa đƣợc khai thác. Đây cũng là những nơi đem lại hi vọng về những mỏ dầu, góp phần gia tăng sản lƣợng khai thác và sản xuất.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh dầu thô tại Việt Nam

2.1.2.1.Nhân tố khách quan

Tác động của biến động kinh tế thế giới

Kể từ năm 1970 đến nay, 5 cuộc suy thoái toàn cầu (1974, 1980, 1990, 2001 và 2008) đều đến tiếp sau một đợt giá dầu tăng vọt. Việc giá dầu tăng vọt tƣơng ứng với các biến cố chính trị và quân sự lớn, nhƣ cuộc chiến tranh giữa Ixaren và liên quân Ai Cập – Xyri năm 1973, cách mạng Iran năm 1979, chiến tranh vùng vịnh năm 1990; tiếp theo đó là đợt nhu cầu dầu mỏ tăng đột biến năm 2000 và nhu cầu tăng đột ngột của hàng loạt các quốc gia đang trỗi dậy năm 2008. Chỉ cần một sự thay đổi trong nền kinh tế thế giới cũng gây ra những tác động nhất định đến việc kinh doanh dầu thô trên thế giới, từ đó ảnh hƣởng đến việc xuất khẩu dầu thô của Việt Nam.

Một ví dụ điển hình chính là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn 2008 – 2009. Cuộc khủng hoảng này đã tác động đến kinh tế Việt Nam nói chung và việc kinh doanh, xuất khẩu dầu mỏ nói riêng. Kinh tế thế giới bƣớc vào giai đoạn suy thoái khiến giá dầu giảm mạnh, giá dầu giảm tác động đến nguồn thu từ dầu mỏ Việt Nam. Tuy không chịu ảnh hƣởng về thị trƣờng nhƣng chịu ảnh hƣởng về giá. Lƣợng dầu thô xuất khẩu năm 2008 là 14,5 triệu tấn và bắt đầu giảm từ năm 2009 xuống còn 12 triệu tấn, năm 2010 còn 11 triệu tấn tƣơng đƣơng với việc làm giảm kim ngạch từ 11,3 tỷ USD năm 2008 xuống còn 7,2 tỷ USD năm 2009, 6,6 tỷ USD năm 2010.

Do mất cân đối cung cầu khi nguồn cung dồi dào còn nhu cầu lại giảm sút, giá dầu thế giới đã giảm mạnh trong những phiên gần đây và hiện vẫn ở mức dƣới 81 USD/thùng đối với dầu ngọt nhẹ New York và dƣới 85 USD/thùng đối với dầu Brent Biển Bắc.

Giá giảm mạnh chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến nguồn thu của các nƣớc xuất khẩu dầu. Vấn đề đặt ra là mức độ ảnh hƣởng ra sao đối với mỗi nƣớc và việc Tổ chức Các nƣớc Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) chƣa muốn cắt giảm sản lƣợng để hỗ trợ giá dầu là xuất phát từ lý do gì?

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, thị trƣờng dầu thô trên thế giới có thể khái quát lại theo một số điểm chính nhƣ sau:

- Các thị trƣờng dầu lớn nhất ở phƣơng Tây, đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh tế thƣơng mại.

- Các nƣớc Trung Đông có tỷ trọng sản xuất lớn nhất thế giới nhƣng đồng thời là khu vực có tính bất ổn cao nhất, và cũng là nơi đƣợc nhiều quốc gia để ý tới đặc biệt là các nƣớc lớn.

- Các khu vực khai thác và các trung tâm tiêu thụ phần lớn cách xa nhau và thuộc quyền sở hữu của các quốc gia khác nhau nên sẽ tạo ra các đặc tính “hay thay đổi” của khu vực sản xuất, có thể gây ra biến động lớn về cung cũng nhƣ giá cả. Điều này thúc đẩy sự can thiệp của các chính phủ vào thị trƣờng dầu thô.

- Sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia, tổ chức trở thành xu thế tất yếu. Các công ty cũng nhƣ các quốc gia không chỉ hợp tác trong khai thác, kinh doanh dầu thô mà còn nhằm đi đến một thỏa thuận để ổn định thị trƣờng dầu thô hay tạo ra một sự biến đổi thị trƣờng theo hƣớng có lợi nhất cho mình.

- Việc đầu cơ tích trữ trên thị trƣờng dầu mỏ gây ra những hệ lụy không chỉ về giá cả mà còn làm thị trƣờng biến động theo hƣớng có lợi cho các nhà đầu cơ này.

Tác động của các yếu tố chính trị khu vực và thế giới

Chính sách của một số quốc gia sản xuất hoặc tiêu thụ một sản lƣợng lớn dầu thô có thể làm ảnh hƣởng tới giá dầu thô trên thị trƣờng thế giới. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của loại năng lƣợng này, ngƣời ta sử dụng nó nhƣ một công cụ phục vụ cho mục tiêu chính trị. Các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc lớn, luôn đề ra các chính sách nhằm phục vụ cho lợi ích của chính họ. Động thái của các nƣớc này nhƣ: thay đổi dự trữ dầu quốc gia,

thái độ chính trị đối với nƣớc cung cấp một lƣợng dầu thô lớn cho thế giới,… có thể làm thay đổi giá dầu thô. Vì vậy, giá dầu thô luôn không ổn định, có nhiều biến động thất thƣờng. Điều này càng làm cho các nhà kinh tế rất khó dự đoán vì nó không chỉ đơn thuần mang tính kỹ thuật mà đã mang ý định chủ quan của quốc gia, tổ chức hay một nhóm ngƣời. Ngoài ta, giá dầu còn chịu tác động của thiên tai (bão, khí hậu nóng lạnh), sự cố của cơ sở hạ tầng,…

Không nằm ngoài xu thế của thế giới, Việt Nam chịu tác động về chính trị và khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Do vậy, ngành dầu khí cần có quy hoạch phát triển hợp lý nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới.

Chính sách năng lượng của các nước trong khu vực và trên thế giới

Trong vài năm trở lại đây, thị trƣờng dầu mỏ đã trải qua nhiều biến động. Nhu cầu dầu tăng cao ở các nƣớc châu Á và châu Mỹ. Cùng với đó là hàng loạt những căng thẳng địa chính trị nhƣ cuộc chiến tranh chống I – rắc của Mỹ, khủng hoảng hạt nhân ở I – ran, cuộc đình công ở Venezuela, các cơn bão lớn, tình trạng đầu cơ tích trữ trên thị trƣờng giao sau,… Tất cả các yếu tố trên kết hợp lại khiến giá dầu liên tục tăng cao, đe dọa tới sự phát triển chung của kinh tế thế giới. Trƣớc tình hình đó, tất cả các quốc gia và tổ chức dầu mỏ buộc phải có chính sách phù hợp nhằm đảm bảo an ninh năng lƣợng cho phát triển. Trong đó OPEC luôn giữ vai trò tiên phong trong các chƣơng trình hành động nhằm bình ổn thị trƣờng dầu mỏ

Chính sách năng lượng của các nước trong khối OPEC

Từ thời điểm thành lập cho tới nay, tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Mục tiêu OPEC đề ra là hợp tác và thống nhất chính sách dầu mỏ của 13 nƣớc thành viên nhằm đảm bảo cho mức giá hợp lý và ổn định cho các nƣớc. Chính sách bình ổn thị trƣờng dầu mỏ của OPEC đƣợc xây dựng dựa trên nhận thức rằng giá dầu quá cao hoặc quá thấp sẽ hủy hoại cả các nƣớc khai thác dầu và các nƣớc tiêu thụ dầu.

Chỉ bằng cách hợp tác với nhau mới có thể đảm bảo thị trƣờng dầu toàn cầu ổn

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dầu thô của việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)