Phân tích chi phí theo giai đoạn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh lương thực, thủy sản xuất nhập khẩu tấn vương (Trang 50 - 53)

Phân tích chi phí nhằm đánh giá đúng hiện trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời xem xét sự gia tăng về giá trị cũng nhƣ tỉ trọng các khoản chi phí để có thể nắm bắt và đề xuất các giải pháp hữu hiệu để giảm chi, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Để thuận tiện cho việc phân tích cũng nhƣ theo dõi số liệu, sau đây là bảng thống kê tình hình tổng chi phí trong giai đoạn 2011-2013, tổng chi phí của công ty bao gồm chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lí, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.

39

Bảng 4.3 Các thành phần chi phí của công ty (2011-2013)

Chỉ tiêu Chi phí (Trđ)

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ST(Trđ) Tỉ lệ(%) ST(Trđ) Tỉ lệ(%)

Giá vốn hàng bán 108.631,40 160.341,80 295.204,52 51.710,40 47,60 134.862,72 84,11 Chi phí bán hàng 1.808,27 5.340,04 10.169,93 3.531,77 195,31 4.829,89 90,45 Chi phí quản lí 2.333,07 3.095,97 4.419,67 762,90 32,70 1.323.70 42,76 Chi phí hoạt động tài chính 8.519,11 12.618,22 11.416,33 4.099,11 48,17 (1.201,89) (9,53) Chi phí khác - 1.407,02 0,05 - - (1.406.97) 99.99 Tổng 121.291,85 182.803,05 321.210,5 61.511,2 50,71 138.407,45 75,71

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH Lương Thực- Thủy Sản Xuất Nhập Khẩu Tấn Vương,2011,2012,2013.

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, tình hình tổng chi phí của công ty qua 3 năm 2011 - 2013 liên tục tăng. Cụ thể tổng chi phí năm 2012 là 182.803,05 triệu đồng tăng 50,71% so với năm 2011, tƣơng ứng với số tiền tăng là 61.511,2 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013, chi phí tăng đáng kể 75,71% so với năm 2012, tƣơng ứng với số tiền tăng lên là 138.407,45 triệu đồng so với năm 2012. Việc chi phí không ngừng tăng lên qua số liệu phân tích đã cho ta thấy phần nào mức độ quan trọng của nó nơi ảnh hƣởng rất nhiều đến lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để hiểu rỏ hơn về sự gia tăng này cũng nhƣ mức độ tác động của tổng chi phí ta cần phân tích kỹ các khoản mục chi phí cụ thể nhƣ chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.

Chi phí giá vốn hàng bán

Nhìn chung tình hình giá vốn hàng bán của công ty liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 giá vốn hàng bán là 108.631,40 triệu đồng sang năm 2012 thì giá vốn hàng bán 160.341,80 triệu đồng, tăng 51.710,40 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 47,60%. Sang năm 2013, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng mạnh lên 134.862,72 triệu đồng so với 2012 ở mức 295.204,52 triệu đồng, tƣơng ứng tỷ lệ 84,11%. Nguyên nhân chi phí giá vốn hàng bán tăng mạnh là do giá gạo nguyên liệu phục vục xuất khẩu liên tục tăng qua các năm. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà công ty khó có

40

thể chủ động, vì nhiều lý do mà chủ yếu là do tình hình liên tục biến động thị trƣờng, dự báo sai về nhu cầu xuất nhập khẩu, dẫn tới việc mua giá gạo đầu vào không đúng thời điểm làm chi phí giá vốn tăng cao. Do đó, công ty cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lƣợng đặt hàng, chi phí vận chuyển nhƣ thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty. Mặc khác, từ tình hình tăng mạnh của giá vốn hàng bán cũng cho thấy khó khăn mà công ty gặp phải trong vấn đề kinh doanh. Vì khi giá vốn hàng bán của công ty tăng thì cũng đồng nghĩa là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm đầu ra.

Chi phí hoạt động tàichính

Chủ yếu là chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng, ngoài ra chi phí trả lãi tiền vay còn phụ thuộc vào công tác thu hồi công nợ của công ty, nếu việc thu hồi công nợ chậm thì công ty phải chịu khoản lãi tiền vay kéo dài làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty. Năm 2011 công ty chịu khoản chi phí hoạt động tài chính 8.519,11 triệu đồng thì đến năm 2012 con số này đã tăng lên 4.099,11 triệu đồng tƣơng ứng tăng lên gần 50% so với năm 2011 ở mức 12.618,22 triệu đồng. Sang năm 2013 chi phí này mặc dù đã có khuynh hƣớng giảm xuống 1.201,89 triệu đồng, tức giảm gần 10% so với năm 2012 nhƣng xem ra con số này vẫn chƣa đáng kể gì so với số tiền mà công ty đã vay trong năm qua. Nguyên nhân của việc chi phí hoạt động tài chính đột ngột tăng cao trong năm 2012 và 2013 là do công ty cần vốn để đầu tƣ mở rộng nhà máy xay xát và kho bãi đãm bảo điều kiện phục vụ xuất khẩu (theo nghị định 109 của chính phủ về xuất- nhập khẩu lúa gạo). Do đó, ngoài việc rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng ra thì công ty còn phải đi vay thêm từ các ngân hàng hay tổ chức tài chính khác để mở rộng hoạt động kinh doanh, kéo theo chi phí trả lãi vay cũng tăng. Mặt khác, các khoản nợ phải thu cũng tăng nhanh qua các năm cũng làm cho công ty thiếu vốn sản xuất. Từ điều này chứng tỏ công tác thu hồi công nợ của công ty qua các năm đƣợc tiến hành khá chậm chạp cần phải có các biện pháp đẩy mạnh việc thu hồi công nợ trong giai đoạn sắp tới.

Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp

Chi phí bán hàng và chi phí quản lí là hai khoản chi phí tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi phí, đứng thứ ba và thứ tƣ sau giá vốn nhƣng lại là hai khoản chi phí quan trọng của doanh nghiệp, chúng phản ánh tình hình hoạt động của hai bộ phận này có hiệu quả hay không. Trong nhóm chi phí thời kì của công ty, chi phí bán hàng luôn cao hơn chi phí quản lí (ngoại trừ năm 2011).

41

Nhìn chung, hai khoản chi phí này có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, tốc dộ tăng của chi phí bán hàng nhanh hơn chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2012/2011 chi phí bán hàng tăng mạnh 3.531,77 triệu đồng tƣơng ứng 195,31%, chi phí quản lí cũng tăng nhƣng mức độ thấp hơn so với chi phí bán hàng 762,90 triệu đồng tƣơng ứng 32,70%, năm 2013/2012, chi phí bán hàng vẫn tiếp tục tăng mạnh 4.829,89 triệu tƣơng ứng 90,45%, trong khi chi phí quản lí vẫn duy trì mức độ tăng nhẹ qua các năm 1.323,70 triệu đồng tƣơng ứng gần 43%. Để hiểu rỏ hơn, chúng ta cần xem xét sự biến đổi của các khoản mục nằm trong hai loại chi phí này để biết sự giảm sút của chúng có phù hợp với mức độ kinh doanh của công ty hay không. Nội dung này sẽ đƣợc phân tích kĩ hơn ở phần 4.2.3.

Chi phí khác

Đây là khoản chi phí bất thƣờng của công ty nên có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm, nhƣ năm 2011 khoản chi phí này không phát sinh, năm 2012 tăng cao (1.407,02 triệu) do công ty tiến hành thanh lý tài sản (tài sản này do hoạt động nuôi và mua bán cá tra trong những năm trƣớc để lại do kinh doanh không hiệu quả nên đã ngƣng sản xuất từ năm 2011 nay những tài sản đã đến hạn thanh lý), năm 2013 giảm xuống còn 0,05 triệu đồng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh lương thực, thủy sản xuất nhập khẩu tấn vương (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)